- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phụ huynh, học sinh thấp thỏm chọn tổ hợp môn, chờ xếp lớp 10
Vừa có kết quả trúng tuyển vào lớp 10, nhiều phụ huynh, học sinh lại thấp thỏm đăng ký môn học và hồi hộp chờ xếp lớp.
Năm học 2022-2023, học sinh (HS) lớp 10 trên cả nước sẽ bắt đầu chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
Ngoài các môn học bắt buộc, HS còn phải chọn tổ hợp môn. Điều này khiến nhà trường lẫn phụ huynh loay hoay khi triển khai chọn tổ hợp.
Mỗi trường một kiểu
Trong buổi sinh hoạt với toàn thể HS, phụ huynh có con vừa trúng tuyển vào lớp 10 sáng 13-7 tại Trường THPT Hiệp Bình (TP Thủ Đức), Hiệu trưởng Lê Thị Ngọc Anh cho biết thực hiện theo chỉ đạo mới về môn lịch sử, trường sẽ có tám môn học bắt buộc là toán, ngữ văn, lịch sử, tiếng Anh, quốc phòng an ninh, giáo dục địa phương, giáo dục thể chất và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp. Về các môn lựa chọn theo tổ hợp, quy định của Bộ GD&ĐT sẽ có ba nhóm môn tự chọn, nếu để tự HS chọn năm môn theo ý thích thì có đến 108 tổ hợp, trường không thể có đủ điều kiện để đáp ứng việc dạy học nên chỉ triển khai một số nhóm tổ hợp để HS chọn.
Ban tư vấn Trường THPT Hiệp Bình đang giải đáp các băn khoăn, thắc mắc cho phụ huynh sáng 13-7. Ảnh: PHẠM ANH
Căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trường đưa ra bảy nhóm tổ hợp. Trong đó bốn nhóm ở tổ hợp khoa học tự nhiên với 10 lớp và ba tổ hợp khoa học xã hội với bốn lớp.
Cùng ngày, Trường THPT Bùi Thị Xuân, quận 1 cũng tổ chức bốn ca/ngày để tư vấn cho HS và phụ huynh trong việc chọn lựa các tổ hợp môn.
Bà Vũ Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết năm nay trường có hơn 700 HS lớp 10. Ngoài tám môn bắt buộc (gồm cả lịch sử), HS sẽ lựa chọn một trong tám tổ hợp môn mà trường đã lên phương án để học.
Trong khi đó, ông Hoàng Sơn Hải, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (quận Tân Bình), cho biết hiện trường vẫn đang chờ văn bản hướng dẫn cho môn lịch sử vì hiện nay vẫn chưa biết khi môn lịch sử thành môn bắt buộc thì có còn ở nhóm môn tự chọn không, HS sẽ được giảm môn tự chọn hay vẫn năm môn.
Phụ huynh và HS đừng nên vội vàng, phải cân nhắc thật kỹ, bàn bạc và thống nhất trong gia đình trước khi chọn tổ hợp môn nào.
Việc lựa chọn phải căn cứ vào năng lực, sở thích và định hướng nghề nghiệp sau này. Bởi khi đã chọn, các em phải theo học suốt ba năm THPT, việc chuyển đổi lớp trong quá trình học sẽ gây xáo trộn công tác tổ chức lớp học cũng như tăng gánh nặng học tập cho các em khi phải học bù kiến thức của tổ hợp khác.
Bà VÕ THỊ BÌNH MINH, Phó Hiệu trưởng THPT Hiệp Bình
Theo ông Hải, trường đã tập huấn đầy đủ cho giáo viên nên sẽ không gặp khó khăn gì khi triển khai môn lịch sử bắt buộc. Tuy nhiên, trước mắt trường vẫn tổ chức cho HS đăng ký môn học theo kế hoạch cũ, tức có bảy môn học bắt buộc (chưa tính môn lịch sử) và bảy nhóm tổ hợp môn cho HS lựa chọn. Khi có hướng dẫn cụ thể từ Sở GD&ĐT, trường sẽ điều chỉnh cho hợp lý hơn.
Phụ huynh lo lắng chờ xếp lớp
Không chỉ lên phương án tổ hợp môn, việc triển khai cho phụ huynh đăng ký để được xếp lớp cũng mỗi trường một kiểu, khiến không ít phụ huynh băn khoăn, lo lắng.
Như với Trường THPT Hiệp Bình, trường triển khai cho HS, phụ huynh đăng ký học theo hai hình thức là online (Google form) qua quét mã QR và bản giấy nộp cho trường để hoàn tất trước ngày 26-7. HS sẽ chọn ba nguyện vọng (NV) tổ hợp môn, theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 3.
Những học sinh đăng ký sớm nhất sẽ được ưu tiên xếp lớp theo tổ hợp ở NV1, sau đó nếu quá số lượng sẽ chuyển sang NV2 và NV3.
Ngay sau khi lãnh đạo trường thông tin việc đăng ký môn học, nhiều HS, phụ huynh nháo nhào “chạy” đi quét mã QR để đăng ký sớm tổ hợp môn cho con.
Chị VTL bày tỏ: “Số lớp theo tổ hợp ít nhưng trường nhận xếp lớp theo thời gian đăng ký, ai đăng ký sớm được xếp trước, ai làm sau sẽ bị chuyển sang NV khác là vô lý. Làm như vậy thiệt thòi cho những em có học lực tốt theo những môn ở NV1 nhưng vì đăng ký muộn hoặc do nghẽn mạng nên sẽ bị xếp lớp khác. Trong khi việc đăng ký này cần cân nhắc kỹ, thời gian của phụ huynh cũng hạn chế vì phải đi làm, phụ thuộc đường truyền mạng nữa…”.
Về vấn đề này, đại diện nhà trường cho rằng các tổ hợp môn ở khối tự nhiên hoặc khối xã hội có số môn học tự chọn gần giống nhau nên HS nếu bị chuyển sang NV khác cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Hơn nữa trường đang triển khai cho HS đăng ký trước, sau đó tùy tình hình thực tế theo số đăng ký sẽ xếp lớp phù hợp NV các em hơn.
Còn tại Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, trường cho phụ huynh, HS đăng ký 1-3 NV tổ hợp môn. Mỗi tổ hợp môn phải có số HS tối thiểu đăng ký từ 30/45 em thì trường mới tổ chức.
“Trường sẽ xét điểm từ cao xuống thấp đến đủ chỉ tiêu. Các tiêu chí xét tuyển là điểm thi tuyển, điểm trung bình các môn trong tổ hợp của bốn năm THCS” - ông Hải chia sẻ.
Còn với Trường THPT Bùi Thị Xuân, Phó Hiệu trưởng Nguyễn Hùng Khương cho biết HS chỉ được chọn hai NV và phải khác nhau. Ông khuyên các em phải chọn nghề mình yêu thích mới có thể chọn môn học. Nếu nhà trường xét NV1 của HS không được sẽ xét qua NV2. Khi đó, trường sẽ trao đổi, bàn bạc với phụ huynh để xếp lớp. Tuy nhiên, việc bổ sung lớp học chỉ được mở nếu có số lượng HS đăng ký trên 30 em.
Phụ huynh Nguyễn Kim Dung (quận 1) cảm thấy hơi hoang mang khi không biết chọn lựa tổ hợp nào cho con. Hơn nữa, thời gian để phụ huynh đăng ký quá ít trong khi việc chọn tổ hợp còn liên quan đến định hướng nghề nghiệp sau này. Vì vậy, gia đình phải về bàn chọn nghề cho con trước rồi mới biết con sẽ theo tổ hợp nào để việc học không bị gián đoạn về sau.
Theo PLO
-
Giáo dục42 phút trướcTrong mắt của nhiều sinh viên, thầy cô giỏi trước hết là những giảng viên hiện đại. Thầy cô cũng cần thường xuyên 'update' (cập nhật, làm mới) bản thân, cập nhật các 'hot trend' để gần gũi với các em hơn.
-
Giáo dục15 giờ trướcNgày 1/2, tờ 163 đưa tin, trường THCS Thực Nghiệm Nam Sơn tại Miến Dương, Tứ Xuyên, Trung Quốc đưa ra thông báo cấm học sinh mặc đồ hiệu khi đến trường.
-
Giáo dục16 giờ trướcDù không giảng dạy nhưng Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT huyện Đắk R'lấp (Đắk Nông) Nguyễn Văn Nam vẫn nhận 71 triệu đồng tiền đứng lớp. Cùng với đó là nhiều sai phạm của ông Nam mà Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông vừa chỉ ra.
-
Giáo dục1 ngày trướcMột hiệu trưởng trường tiểu học ở Cà Mau bị kiểm điểm rút kinh nghiệm do có những tin nhắn với nội dung nhạy cảm gửi cho nữ giáo viên.
-
Giáo dục1 ngày trướcMột tài khoản Facebook đã đăng tải nội dung cho rằng 1 hiệu trưởng nhắn tin với một cô giáo: "Em yêu trưa nay em về hay ở lại? ... Anh nói thật lòng nếu anh yêu ai thật lòng thì anh sẽ bảo vệ đến cùng"
-
Giáo dục1 ngày trướcKỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm nay dự kiến tổ chức vào nửa đầu tháng 7.2023, còn một số cơ sở giáo dục đại học sẽ tuyển sinh ngay từ tháng 3.
-
Giáo dục1 ngày trướcHiện, nhiều trường công bố phương án tuyển sinh năm 2023. Trong đó không ít trường sử dụng phương thức xét tuyển dựa vào chứng chỉ ngoại ngữ IELTS.
-
Giáo dục2 ngày trướcChiều 1/2, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long cho biết, đã nắm được vụ việc phụ huynh vào trường đánh bạn của con, xảy ra tại Trường tiểu học Tân An Thạnh (điểm phụ) ở huyện Bình Tân.
-
Giáo dục2 ngày trướcSở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM đã có văn bản gửi Trường THPT Lương Văn Can (quận 8), đề nghị thu hồi các quyết định bổ nhiệm không đúng quy định
-
Giáo dục3 ngày trướcKỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2023 của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ diễn ra vào sáng 26-3.
-
Giáo dục3 ngày trướcNhiều học sinh lớp 12 mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm "chốt" thời điểm tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 để chủ động sắp xếp thời gian ôn tập.
-
Giáo dục3 ngày trướcTrưởng phòng GD-ĐT huyện Bá Thước (Thanh Hóa) vừa bị kỷ luật khiển trách do viết thư ngỏ gửi các trường để xin tiền, gây bức xúc dư luận.
-
Giáo dục3 ngày trướcBáo cáo tổng hợp thu chi quỹ lớp 1E của Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, Quận 3 trong học kỳ 1 có chi 500.000 đồng/tháng cho tiền vệ sinh lớp học.
-
Giáo dục4 ngày trướcBài tập về nhà cho trẻ em là bài kiểm tra cho trẻ hay cho bố mẹ? Làm sao để thực sự giảm bớt gánh nặng bài tập về nhà cho con?