Nhiều thí sinh chắc suất vào đại học dù chưa thi tốt nghiệp THPT

Dù 3 tháng nữa mới diễn ra thi tốt nghiệp THPT, nhưng nhiều em đã chắc suất vào đại học nhờ xét tuyển sớm bằng học bạ, chứng chỉ quốc tế, điểm thi đánh giá năng lực.

Chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, Nguyễn Phương Linh, lớp 12, trường THPT Kim Liên (Hà Nội) cảm nhận không quá áp lực như một số bạn đồng trang lứa, vì đã sở hữu chứng chỉ IELTS 7.0. Phương Linh sử dụng chứng chỉ này để xét tuyển sớm vào đại học.

"Em nộp hồ sơ vào trường Đại học Ngoại thương theo phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập 3 năm bậc THPT. Ngoài ra, em cũng sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội để nộp vào một số trường đại học khác", Phương Linh cho biết.

Nhiều thí sinh chắc suất vào đại học dù chưa thi tốt nghiệp THPT-1

Nhiều thí sinh lựa chọn các phương thức xét tuyển đại học sớm (Ảnh minh hoạ: HAUI)

Theo Phương Linh, việc sở hữu chứng chỉ IELTS 7.0 là lợi thế lớn so với các bạn khác trong cuộc đua vào đại học. Vậy nên ở giai đoạn nước rút này, nữ sinh không quá căng thẳng nhưng vẫn sẽ cố gắng hết sức ở bài thi tốt nghiệp THPT để nắm chắc cơ hội vào đại học.

Năm nay, em Phạm Đức Huy, lớp 12, trường THPT Nguyễn Trãi (Nam Định) sử dụng phương thức xét học bạ THPT để vào trường Đại học Mỏ - Địa chất (Hà Nội), ngôi trường cậu yêu thích. Nhận thấy mỗi năm số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển lại đông hơn, sức cạnh tranh tăng nên Đức Huy quyết định sử dụng phương thức xét tuyển sớm để tránh trường hợp rủi ro khi điểm chuẩn tăng cao.

Ở phương thức xét tuyển học bạ, trường Đại học Mỏ - Địa chất đưa ra điều kiện thí sinh tốt nghiệp THPT và có tổng điểm trung bình các môn học khối thi 3 học kỳ (lớp 11, và học kỳ I lớp 12) đạt từ 18 điểm và hạnh kiểm khá trở lên. Với phương thức xét chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, thì sinh cần đảm bảo điều kiện có chứng chỉ từ IELTS 4.5 trở lên. "Cả hai tiêu chí này em đều có thể đáp ứng”, Đức Huy nói.

Bản thân Đức Huy quan sát thấy xu hướng xét học bạ THPT hay xét chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Vì vậy, việc đăng ký xét tuyển sớm giúp nam sinh cảm thấy an tâm hơn trên hành trình chinh phục cánh cổng đại học.

Không riêng Phương Linh, Đức Huy, nhiều thí sinh và bậc phụ huynh khác cũng lựa chọn các phương thức xét tuyển sớm để chắc suất vào đại học năm nay.

Đồng hành cùng con từ những năm đầu phổ thông, anh Bùi Thế Anh (quận Thanh Xuân) có con là học sinh lớp 12 tại Hà Nội cho rằng, nếu chỉ trông chờ vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, học sinh sẽ phải chịu áp lực rất lớn khi điểm chuẩn những năm gần đây có nhiều biến động.

“Từ đầu năm, gia đình quyết định tìm hiểu các phương thức xét tuyển đại học sớm để giảm áp lực cho con. Chỉ mong con giữ tinh thần thoải mái nhất trước khi bước vào kỳ thi quan trọng của đời học sinh”, anh Thế Anh tâm sự.

Xét tuyển sớm bao gồm các phương thức tuyển sinh không sử dụng điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT, được các trường đại học thu nhận hồ sơ và công bố kết quả xét tuyển sớm như: Xét học bạ THPT, điểm thi đánh giá năng lực, ưu tiên xét tuyển... Kết quả chỉ được công nhận chính thức sau khi thí sinh đủ điều kiện tốt nghiệp THPT. Hiện nhiều trường đại học dành chỉ tiêu lớn cho các phương thức này.

Chẳng hạn, năm nay Học viện Ngoại giao dành tới 70% chỉ tiêu xét tuyển học bạ và kết hợp chứng chỉ quốc tế, áp dụng với thí sinh đạt giải cấp tỉnh trở lên hoặc học trường chuyên. Đại học Bách khoa Hà Nội dành khoảng 20% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển tài năng, khoảng 30% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển theo điểm thi đánh giá tư duy.

2024 cũng là năm đầu tiên khối trường quân đội dành 10% tuyển sinh bằng học bạ (trừ Học viện Kỹ thuật Quân sự và Học viện Quân Y), 20% từ điểm thi đánh giá năng lực của hai Đại học quốc gia.

Cô Nguyễn Thị Lĩnh, giáo viên trường THPT chuyên Thái Bình đánh giá, các phương thức xét tuyển sớm có thể mang tới cho thí sinh thêm cơ hội trúng tuyển đại học.

“Nếu kết quả học bạ 3 năm THPT của các em tốt, các em nên coi đó là lợi thế và không nên bỏ qua phương thức xét tuyển này. Khi đủ điều kiện trúng tuyển về điểm học tập THPT, chỉ cần vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT là được công nhận trúng tuyển chính thức", cô Lĩnh nói và cho rằng việc đăng ký xét tuyển sớm có thể giúp giảm áp lực đáng kể trong chặng đua vào đại học.

Nữ giáo viên cũng khuyên thí sinh, dù trúng tuyển sớm, nhưng cũng không được lơ là kỳ thi tốt nghiệp THPT và cần nắm vững quy trình tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, tránh bị trượt oan.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2023 số cơ sở đào tạo xét tuyển sớm là 214/322 trường. Số thí sinh trúng tuyển xét tuyển sớm là hơn 375.500. Số nguyện vọng trúng tuyển sớm là 1,2 triệu. Số thí sinh trúng tuyển sớm sau lọc ảo là hơn 301.800. Số thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 (trúng tuyển sau lọc ảo) là trên 147.300 em.

Theo VTC

 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtcnews.vn/nhieu-thi-sinh-chac-suat-vao-dai-hoc-du-chua-thi-tot-nghiep-thpt-ar861084.html

đại học

thi tốt nghiệp THPT


  • Loạt trải nghiệm hấp dẫn ở Trung tâm Nhật ngữ Yuki dịp 20/11
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
  • Hiệu trưởng 'ghế nhựa' và ngôi trường 100 tỷ ở vùng biên giới
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Từng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
  • Những 'cú sốc' du học
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Chuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
  • 'Lương thấp dễ khiến giáo viên giảm động lực với nghề'
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.
  • Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Cư dân mạng đua nhau chia sẻ những clip quà độc đáo dịp 20/11 khiến họ vừa bật cười vừa xúc động, như củ gừng, vài chú cua đựng trong chai nhựa, chai nước mắm...
Hà Nội: Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhồi máu cơ tim vì lý do bất ngờ
Các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.