- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Quốc gia trả lương cho giáo viên tiểu học lên tới 2,7 tỷ/năm
Mặc dù giáo viên tiểu học ở quốc gia Tây Âu này có thu nhập khoảng 100.000 euro/năm (tương đương 2,7 tỷ đồng), nhưng chi phí sinh hoạt cao cùng những thách thức trong nghề giáo đã khiến giá trị thực sự của mức lương này bị giảm sút.
Mức lương cao nhất thế giới
Luxembourg nổi tiếng với hệ thống giáo dục chất lượng cùng mức lương giáo viên nằm trong nhóm cao nhất thế giới. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), giáo viên trung học cơ sở có kinh nghiệm tại đây nhận trung bình 107.000 euro (khoảng 2,9 tỷ đồng) mỗi năm, trong khi giáo viên tiểu học nhận khoảng 100.000 euro (khoảng 2,7 tỷ đồng).
Mức lương giáo viên cao là kết quả của cam kết mạnh mẽ từ chính phủ Luxembourg trong việc phát triển giáo dục. Quốc gia này dành một phần lớn ngân sách cho giáo dục và coi đây là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Năm 2022, chi tiêu của Luxembourg cho giáo dục đạt 4,7% GDP, cao hơn mức trung bình của các nước phát triển, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB).
Hệ thống giáo dục được thiết kế không chỉ để đảm bảo giáo viên được trả lương xứng đáng mà còn nhận đủ hỗ trợ nhằm phát huy tối đa năng lực trong môi trường làm việc phức tạp.
Tuy nhiên, mức lương được cho là “cao nhất thế giới” của giáo viên Luxembourg cần được nhìn nhận trong bối cảnh chung của một trong những quốc gia có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất châu Âu.
Cũng như nhiều ngành nghề khác, giáo viên phải đối mặt với áp lực từ chi phí nhà ở và các nhu cầu thiết yếu, vốn chiếm phần lớn thu nhập hàng tháng.
Giáo viên Luxembourg thuộc nhóm được trả lương cao nhất, theo số liệu từ OECD. Ảnh: LW/Luxembourg Times.
Yêu cầu cao của xã hội
Các giá trị xã hội của Luxembourg cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình hệ thống giáo dục và mức lương của giáo viên.
Quốc gia này rất coi trọng giáo dục và xem đây là yếu tố thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế - xã hội. Sự coi trọng giáo dục đã định hướng chính sách công, thúc đẩy ưu tiên ngân sách và nâng cao các chính sách hỗ trợ dành cho giáo viên.
Yếu tố quan trọng khác góp phần vào mức lương cao của giáo viên ở Luxembourg là sự chú trọng đến trình độ và tính chuyên nghiệp. Hệ thống giáo dục tại đây đặt ra tiêu chuẩn khắt khe cho trình độ giáo viên.
Tính đa ngôn ngữ của hệ thống giáo dục càng làm phức tạp quá trình tuyển dụng. Giáo viên thường cần có khả năng sử dụng tốt tiếng Luxembourg, tiếng Đức và tiếng Pháp bên cạnh việc bắt buộc thông thạo tiếng Anh.
Do đó, chính phủ phải đề xuất mức lương cạnh tranh để tuyển dụng và giữ chân những giáo viên có khả năng thích ứng tốt trong môi trường đa ngôn ngữ.
Chi phí sinh hoạt thuộc top 10% châu Âu
Mặc dù mức lương hấp dẫn, nhiều giáo viên cho rằng chi phí sinh hoạt cao ở Luxembourg ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống tổng thể của họ. Quốc gia này thường xuyên nằm trong số những nơi đắt đỏ nhất châu Âu.
Thủ đô Luxembourg luôn nằm trong top 10% những thành phố đắt đỏ nhất châu Âu, theo website cung cấp dữ liệu về chi phí sinh hoạt, chất lượng cuộc sống Numbeo. Chi phí nhà ở, giao thông và sinh hoạt hàng ngày tăng vọt, gây áp lực cho tất cả các ngành nghề, bao gồm cả giáo viên.
Theo nền tảng Just Arrived Luxembourg, chi phí trung bình cho nhà ở tại thành phố Luxembourg có thể chiếm một phần lớn thu nhập của thầy cô. Nhà ở chiếm một phần đáng kể trong tổng chi tiêu của các hộ gia đình vào năm 2024.
Cụ thể, mức chi phí tối thiểu mỗi tháng để duy trì chỗ ở (bao gồm cả chi phí sưởi ấm) là 1.542 euro (khoảng 42 triệu đồng) cho gia đình 4 người, 1.292 euro (khoảng 35,2 triệu đồng) cho một cặp đôi và 1.101 euro (khoảng 30 triệu) cho người độc thân.
Dù mức lương của các giáo viên có vẻ cao trên lý thuyết nhưng áp lực tài chính khi sống ở các khu vực trung tâm của Luxembourg lại làm hạn chế đáng kể khả năng chi tiêu của họ.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục3 giờ trướcDo thiếu giáo viên và nguồn kinh phí chi trả dạy thêm, từ đầu năm học 2024-2025 đến nay, nhiều trường ở các huyện miền núi Thanh Hóa chưa bố trí dạy được một số môn như: Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc...
-
Giáo dục4 giờ trướcKhông sử dụng ngữ liệu từ sách giáo khoa (SGK) trong đề kiểm tra, đề thi để hạn chế tình trạng học văn mẫu, nhưng đề thi dễ rơi vào tình trạng ngữ liệu gây tranh cãi.
-
Giáo dục6 giờ trướcThứ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi, tránh chuyện học tủ, học lệch.
-
Giáo dục6 giờ trướcMô hình “trường học không quỹ lớp” được nhiều phụ huynh đánh giá cao bởi sự minh bạch và xóa tan áp lực trong những cuộc họp đầu năm. Qua phân tích của những nhà quản lý trường học, liệu nó có thực sự lý tưởng?
-
Giáo dục17 giờ trướcKhi biết thầy hiệu trưởng nhận quyết định nghỉ hưu từ 1/11, giáo viên và hàng nghìn học sinh Trường THPT Phan Chu Trinh (huyện Ea H'leo, Đắk Lắk) đã có màn chia tay khiến thầy bất ngờ, xúc động.
-
Giáo dục18 giờ trướcTrường THCS Newton, THCS Ngôi sao Hà Nội, Nguyễn Siêu và Archimedes là 4 trường tư thục đầu tiên tại Hà Nội công bố phương án tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2025-2026.
-
Giáo dục18 giờ trướcDo ảnh hưởng của bão Trà Mi, nhiều địa phương ở Huế, Quảng Trị, Quảng Bình ngập nặng, hiện nước lũ đang rút nhưng hàng chục nghìn học sinh chưa thể đến trường.
-
Giáo dục20 giờ trướcĐại diện Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu Trường THPT Tô Hiến Thành xin lỗi phụ huynh sau vụ trường tuyển sinh "chui" hàng trăm học sinh.
-
Giáo dục22 giờ trướcMột số trường đại học khu vực miền Bắc công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025, thời gian nghỉ từ 14 - 21 ngày.
-
Giáo dục23 giờ trướcTừ năm 2025, Trường Đại học Sư phạm TPHCM không xét tuyển học bạ.
-
Giáo dục1 ngày trướcSau 2 lần trượt biên chế sự nghiệp và 1 lần công chức, Trần Khả, cử nhân đại học danh tiếng Trung Quốc, đã chọn cách ra đi ở tuổi 33.
-
Giáo dục1 ngày trướcNgày 31/10, Bộ GD&ĐT đã có văn bản xác định, việc bãi nhiệm ông Đoàn Xuân Tiếp, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh Bắc và việc bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tuyết Hồng làm Chủ tịch Hội đồng trường từ tháng 12/2023 đến nay không thực hiện đúng quy trình quy định.
-
Giáo dục1 ngày trướcTheo Bộ GD&ĐT, giai đoạn 2025 – 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy nhưng giai đoạn sau 2030, từng bước thí điểm thi trên máy tính tại các địa phương có đủ điều kiện. Phấn đấu để đến khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện để tổ chức thi trên máy tính sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.
-
Giáo dục1 ngày trướcTừ năm 2025, học sinh vào đại học với phông nền kiến thức được đào tạo theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Số lượng môn học thay đổi, kiến thức nền thay đổi đòi hỏi các trường đại học phải điều chỉnh chương trình đào tạo đại cương.