- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phải học bài dù đang được nghỉ ở nhà, cậu bé gật gà gật gù nhưng biểu cảm khiến ai nấy không nhịn được cười
Biểu cảm gắng gượng vượt qua cơn buồn ngủ để tiếp tục học của cậu bé khiến ai nấy đều không nhịn được cười.
Để phòng chống dịch Covid-19, cả 63/63 tỉnh, thành phố đã cho học sinh các cấp nghỉ học tới hết tháng 2. Đương nhiên, nhà trường và gia đình đã có nhiều biện pháp giúp các em ôn luyện kiến thức như học trực tuyến, tăng cường bài tập về nhà...
Tuy nhiên, vì được nghỉ đã lâu, khi phải quay trở lại guồng quay học hành, không ít trẻ nhỏ cảm thấy thật... khốn khổ. Mới đây, một đoạn clip hài hước được đăng tải trên facebook ghi lại cảnh cậu bé tiểu học gật gà gật gù đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
Cậu bé ngủ gà ngủ gật khi học khiến ai nấy phì cười.
Mặc dù bài vở vẫn còn ngổn ngang trước mặt nhưng cậu bé không tài nào mở nổi mắt. Cậu bé cứ ngồi gật gù, cố gắng chống chọi cơn buồn ngủ đang ập xuống. Đặc biệt, biểu cảm gương mặt như thể đau khổ, bất lực lắm lại càng gây cười.
Nhiều dân mạng "thấy cũng tội mà thôi cũng kệ", vẫn cứ phải bật cười cái đã. "Nhìn em tội quá kìa, nhưng chị không nhịn được cười", "Cái mặt nhìn rõ đau khổ", "Cười ngất, yêu dã man", "Nhìn cái mặt này mẹ nỡ lòng nào mà không cho em đi ngủ chứ?", "Đến đi ngủ cũng nhăn nhó, đau khổ, chắc em cảm thấy khổ sở lắm khi không thể hoàn thành bài tập đây hả?"...
Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh cũng khẳng định thấy hình ảnh của con mình đâu đó trong cậu bé này: "Nhìn y như Sóc nhà mình", "Có lẽ tình trạng chung của lũ nhóc khi phải ngồi vào bàn học", "Con nhà mình cũng thế, cứ chơi không sao hễ làm bài tập thì gà gật", "Khi bạn nghỉ Tết quá dài, việc đi học sẽ trở nên khổ sở thế này"...
Mặc dù không rõ danh tính của cậu bé trên nhưng hiện tại, đoạn clip này vẫn thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người. Đa phần đều vừa thương vừa buồn cười trước nỗ lực chống chọi cơn buồn ngủ của cậu bé.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Giáo dục1 ngày trướcPhụ huynh học sinh có con chuẩn bị vào mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học tới đây có thể đăng ký tuyển sinh trực tuyến từ đầu tháng 7.
-
Giáo dục1 ngày trướcHoàng Minh Hiếu, cựu học sinh khối THCS của Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, vừa trở thành thủ khoa chuyên Toán, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Không những thế, Hiếu còn là kiện tướng cờ vua
-
Giáo dục2 ngày trướcĐến nay, đa số địa phương đã tiếp nhận đề thi gốc và bắt đầu thực hiện công tác in sao đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
-
Giáo dục2 ngày trướcChỉ còn khoảng 1 tuần nữa, các thí sinh lớp 12 sẽ chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Để đảm bảo công tác thi và tuyển sinh đại học được tốt nhất, các thí sinh cần ghi nhớ các mốc thời gian quan trọng.
-
Giáo dục2 ngày trướcLiên quan đến vụ việc nhóm nữ sinh lột đồ, dùng dép đánh vào mặt do mâu thuẫn tại bể bơi xảy ra tại huyện Đô Lương, Nghệ An, đại diện nhà trường xác nhận 2 trong số người xuất hiện trong video clip là học sinh của trường.
-
Giáo dục3 ngày trướcKết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TP.HCM khiến một số học sinh ngỡ ngàng vì điểm thấp mặc dù học lực của các em ở mức khá, thậm chí là giỏi.
-
Giáo dục3 ngày trướcNữ sinh cấp 2 ở Bàu Cạn, Đồng Nai đã van xin nhưng càng van xin càng bị đánh hội đồng.
-
Giáo dục3 ngày trướcNhóm nữ sinh đã đánh đập, lột đồ một nữ sinh khác khiến dư luận vô cùng bức xúc.
-
Giáo dục3 ngày trướcNgay sau khi TPHCM công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2022-2023, trên một số diễn đàn bàn luận xôn xao câu chuyện học sinh khá, giỏi nhưng điểm thi “thấp không thể tin nổi”. Tuy nhiên, theo các giáo viên, số học sinh giỏi bị điểm dưới trung bình chỉ là một vài cá biệt, yếu tố điểm thấp đến từ nhiều nguyên nhân.
-
Giáo dục4 ngày trướcMới đây lãnh đạo Bộ GD&ĐT đề xuất dùng ngân sách nhà nước mua sách giáo khoa đưa vào thư viện trường học, cho học sinh mượn sử dụng nhiều lần. Nhà nghiên cứu, dịch giả Nguyễn Quốc Vương đã đưa ra ý kiến về đề xuất này.