- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phẫn nộ cảnh học sinh biến lớp học trên truyền hình thành nơi kiếm người yêu, bình luận phản cảm trêu chọc giáo viên
Trong một tiết giảng truyền hình môn Văn lớp 9, nhiều học sinh đã liên tục bình luận tục tĩu, phản cảm với mục đích phá lớp online đang dạy.
- Dòng tin nhắn của GVCN khiến dân tình cười ngất: "Khi con học online, các bố không được mặc quần đùi, cởi trần đi đi lại lại phía sau..."
- Quá stress vì kèm con học online, Hằng Túi đau đầu nghĩ đến giải pháp xấu nhất nhưng ai nấy nghe xong đều phì cười
- Không chịu nổi khi học online ở nhà với mẹ, cậu bé 10 tuổi đã làm điều không ai ngờ tới
Thời gian vừa qua, Bộ GD-ĐT đã thực hiện phương án học qua truyền hình đối với học sinh vẫn chưa đi học. Nhiều tỉnh thành đã xếp lịch học xen kẽ đối với các khối học sinh lớp 9 và 12 với các môn học chính như Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ... Bên cạnh việc học online, học qua truyền hình được coi là giải pháp dạy học tối ưu mùa dịch.
Những buổi dạy học này đã thu hút đông đảo lượt qua tâm của học sinh thủ đô và những địa phương khác. Tuy nhiên, ngoài những học sinh có ý thức cố gắng trau dồi kiến thức thì một số học trò liên tục bình luận vô cùng phản cảm, tục tĩu dưới bài giảng truyền hình của giáo viên.
Mới đây, trong tiết dạy Văn lớp 9 đã xuất hiện rất nhiều bình luận trêu chọc thầy cô từ các bạn học sinh. Thay vì bình luận liên quan đến bài giảng, nhiều người liên tục sử dụng từ ngữ gây khó chịu người xem, biến những bài giảng online không khác gì nơi để tìm người yêu hay tụ tập rủ nhau chơi game. Nhiều học trò cũng chế giễu cách cách dạy của giáo viên như ru ngủ, không ai hứng thú học.
Nhiều bình luân tục tĩu trêu chọc giáo viên ngay trên sóng truyền hình trực tiếp.
Thực tế bình luận trên mỗi bài giảng online thường rất lớn, kết hợp một số tài khoản sử dụng những từ ngữ né tránh nên bộ lọc đã bỏ sót, từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng đường truyền cũng như nội dung kiến thức, văn hóa và thuần phong mỹ tục. Rất nhiều dân mạng đã lên tiếng chỉ trích hành động vô ý thức này.
"Đến lúc thi không vào được trường tốt thì lại đổ tại nghỉ nhiều nên không vào được. Lớn mà không có khôn thì đi ra chỗ khác chơi cho người ta học", bạn T.V bình luận.
"Hồi đó mình thi cấp 3 tự cày ngày cày đêm, tới giờ mấy đứa nhỏ thi than không hiểu mà vô học online thì lại thế này, thương giùm thầy cô giáo đang giảng bài quá", bạn B.A bình luận.
"Cấp 2 đang tuổi dậy thì nên muốn chứng minh sự trẩu của mình đấy mà. Lên cấp 3 chín chắn hơn sẽ không có nhiều bình luận phản cảm thế này đâu. Đến chán với mấy bình luận vô văn hóa này quá", bạn T.N chia sẻ.
Hành động vô văn hóa này khiến việc học của nhiều người bị gián đoạn, gây khó chịu cho người xem.
Các bài giảng được phát sóng trên đài truyền hình hướng đến đối tượng là các bạn học sinh và giáo viên khắp cả nước. Việc bình luận thiếu văn hóa không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh học sinh mà còn khiến việc học của nhiều người bị gián đoạn, gây khó chịu cho người xem.
Trước đó, một bộ phận học trò cũng dùng những ngôn từ phản cảm trong các video được đăng tải trên Youtube của đài Truyền hình. Ban lãnh đạo Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội cho biết sẽ phối hợp với lực lượng công an thành phố để xác minh các trường hợp trên đồng thời đưa ra biện pháp kỷ luật thích đáng.
Trước đó, Ban lãnh đạo Đài truyền hình cho biết sẽ mời công an xác minh và xử lý những bình luận phản cảm, trêu giáo viên.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Giáo dục16 phút trướcPhan Nhân Đức (SN 2004, quê xã Xuân Giang, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) học sinh lớp 12A1 – Trường THPT Chuyên Đại học Vinh vừa xuất sắc trúng tuyển với các gói hỗ trợ tài chính từ 4 trường đại học Mỹ.
-
Giáo dục14 giờ trướcTại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, khi năm học mới sắp cận kề, việc giải bài toán đáp ứng chỗ học cho con em trên địa bàn lại càng cấp tập và thúc bách hơn.
-
Giáo dục17 giờ trướcNgày 8/8 UBND tỉnh Khánh Hòa và Tập đoàn Vingroup ký thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình “Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh”. Chương trình được triển khai trong 5 năm nhằm thúc đẩy tỉnh Khánh Hòa phát triển bền vững.
-
Giáo dục18 giờ trướcMôn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông bậc THPT cuối cùng trở thành môn bắt buộc, kéo theo nhiều sự thay đổi khác. Dù không để học sinh tự do lựa chọn các môn học, nhiều trường THPT vẫn phải xây dựng tổ hợp vì không thể đáp ứng hết yêu cầu của các em.
-
Giáo dục19 giờ trướcDù lộ trình tăng học phí đã được báo trước từ năm 2020 nhưng sau hai năm bị ảnh hưởng dịch COVID-19, học phí được các trường áp dụng từ năm nay vẫn là một gánh nặng rất lớn đối với sinh viên, nhất là đối với các trường được tự chủ tài chính.
-
Giáo dục1 ngày trướcCác công việc mang tính chất lặp đi lặp lại, có thể thay thế bằng tự động hóa, bằng trí thông minh nhân tạo có thể bị mất đi.
-
Giáo dục1 ngày trướcSau khi Bộ GD&ĐT công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề, các trường, khoa đào tạo nhóm ngành này đã công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển năm nay.
-
Giáo dục2 ngày trướcTân khoa Trần Lê Khả Ái bị câm điếc từ mới 22 tháng tuổi, đã vượt ra rất nhiều gian khó để đến hôm nay nhận được tấm bằng đại học của Trường Đại học Hoa Sen.
-
Giáo dục2 ngày trướcCác phụ huynh đứng trước cổng Trường mẫu giáo Duy Hải chờ mở cửa, chạy vào bên trong đăng ký cho con đi học.
-
Giáo dục2 ngày trướcThời gian thí sinh đăng ký nguyện vọng lên hệ thống đã hết một nửa thời gian. Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, có gần 40% số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học (ĐH) và đã nhập nguyện vọng lên hệ thống.
-
Giáo dục3 ngày trướcĐừng chỉ trách giám thị, vụ thí sinh bị điểm 0 vì ngủ quên trong phòng thi báo động về tính thụ động, vô trách nhiệm với chính mình của thế hệ học sinh hiện nay.
-
Giáo dục3 ngày trướcNgày 5/8, Bộ GD&ĐT ban hành quyết định 2159/QĐ-BGDĐT về khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
-
Giáo dục3 ngày trướcNgày 5/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.