- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bị phụ huynh căng băng rôn đòi nợ tiền tỷ, trường quốc tế cam kết 'sẽ trả dần'
Chiều 22/9, đại diện Trường Quốc Tế Mỹ Việt Nam (AISVN) đã lên tiếng về việc bị phụ huynh tập trung, căng băng rôn đòi nợ trước cổng trường vào sáng hôm qua.
Theo nhà trường “Khoản nợ học phí” được nhắc đến thực chất là số tiền đầu tư giáo dục nhà trường ký kết với phụ huynh thông qua Hợp đồng đầu tư giáo dục và sẽ được hoàn trả lại sau 5 - 15 năm học sinh theo học tại trường.
Trước đây, nhà trường cung cấp chương trình đào tạo chính khóa miễn phí cho học sinh và hoàn trả số tiền đầu tư giáo dục đúng hạn. Tuy nhiên, thời gian sau này, trường gặp nhiều khó khăn nên chậm trễ trong việc hoàn trả cũng như chưa có kênh thông tin trao đổi kịp thời đến phụ huynh.
“Trước tiên, tôi gửi lời xin lỗi chân thành đến phụ huynh vì đã chậm trễ trong việc lên kế hoạch và phản hồi các thông tin liên quan đến quá trình thực hiện hoàn trả theo hợp đồng đầu tư giáo dục trong thời gian qua”- thông báo của bà Nguyễn Thị Út Em - Chủ tịch HĐQT Trường Quốc Tế Mỹ Việt Nam, nêu. Đại diện trường nhấn mạnh, phụ huynh có thể cảm thấy lo lắng, bức xúc và bà xin nhận tất cả trách nhiệm về việc này.
Do ảnh hưởng nghiêm trọng trong những năm đại dịch Covid-19 vừa qua, nhà trường chịu những tổn thất rất nặng nề. Thời điểm doanh nghiệp phải cắt giảm lương thưởng, trường vẫn chi trả lương và các phúc lợi như chi phí nhà cửa, ăn ở, vé máy bay (chuyển sang tiền mặt)... đầy đủ cho người lao động trong và ngoài nước. Phần lớn nhân viên của trường là lao động nước ngoài.
“Chúng tôi thừa nhận thiếu sót trong cách quản trị tài chính với những giải pháp mang tính chất tạm thời, chưa tính toán kỹ lưỡng. Chúng tôi phải đối mặt với các khó khăn, thách thức trong thời gian gần đây”.
Sẽ thương lượng với phụ huynh
Theo thông báo của bà Út Em, Trường Quốc Tế Mỹ Việt Nam đang đẩy mạnh việc tiến hành tái cơ cấu toàn bộ hoạt động tài chính nhằm đảm bảo được hai mục tiêu, đảm bảo chất lượng giảng dạy và ổn định tài chính lâu dài.
Trường đưa ra 5 bước cụ thể để giải quyết vấn đề. Trường đang chờ báo cáo đánh giá kiểm toán độc lập của bên thứ ba để làm cơ sở cho việc đàm phán với các tổ chức tài chính, tái cấu trúc lại toàn bộ các khoản nợ. Dự kiến việc tái cơ cấu sẽ được hoàn tất chậm nhất trong quý 1/2024.
Xây dựng các phương án, cơ chế giải quyết công nợ và thực hiện nghĩa vụ tài chính, hoàn tất việc hoàn trả gói đầu tư giáo dục cho phụ huynh với phương thức trả dần sau khi tái cấu trúc như đã đề cập ở trên.
Trường cũng thiết lập quy trình tiếp nhận thông tin, trao đổi thương lượng với phụ huynh và đảm bảo việc học tập giảng, dạy cho giáo viên và học sinh. “Chúng tôi sẽ chủ động liên hệ, thương lượng và đối thoại trực tiếp đối với từng phụ huynh để giải quyết cụ thể và có kết quả”.
Nhà trường sẽ thành lập một bộ phận chuyên trách cho công tác giải quyết công nợ theo quy trình và các cơ chế đã được thiết lập. Ngoài ra, trong thời gian tới, các cơ quan ban ngành sẽ hỗ trợ kiểm tra để làm sáng tỏ tình trạng tài chính và hoạt động của nhà trường, kết quả kiểm tra sẽ được thông báo đến toàn thể phụ huynh.
Hiện Trường Quốc Tế Mỹ Việt Nam có hơn 1.400 học sinh, hơn 200 giáo viên nước ngoài và Việt Nam cùng 300 nhân viên trong nước.
Theo VNN
-
Giáo dục5 giờ trướcGiáo viên bị hiệu trưởng kỷ luật buộc thôi việc. Sau đó, quyết định kỷ luật bị thu hồi nhưng đến nay chưa được phân công trở lại làm việc.
-
Giáo dục7 giờ trướcBộ GD&ĐT cấm dạy thêm hoàn toàn các môn văn hóa đối với học sinh tiểu học, giáo viên tâm tư vì giảm thu nhập, lo chất lượng học sinh yếu kém. Trong khi đó, nhà trường yêu cầu giáo viên viết đơn cam kết, không vi phạm quy định dạy thêm.
-
Giáo dục14 giờ trướcQuy định cấm dạy thêm cho học sinh tiểu học, trừ bồi dưỡng về nghệ thuật, thể thao... tại Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT khiến không ít giáo viên có lớp rèn chữ đẹp, dạy kỹ năng tiền tiểu học lo lắng. Vậy hoạt động này có vi phạm quy định không?
-
Giáo dục1 ngày trướcDo vướng phải khó khăn, sau 15 năm hoạt động, Trường Quốc tế Sài Gòn Pearl (TPHCM) sẽ đóng cửa khi kết thúc năm học 2024-2025 này.
-
Giáo dục1 ngày trướcThông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm không nhắc đến theo hình thức nào. Do đó, dù dạy trực tiếp hay online vẫn được xem là dạy thêm.
-
Giáo dục1 ngày trướcThông tư 29/2024 có hiệu lực từ ngày 14/2 siết chặt những quy định với hoạt động dạy thêm của giáo viên trong và ngoài nhà trường.
-
Giáo dục2 ngày trướcThí sinh có IELTS 6.0 trở lên chỉ được cộng điểm ưu tiên khi xét tuyển vào chương trình tiên tiến ngành Kiến trúc của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
-
Giáo dục2 ngày trướcNgành Marketing có sức hút vô cùng lớn với giới trẻ nhờ mức thu nhập cao và môi trường làm việc năng động.
-
Giáo dục2 ngày trướcKhông chỉ siết chặt quy định về dạy thêm học thêm, các cơ quan ban ngành còn ban hành nhiều văn bản đưa ra mức phạt với những sai phạm liên quan đến vấn đề này.
-
Giáo dục2 ngày trướcTừ 14/2, Thông tư 29/2024 do Bộ GD&ĐT ban hành chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới liên quan đến hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.
-
Giáo dục3 ngày trước"Dừng học thêm, các em sẽ hụt hẫng, hoang mang, nhưng đây chính là cơ hội để các em tìm lại sức mạnh nội tại - tinh thần tự học".
-
Giáo dục3 ngày trướcNhiều người có thể được giáo viên nhờ đứng tên đăng ký hộ kinh doanh để tổ chức dạy thêm khi Thông tư 29/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ra đời
-
Giáo dục3 ngày trướcNhững quy định mới trong Thông tư 29/2024 do Bộ GD&ĐT ban hành nhận về sự quan tâm lớn từ dư luận.
-
Giáo dục3 ngày trướcSau khi tiến hành kiểm tra, nhà trường xác định ấu trùng đến từ táo xanh. Sự việc xảy ra ở một trường quốc tế tại TP HCM.