Phân luồng 40% đi học nghề, học sinh chịu áp lực thế nào?

Đại biểu Quốc hội đề xuất giảm tỷ lệ phân luồng học sinh học nghề sau bậc THCS vì điều này gây sức ép rất lớn cho học sinh lớp 9. Các chuyên gia, nhà giáo cho rằng, học sinh không muốn học nghề sẽ có các lựa chọn khác. Điều cần thiết là thành phố lớn xây thêm trường công lập ở bậc THPT để giảm áp lực chi phí học tập của người dân.

Mới đây, đại biểu Quốc hội đề xuất giảm tỷ lệ phân luồng học sinh học nghề sau bậc THCS để các em được quyền bình đẳng về học tập trong nhà trường. Hiện nay các địa phương áp chỉ tiêu 40% học sinh tốt nghiệp THCS, phân luồng học nghề để xây ít trường công lập ở bậc THPT dẫn tới áp lực lớn cho học sinh trong kỳ thi vượt cấp.

Phân luồng 40% đi học nghề, học sinh chịu áp lực thế nào?-1

Học sinh đăng ký học nghề tại một trường Cao đẳng nghề tại Hà Nội.

Hiệu trưởng một trường THCS tại quận Ba Đình (Hà Nội) nói rằng, nhiều năm nay kỳ thi tuyển sinh lớp 10 của Hà Nội gây áp lực lớn cho học sinh và nhà trường bởi lẽ chỉ có khoảng 60% em đỗ vào THPT công lập. 60% là chỉ tiêu của toàn thành phố, thực tế ở các trường nội đô tỉ lệ học sinh đỗ vào lớp 10 công lập ít hơn. Số còn lại, học sinh có nhiều lựa chọn khác như: đi học nghề, học trường tư thục, trung tâm Giáo dục thường xuyên – Giáo dục nghề nghiệp…

“Nhiều năm làm công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh sau THCS có thể thấy, tỷ lệ học sinh đi học nghề có cải thiện nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức 10-17%. Nhiều em khác vẫn tiếp tục học lên THPT”, hiệu trưởng này nói.

Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, thành phố cần xây dựng thêm trường công lập ở bậc THPT nhằm giảm áp lực kinh tế, áp lực thi cử đối với học sinh là cần thiết.

Tư vấn theo hướng áp đặt, khó hiệu quả

Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội cho rằng, theo Nghị quyết 06 của Chính phủ, phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%.

Giáo dục nghề nghiệp cho người học cũng là một nội dung rất quan trọng tuy nhiên nói hiệu quả chưa thì câu trả lời là chưa vì lâu nay, cách triển khai định hướng, phân luồng trong trường học mang tính chất áp đặt, khô cứng theo hướng những em không học tốt mới đi học nghề.

Hằng năm, vẫn có những trường hợp giáo viên chủ nhiệm, nhà trường ở bậc THCS tư vấn kiểu “cấm” thi vào lớp 10 vì năng lực học sinh yếu kém. Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội và một số thành phố lớn rất khó khăn, gây áp lực cho học sinh, phụ huynh. Thậm chí, cuộc thi này còn được ví là khó hơn thi vào ĐH.

“Đẩy học sinh đi học nghề như là con đường cuối cùng, khi không thể thi vào THPT là cách làm chưa khoa học. Việc tư vấn chọn ngành nghề để học cũng không vì năng lực, sở thích của học sinh nên công tác hướng nghiệp chưa hiệu quả”, theo ông Ngọc.

Cũng theo Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội, việc điều chỉnh tỷ lệ học sinh vào trường nghề không quan trọng bằng việc tuyên truyền cho học sinh, phụ huynh hiểu và lựa chọn hướng đi nào đúng đắn, phù hợp với năng lực, hoàn cảnh thực tế. Bởi nếu học sinh không thích học nghề sau THCS, các em vẫn có thể lựa chọn học trường tư, hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên… thay vì chọn nghề.

“Công tác truyền thông làm sao để thay đổi nhận thức, tránh tình trạng bằng mọi giá lên THPT và vào ĐH xong vẫn thất nghiệp trong khi nhiều em học nghề tốt nghiệp có việc làm với thu nhập khá tốt”, ông Ngọc nói.

Cần phải nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, làm tốt đầu ra để phụ huynh hiểu, học sinh vào trường nghề có thể vừa học nghề vừa học văn hóa cũng là một con đường tốt chứ không phải yếu kém, không biết học gì mới đi học nghề.

Một số trường nghề khác chỉ tuyển học sinh tốt nghiệp THPT vì các em đủ 18 tuổi, có nhận thức để lựa chọn ngành nghề học phù hợp, thuận lợi cho thực hành, thực tập ở các doanh nghiệp.

Liên quan vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chỉ tiêu phân luồng học sinh sau THCS đã được các địa phương làm cơ sở để xây dựng hệ thống trường công lập.

Tuy nhiên, thực tế qua các năm cho thấy, nhu cầu học THPT của học sinh cao hơn so với khả năng đáp ứng của hệ thống trường, lớp hiện tại, gây ra nhiều căng thẳng trong quá trình lựa chọn. Một số nơi, học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi tuyển vào lớp 10. Do vậy, cần phải đánh giá một cách đầy đủ về mức độ phù hợp trong việc phân luồng, hướng nghiệp.

Theo Tiền Phong

Xem link gốc Ẩn link gốc https://tienphong.vn/phan-luong-40-di-hoc-nghe-hoc-sinh-chiu-ap-luc-the-nao-post1688687.tpo

học sinh


  • Loạt trải nghiệm hấp dẫn ở Trung tâm Nhật ngữ Yuki dịp 20/11
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
  • Hiệu trưởng 'ghế nhựa' và ngôi trường 100 tỷ ở vùng biên giới
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Từng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
  • Những 'cú sốc' du học
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Chuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
  • 'Lương thấp dễ khiến giáo viên giảm động lực với nghề'
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.
  • Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Cư dân mạng đua nhau chia sẻ những clip quà độc đáo dịp 20/11 khiến họ vừa bật cười vừa xúc động, như củ gừng, vài chú cua đựng trong chai nhựa, chai nước mắm...
Hà Nội: Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhồi máu cơ tim vì lý do bất ngờ
Các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.