- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ông bố chấp nhận làm “bao cát” để con trai từng bị bại não tập quyền anh, bị đấm đến hỏng mắt nhưng cái kết khiến ai cũng ấm lòng
Bằng nghị lực và hiểu biết của mình, ông Vương Bảo Trụ đã nuôi dạy cậu con trai thành một nhà vô địch quyền anh. Câu chuyện của 2 bố con ông truyền cảm hứng cho nhiều gia đình.
- Mẹ Đà Nẵng mách "chiến lược" đưa con trai vào bếp, mới tí tuổi nhưng 2 bé đã biết làm loạt món ăn cầu kì, nhìn mà mê
- Bé gái 7 tuổi nói thành thạo 8 ngoại ngữ, tất cả nhờ cách dạy con tuyệt vời của người mẹ
- Nữ Công tước Kate Middleton thừa nhận có lỗi với con, nhưng cách dạy con của cô khiến nhiều người tâm phục khẩu phục
Vương Cường sinh năm 1985 ở Thiên Tân, Trung Quốc. Năm 3 tuổi, Vương xuất hiện các triệu chứng xuất huyết não, vàng da, viêm não và bại não. Cậu không thể nói chuyện, đi lại và trí não kém phát triển hơn bạn bè cùng trang lứa. Ông Vương Bảo Trụ, bố của Vương Cường kể lại, năm đó vợ chồng ông đã mang con chạy chữa khắp nơi nhưng đều vô vọng. Tuy nhiên, ông Vương quyết không đầu hàng trước số phận.
Hành trình điều trị bệnh bại não cho con của người bố vĩ đại
Năm con trai 6 tuổi, ông Vương quyết định bỏ công việc ở nhà máy, bỏ ý định sinh con thứ hai để toàn lực nuôi dạy con trai bệnh tật.
Mỗi lần đưa con đến viện, ông Vương đều chăm chú quan sát, học hỏi cách điều trị từ bác sĩ. Ông còn mua rất nhiều sách y học về thần kinh con người, các huyệt đạo để nghiên cứu. Ngoài ra, ông đăng ký tham gia khóa huấn luyện massage tại Bệnh viện Đại học Thiên Tân rồi tự thực hành các bài tập trên cơ thể mình và vợ.
Vương Cường hiện tại và bố mẹ.
Dần dần, ông tự xây dựng một liệu pháp điều trị kết hợp thuốc cổ truyền Trung Quốc và thuốc Tây. Mỗi ngày, bố Vương dành khoảng 3 tiếng để massage đầu, chân tay và lưng cho con trai. Ông giúp con tập vật lý trị liệu và luyện nói.
Bên cạnh đó, ông lên thực đơn ăn uống riêng phù hợp với thể trạng của con trai, đa số đều là các món có lợi cho não bộ.
Sau 3 năm kiên trì, cuối cùng con trai ông Vương cũng có tiến triển. Các ngón tay của Vương Cường có thể duỗi thẳng và cậu bắt đầu tập đi, tập nói, phản ứng dần linh hoạt hơn, tay chân bắt đầu phối hợp với nhau. Không chỉ vậy, cậu còn cộng trừ được đến 100.
Vương Cường tập luyện quyền anh.
Năm 9 tuổi, Vương Cường được bố mẹ cho theo học tại một trường tiểu học ở địa phương. Tuy tiếp thu còn chậm nhưng kết quả vẫn khá tốt. Song song với việc học, Cường được bố mẹ dạy chơi cờ tướng để luyện tập trí não. Cậu thậm chí giành giải nhất trong một giải đấu cấp địa phương.
Thế nhưng trong mắt bạn bè, Cương vẫn chỉ là đứa trẻ ngốc và thường xuyên bị trêu chọc, bắt nạt, đánh đập. Ông Vương khi ấy động viên con: "Nếu không muốn bị bắt nạt, hãy trở nên thật mạnh mẽ!". Sau đó ông quyết định dạy con tập quyền anh.
Tự làm "bao cát" để dạy con thành tài
Vương Cường bắt đầu học quyền anh từ năm 13 tuổi. Đây là môn thể thao đòi hỏi sự phối hợp thể chất nên là thách thức khá lớn với cậu bé từng mắc chứng bại não. Để giúp con, ông Vương bắt đầu dạy cậu bé các bài tập nhảy dây trước để nâng cao thể chất. Dù là bài tập đơn giản nhưng Vương phải mất nửa năm mới luyện tập được.
Để tăng khả năng chiến đấu của con, Vương Bảo Trụ tự hy sinh thân mình làm “bao cát” để con tập quyền. Trên người ông lúc đó đầy những vết thâm tín. “Lần nghiêm trọng nhất tôi bị đấm tổn thương thủy tinh thể, bị ngất phải cấp cứu”, ông bố vĩ đại kể lại.
Kể từ đó mắt phải của ông Vương về cơ bản không nhìn thấy gì.
Sau một thời gian dài luyện tập, dần dần Vương Cường đã đạt được một số thành tích nhỏ. Song vì không phải là võ sĩ chuyên nghiệp nên cậu chỉ có thể xin tham gia một số giải nghiệp dư. Khi ban tổ chức biết Vương Cường là bệnh nhân bại não, họ thậm chí từ chối cho cậu tham gia giải đấu. Một số đơn vị vẫn chấp nhận nhưng nhiều đối thủ tỏ ra khó chịu khi phải đấu với Vương Cường.
Vương Cường giành huy chương vàng trong một giải đấu quyền anh.
Năm 2012, Vương Bảo Trụ đưa con đến Thượng Hải, tham gia một khóa đào tạo huấn luyện viên quyền anh. Cường sau đó trở thành bệnh nhân bại não đầu tiên trên thế giới có chứng chỉ huấn luyện viên quyền anh, từ đó mở đường đến với quyền anh chuyên nghiệp.
Cuối năm 2014, Vương Cường giành giải vô địch đấm bốc quốc gia tại tỉnh Hà Bắc. Năm 24 tuổi, chàng trai bại não năm xưa thành lập một câu lạc bộ đấm bốc. Giống như bố, Vương Cường tự biến mình thành “bao cát” để dạy học trò.
Chia sẻ trước truyền thông, Vương Cường bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với công ơn dưỡng dục của bố mẹ và mong muốn đền đáp hai người thật xứng đáng. Cường khi vọng câu chuyện của bố con anh sẽ truyền cảm hứng cho các gia đình có con em mắc bệnh khác.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Giáo dục8 giờ trướcVới chiến thắng thuyết phục ở cuộc thi Quý 4, Nguyên Phú giành tấm vé cuối cùng vào vòng chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24.
-
Giáo dục10 giờ trướcCông an thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông H.V.L.-người đã xông vào lớp đánh học sinh lớp 8, trường THCS Nguyễn Du.
-
Giáo dục15 giờ trướcChỉ trong một tháng đầu năm học, hàng loạt vụ lạm thu xảy ra, từ việc cô giáo xin tiền mua laptop tới trường vận động góp tiền bảo trì tivi, di chuyển điều hòa... Phải chăng lạm thu vẫn là vấn đề nhức nhối nhưng chưa có "thuốc chữa"?
-
Giáo dục17 giờ trướcSự chia sẻ của phụ huynh với ngành giáo dục là cần thiết, tuy nhiên, nếu làm không đúng rất dễ gây ra phản cảm, không hiệu quả.
-
Giáo dục22 giờ trướcTừng là sinh viên ngành Công nghệ thông tin của ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng vì mải mê chơi điện tử, nợ tới gần 40 tín chỉ không thể trả được, chán nản, Vũ quyết định bỏ học về quê làm công nhân.
-
Giáo dục1 ngày trướcBài thơ "Tiếng hạt nảy mầm" của tác giả Tô Hà được in trong sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 5 nhận nhiều ý kiến trái chiều về cách dùng từ.
-
Giáo dục1 ngày trướcCả phụ huynh và giáo viên đều cho rằng công bố môn thi lớp 10 nên tiến hành sớm hơn để học sinh có thêm thời gian chủ động ôn tập.
-
Giáo dục1 ngày trướcThầy Khang nuôi 22 trẻ Làng Nủ: 'Kể cả khi tôi 'đi xa', các con vẫn ấm no, học hành tử tế'
-
Giáo dục1 ngày trướcCó ban đại diện cha mẹ học sinh, thầy cô sẽ yên tâm tập trung cho giáo dục, không tham gia vào việc thu chi tiền bạc nên giữ được uy tín và dễ thành công trong giảng dạy.
-
Giáo dục2 ngày trước"Các con học thay con của chú" - lời nhắn nhủ của anh Hoàng Văn Thới với học sinh khiến nhiều giáo viên nghẹn ngào vì thương hoàn cảnh người cha mất 3 con nhỏ.
-
Giáo dục2 ngày trướcSáng nay, HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí với các cơ sở giáo dục công lập tự chủ và chất lượng cao trên địa bàn năm học 2024-2025.
-
Giáo dục2 ngày trướcUBND TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vừa giao thanh tra làm rõ việc một phụ huynh của Trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi đưa con đến bệnh viện khám, phát hiện bảo hiểm y tế (BHYT) đã hết hạn 7 tháng dù có đóng tiền cho nhà trường.
-
Giáo dục2 ngày trướcLãnh đạo Trường THPT số 3 Phù Cát (Bình Định) khẳng định do Ban đại diện cha mẹ học sinh thấy trường khác có tivi phục vụ giảng dạy nên tự vận động mua tivi cho nhà trường.
-
Giáo dục2 ngày trướcBộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) lấy ý kiến các địa phương, trường học về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT trong đó có việc góp ý cho phương án thi tuyển lớp 10 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018.