Phì cười trước những bài văn tả bố của học sinh tiểu học: "Sở thích của bố là đi chơi, ăn cơm quán và ngủ" và loạt tật xấu bị phơi bày

Những bài văn "chân thực" đến phũ phàng khi tả về bố của học sinh tiểu học khiến các ông bố cạn lời còn cư dân mạng thì được dịp cười ra nước mắt.

Những ngày vừa qua cư dân mạng lại được phen cười nghiêng ngả trước những bài văn tả bố siêu bá đạo của học sinh cấp 1. Với đôi mắt ngây thơ trong sáng, những đứa trẻ cảm nhận, đánh giá con người và thế giới quanh chúng khiến người lớn phải kinh ngạc.

Thế nên chẳng lạ lùng khi cô giáo đưa ra một bài tập về nhà yêu cầu tả bố, những đứa trẻ sẽ tả "thật đến từng chi tiết" người bố của mình theo cách riêng của chúng. Vậy là những bài văn tả bố siêu bá đạo được ra lò, đảm bảo người lớn đọc được sẽ cười đau cả bụng.

Bố không thích làm việc nhà và em cũng hơi yêu bố của em

Dù chỉ là những bài văn ngắn nhưng các em học sinh tiểu học lại ghi điểm với những bài viết vô cùng chân thực. Câu văn nào cũng lột tả hết được tính cách, sở thích của người bố yêu quý. Các ông bố trong mắt con trẻ đúng y người thực chứ không còn theo mô típ văn mẫu: "Bố đẹp trai, làm bác sĩ...". Bài văn toàn tả về những ông bố bụng to xấu tính ấy vậy mà vẫn hết sức đáng yêu, ấm áp.

Cụ thể, bài văn của cô bé học sinh tiểu học viết: "Em có một người bố, bố em là Nguyễn Quốc Thịnh. Bố em năm nay 35 tuổi. Bố làm nghề bán thú y. Bố thường trêu mẹ và con với cả đánh bài. Bố thích nhất là hoa quả. Bố thường ngủ dậy lúc 7 giờ 60. Ở nhà bố thường nấu cơm, quét nhà, lau nhà. Sở thích của bố là đánh bài, đi chơi, ăn cơm quán và ngủ. Bố không thích làm việc và em cũng hơi yêu bố của em".

Phì cười trước những bài văn tả bố của học sinh tiểu học: Sở thích của bố là đi chơi, ăn cơm quán và ngủ và loạt tật xấu bị phơi bày-1

Bài văn tả bố siêu lầy lội của cô bé học sinh tiểu học.

Những câu văn trên đảm bảo đọc đi đọc lại vẫn cười ngất "Sở thích của bố là đánh bài, bố không thích làm việc và em cũng hơi yêu bố của em". Các ông bố trong mắt con gái đã vượt tiêu chuẩn thẩm mỹ xã hội, tiêu chuẩn của một người bố hoàn hảo nhưng nghe sao đáng yêu, ngô nghê đến lạ. 

Những bài văn của con khiến các ông bố thấy chột dạ

Chắc hẳn các ông bố chính chủ mà đọc được bài văn của con cưng thì có khi ngất hoặc xấu hổ đến "giận tím người". Bởi vậy đừng nghĩ trẻ con không biết gì, không suy nghĩ nhiều mà các bố tha hồ "lầy lội" ở nhà, để các con mang bố vào bài tập làm văn thì cả làng biết hết. Không chỉ có bài văn trên, cư dân mạng đã nhiều phen được thưởng thức những bài văn hay tả bố bá đạo của học sinh.

Phì cười trước những bài văn tả bố của học sinh tiểu học: Sở thích của bố là đi chơi, ăn cơm quán và ngủ và loạt tật xấu bị phơi bày-2

Ông bố bị đưa ngay thói quen xấu hay "xì hơi" vào trong bài văn.

Phì cười trước những bài văn tả bố của học sinh tiểu học: Sở thích của bố là đi chơi, ăn cơm quán và ngủ và loạt tật xấu bị phơi bày-3

 

Phì cười trước những bài văn tả bố của học sinh tiểu học: Sở thích của bố là đi chơi, ăn cơm quán và ngủ và loạt tật xấu bị phơi bày-4

"Hằng ngày bố chỉ kiếm tiền rồi nằm ườn ra... em còn phải đút xoài cho bố".

Có thể thấy, trong mắt trẻ con đều chứa đựng sự trong sáng, đọc những bài văn của các con mới biết các bé quan sát mọi thứ xung quanh rất kĩ nên các ông bố hãy mau chóng thay đổi không thì sẽ bị các con đưa ngay hình tượng xấu vào trong bài văn. 

Mặc dù kể chân thực đến từng chân tơ kẽ tóc là vậy nhưng thực tế các em vẫn luôn dành tình yêu thương cho các ông bố của mình, yêu luôn những tật xấu của bố và coi đó là nét đặc trưng, điều đáng yêu, đáng nhớ của bố. 

Theo Pháp luật và bạn đọc


học sinh tiểu học


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.