- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phương án tuyển sinh các trường đại học năm 2025 thay đổi thế nào?
Nhiều trường đại học đã dự kiến phương án tuyển sinh năm 2025, trong đó có nhiều thay đổi về tổ hợp xét tuyển, chỉ tiêu cho từng phương thức.
TS Phạm Thanh Hà, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải cho biết, năm 2025, trường dự kiến giữ nguyên chỉ tiêu đào tạo chung trong toàn trường nhưng sẽ điều chỉnh để ưu tiên cho các ngành/chương trình đào tạo liên qua đến lĩnh vực đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị, vi mạch – bán dẫn.
"Về phương thức và tổ hợp xét tuyển nhà trường sẽ giữ ổn định như năm trước, tuy nhiên sau khi Bộ GD- ĐT chính thức ban hành quy chế tuyển sinh năm 2025, nhà trường sẽ điều chỉnh cho phù hợp để đảm bảo tính công bằng và hiệu quả trong tuyển sinh", TS Phạm Thanh Hà thông tin.
Còn theo PGS. TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, hiện tại nhà trường chưa có phương án tuyển sinh cụ thể cho năm 2025. Tuy nhiên, về cơ bản Học viện vẫn sẽ giữ ổn định quy mô như những năm trước. Còn về phương án xét tuyển dự kiến sẽ có chút thay đổi, điều chỉnh theo quy định Bộ GD-ĐT.
Nhiều trường dự kiến sẽ có điều chỉnh trong chỉ tiêu giữa các phương thức cũng như tổ hợp xét tuyển (Ảnh minh họa)
Đại diện Đại học Kinh tế Quốc dân cũng cho biết, năm 2025 dự kiến điều chỉnh chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT xuống còn 15%, giảm 3% so với năm 2024. Với phương thức xét tuyển kết hợp theo đề án riêng, trường dành 83% chỉ tiêu, xét tuyển thẳng 2%. Đại học Kinh tế quốc dân cũng dự kiến sẽ dùng 4 tổ hợp xét tuyển thay vì 9 tổ hợp như năm 2024, gồm A00, A01, D01, D07, không có chênh lệch điểm giữa các tổ hợp, không có tiêu chí phụ, các môn đều tính hệ số 1 khi xét tuyển.
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến vẫn giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh gồm: Xét tuyển tài năng, xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy và xét kết quả thi tốt nghiệp THPT. Với phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm tới dự kiến giảm chỉ tiêu từ 50% xuống còn 40% đồng thời tăng nhẹ chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển theo điểm thi đánh giá tư duy. Năm tới, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng dự kiến mở rộng điểm tổ chức để thí sinh vùng sâu vùng xa vẫn có thể thuận lợi tham gia kỳ thi này.
PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công thương TP.HCM cho biết, với việc có thêm các môn học mới trong chương trình GDPT 2018, đặc biệt khi học sinh có thể tùy chọn 2 môn bất kỳ trong 4 môn thi tốt nghiệp THPT. Chính vì vậy, việc xây dựng tổ hợp môn trong xét tuyển phải vừa đảm bảo kiến thức nền của học sinh khi vào học đại học ở từng ngành cụ thể, vừa tương thích và phù hợp với sự lựa chọn đa dạng của học sinh. Hiện nhà trường đang xây dựng và có một số điều chỉnh trong đề án tuyển sinh năm 2025.
Dự kiến, năm 2025 Trường ĐH Công thương TP.HCM sẽ xét tuyển theo 5 phương thức gồm: Xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025; Xét kết quả học tập THPT; Xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM; Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng theo Đề án; Xét theo kết quả điểm bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Đại học Sư phạm TP.HCM kết hợp kết quả học tập THPT.
Theo VOV
-
Giáo dục10 phút trướcBà Đào Thị Bích Thuỷ - người từng được bổ nhiệm giữ chức phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh Bắc vừa bị Đại học Huế ra quyết định huỷ kết quả trúng tuyển cao học ngành Luật Kinh tế.
-
Giáo dục2 giờ trướcNgày 30/12/2024, Bộ GD&ĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm, thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành.
-
Giáo dục3 giờ trướcTP.HCM và Hải Dương là 2 địa phương đầu tiên trên cả nước chốt tiếng Anh là môn thi thứ ba vào lớp 10, năm học 2025-2026.
-
Giáo dục3 giờ trướcNhiều ngành học mang lại mức thu nhập cao và đang thiếu số lượng lớn nguồn nhân sự, mang lại cho người trẻ vô vàn cơ hội.
-
Giáo dục5 giờ trướcTheo quy định của Chính phủ, nhiều ngành học đặc thù được miễn, giảm học phí nhằm thu hút thí sinh đăng ký theo học.
-
Giáo dục6 giờ trướcXu hướng giáo dục tại Hàn Quốc năm 2024 đối mặt với một thách thức nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ kéo dài trong những năm tới: 86% giáo viên ở độ tuổi 20-30 cân nhắc rời bỏ nghề vì mức lương không đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống.
-
Giáo dục6 giờ trướcKiên trì rải khoảng hơn 600 đơn xin việc trong vòng 5 tháng, Nhật Quang nhận được cái gật đầu từ 4 công ty Mỹ, trong đó có Microsoft. Trước đó, Quang từng thực tập tại Facebook và Nvidia.
-
Giáo dục18 giờ trướcDưới đây là những khoản tiền nhà trường được phép thu của học sinh, phụ huynh cần nắm rõ.
-
Giáo dục21 giờ trướcTừng tốt nghiệp đại học Mỹ, thay vì chọn ở lại, Sơn quyết định quay về Việt Nam khởi nghiệp, sau đó nộp hồ sơ vào Đại học Thanh Hoa để nâng cao năng lực quản lý.
-
Giáo dục23 giờ trướcDựa trên nhu cầu tại các bệnh viện, trường Đại học Y Hà Nội dự kiến mở thêm ngành Công tác xã hội và Kỹ thuật hình ảnh y học trong năm 2025.
-
Giáo dục23 giờ trướcTrong bối cảnh đất nước tăng cường mở cửa hội nhập như hiện nay, việc giỏi ngoại ngữ mang lại nhiều lợi thế lớn.
-
Giáo dục1 ngày trướcVấn đề lạm thu trong trường học vẫn tồn tại suốt thời gian qua, khiến nhiều phụ huynh không khỏi bức xúc.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrong buổi trải nghiệm tại Hồ Núi Cốc, lúc xếp hàng lên cầu trượt cao tốc, hai học sinh của hai trường ở Hà Nội nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến xô xát, 1 người bị thương.
-
Giáo dục1 ngày trướcThông tư 29/2024 vừa được Bộ GD&ĐT ban hành siết chặt những quy định với hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường.