Quy tắc 3 phút mà bố mẹ nào cũng cần biết khi dạy con cái

Nắm vững 3 phút “thần thánh” sau, bạn sẽ có được niềm tin của con cái ngay trong giai đoạn chúng nổi loạn.

Bạn có thể dành 30 phút để nấu ăn, 15 phút để đọc sách, vài giây để hôn tạm biệt con, nhưng nắm vững 3 phút “thần thánh” sau, bạn sẽ có được niềm tin của con cái ngay trong giai đoạn chúng nổi loạn.

Quy tắc 3 phút

Quy tắc này nói rằng bạn hãy tưởng tượng việc gặp con cái mỗi ngày giống như bạn đã xa cách chúng trong một thời gian dài (nhưng thực tế có thể bạn và trẻ chỉ không gặp trong vòng 5 phút, ví dụ lúc bạn đang bận rộn ở cửa hàng).

Khi gặp lại trẻ, hãy dành ra 3 phút để ôm, hôn và hỏi chúng những gì đã xảy ra trong khi bạn đi vắng, điều này khiến trẻ có cảm giác được đối xử công bằng, được quan tâm. Chú ý, việc tuân thủ quy tắc này nhất là khi bạn đón trẻ từ trường học, từ nhà mẫu giáo, hoặc từ nơi làm việc về nhà.

Quy tắc 3 phút mà bố mẹ nào cũng cần biết khi dạy con cái-1

Hãy dành ra 3 phút để ôm, hôn con mỗi ngày. (Ảnh minh họa)

Tại sao điều này là cần thiết?

Theo các nhà tâm lý học, những giây phút đầu tiên khi trẻ nhìn thấy bạn, trẻ có xu hướng kể hết mọi chuyện cho bố mẹ nghe. Nếu bố mẹ không biết mà bỏ qua quy tắc này, trẻ sẽ không bao giờ kể cho bố mẹ về những chuyện xảy ra ở trường nữa. Trong trường hợp này, bố mẹ có thể sẽ bỏ lỡ rất nhiều thứ quan trọng.

Một số đứa trẻ khác thì ngược lại, chúng nói luyên thuyên suốt buổi, chuyện gì cũng đều kể say sưa. Bố mẹ của những đứa trẻ này thường sẽ không chú ý những gì trẻ nói, bởi vì họ còn quan tâm đến nhiều thứ khác và cho rằng trẻ thật ồn ào, phiền phức.

Lời khuyên bổ sung

Điều quan trọng cần lưu ý nguyên tắc 3 phút này chính là bạn không nên chỉ dành ra đúng 3 phút mỗi ngày với con của mình. Quy tắc này chỉ phù hợp khi bạn gặp trẻ sau một khoảng thời gian, điều này đảm bảo bạn có thể trẻ có thể kể với bạn mọi thứ đã xảy ra.

Ngoài ra, để có thể hiểu được con cái đầy đủ hơn, bạn có thể làm theo các lời khuyên sau từ các nhà tâm lý học.

- Mỗi ngày dành ra một khoảng thời gian để làm những việc mà trẻ thích và quan tâm.

- Biểu hiện thái độ cho thấy bạn đang quan tâm những gì trẻ nói. Ví dụ có thể lặp lại thông tin đã nghe từ trẻ để đảm bảo mọi thứ bạn hiểu là chính xác.

- Không thể hiện sự quan tâm giả tạo.

- Sau một thời gian có thể nhắc lại câu chuyện trẻ đã từng kể, để trẻ cảm thấy rằng bố mẹ thật sự quan tâm đến trẻ.

- Tránh những cuộc tranh luận vô bổ, làm mất thời gian. Chỉ cần nói với trẻ rằng: “Ok, bố/mẹ hiểu là con có cách nghĩ riêng của mình, bố mẹ tôn trọng con”.

Theo Dân Việt


Dạy con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.