- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Quán quân Đường lên đỉnh Olympia từng bỏ học tiến sĩ, về nước hiện ra sao?
Minh Đức quyết định dừng việc học tiến sĩ vì cảm thấy không phù hợp với ngành học và chuyển hướng theo học thạc sĩ ngành khác. Năm 2024, Đức trở về nước và hiện là giám đốc học thuật của một hệ thống giáo dục.
Trong lịch sử 25 năm của chương trình Đường lên đỉnh Olympia, có nhiều cặp anh em cùng tham gia, trong đó có Phan Minh Đức (năm thứ 10) và Phan Thị Phương Thảo (năm thứ 13). Mới đây, bức ảnh cặp anh em ruột này được chia sẻ đã thu hút sự quan tâm của dân mạng.
Bức ảnh chụp hồi bé của hai anh em Phan Minh Đức và Phan Thị Phương Thảo. Ảnh: NVCC.
Phan Minh Đức (sinh năm 1992, cựu học sinh chuyên Lý của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 10 và xuất sắc góp mặt tại trận chung kết năm trước khi vượt qua 3 nhà leo núi khác để giành ngôi vô địch năm đó.
Thành tích này đưa Đức trở thành học sinh đầu tiên của Hà Nội giành chiến thắng chung cuộc tại Đường lên đỉnh Olympia sau 10 lần tổ chức.
Phan Minh Đức, quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 10. Ảnh: NVCC.
Còn Phương Thảo (sinh năm 1995, cựu học sinh Trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm, Hà Nội) tham gia chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 13 và lọt vào vòng thi tháng. Dù không tiếp nối được thành tích của anh trai, nhưng hành trình leo núi của Phương Thảo vẫn gây ấn tượng đẹp với khán giả.
Phan Phương Thảo tham gia chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 13 và lọt vào vòng thi tháng. Ảnh: NVCC.
Nhiều người nói vui một bức ảnh rất bình thường nhưng hiếm anh em nào “bắt chước” được.
Những bức ảnh chụp chung của 2 anh em đáng yêu được cư dân mạng "đào" lại.
Sau khi vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 10, Phan Minh Đức sang Australia theo học ngành Tài chính - Kế toán tại ĐH Swinburne với suất học bổng 35.000 USD. Tốt nghiệp với tấm bằng loại xuất sắc, Đức tiếp tục nhận được lời mời nghiên cứu sau đại học và được chuyển thẳng lên học tiến sĩ ngành Kinh tế năng lượng tại ĐH Swinburne, Australia. Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 10 cũng tham gia giảng dạy môn Nguyên lý kinh tế.
Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 10 Phan Minh Đức. Ảnh: NVCC.
Tuy nhiên, sau 2,5 năm, Minh Đức quyết định dừng việc học tiến sĩ vì cảm thấy không phù hợp với ngành học này. Tháng 6/2022, Đức chuyển hướng theo học thạc sĩ ngành Hệ thống thông tin doanh nghiệp, định hướng chuyển đổi số.
Đức cho hay bản thân muốn được hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và giúp các bạn trẻ có nhận thức đúng đắn về định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Năm 2024, Đức trở về nước và hiện là Giám đốc học thuật của Hệ thống giáo dục Future Me. Còn Phương Thảo, sau cuộc thi, có lối sống khá kín tiếng và đã lập gia đình vào năm 2018.
Phương Thảo tổ chức đám cưới năm 2018. Ảnh: NVCC
Chia sẻ với VietNamNet, Minh Đức cho hay anh khá bất ngờ khi bỗng được mọi người chú ý, dành sự quan tâm đến bức ảnh hồi bé của mình và em gái.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2022, Minh Đức từng chia sẻ rằng nhiều người có sự nhầm lẫn Đường lên đỉnh Olympia tìm kiếm nhân tài học thuật trong khi bản chất nó đơn thuần chỉ là một sân chơi về kiến thức dành cho học sinh.
Phan Minh Đức chụp ảnh cùng các thí sinh tham dự trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24. Ảnh: NVCC.
Phan Minh Đức cho rằng, ở Việt Nam, anh có thể là Nhà vô địch Olympia, nhưng khi đến Australia cũng chỉ là một du học sinh bình thường như hàng nghìn du học sinh khác, vẫn phải cố gắng, phấn đấu từng ngày.
“Từ những học sinh giỏi đến với sự thành đạt, thành công là khoảng cách rất xa và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vậy nên, tôi mong mọi người hãy nhìn cuộc thi với góc độ nhẹ nhàng và kỳ vọng nhỏ hơn để vòng nguyệt quế khi các thí sinh đội lên được giảm đi ‘sức nặng’ của nó”, Minh Đức cho biết.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục6 giờ trướcLiên quan đến quy định mới về dạy thêm, học thêm, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu Bộ GD&ĐT rà soát để kịp thời có giải pháp.
-
Giáo dục7 giờ trướcViệc phụ huynh cho con tham gia lớp tiền tiểu học ngày càng trở nên phổ biến, nhưng liệu giáo viên dạy thêm tiền tiểu học này có đúng quy định?
-
Giáo dục12 giờ trướcNgoài việc sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh, một số đại học top đầu xu hướng mở rộng các kỳ thi riêng trong năm 2025.
-
Giáo dục17 giờ trướcĐể tăng thêm nguồn thu nhập, nhiều giáo viên quyết định lựa chọn tham gia vào các lớp dạy thêm ngoài nhà trường.
-
Giáo dục19 giờ trướcNăm nay, trường Đại học Ngoại thương dự kiến tuyển 4.150 chỉ tiêu (tăng 20 chỉ tiêu so với năm ngoái) ở cả 3 cơ sở Hà Nội, TP.HCM và Quảng Ninh).
-
Giáo dục1 ngày trướcNăm 2025 trường Đại học Sư phạm Hà Nội dự kiến tăng chỉ tiêu tuyển sinh với 5 ngành đào tạo mở mới.
-
Giáo dục1 ngày trướcHoạt động kinh doanh được xem là điều kiện bắt buộc với tổ chức hoặc cá nhân tổ chức dạy thêm bên ngoài nhà trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrong năm 2025, thêm một số trường dự kiến tổ chức kỳ thi riêng như Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 hay khối trường quân sự.
-
Giáo dục1 ngày trướcCác quy định với hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường ngày càng được siết chặt nhằm hạn chế xảy ra vấn đề tiêu cực trong môi trường giáo dục.
-
Giáo dục1 ngày trướcỨng dụng (app) phần mềm kết nối học sinh với nhà trường đang được triển khai sâu rộng. Tuy nhiên, do cách thức triển khai không hợp lí nên phụ huynh “đau ví” mà không hiệu quả.
-
Giáo dục1 ngày trướcSau hơn 10 năm nỗ lực không nghỉ, thiên tài Toán học Chu Vĩ - cậu bé bại não từng bị các trường tiểu học từ chối giờ đã có công việc ổn định với mức thu nhập tốt.
-
Giáo dục2 ngày trướcSau khi về hưu, không ít giáo viên lựa chọn chọn dạy thêm tại nhà để nâng cao thu nhập cũng như giúp kiến thức sẵn có không bị lãng quên.
-
Giáo dục2 ngày trướcMỗi khi bước vào năm học mới hay học kỳ mới, vấn đề học phí được xem là mối lo lắng của nhiều gia đình.