- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ra đề theo chương trình mới: Đừng sáng tạo quá đà!
Việc ra đề thi môn ngữ văn với yêu cầu không lấy ngữ liệu trong sách giáo khoa khiến giáo viên lúng túng, dẫn đến nhiều đề thi gây tranh cãi
Đề thi tưởng như "bắt trend", sáng tạo của Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (quận 6, TP HCM) nhưng thiếu những yêu cầu cơ bản của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, thiếu tính khoa học, logic nên gây ra nhiều tranh cãi.
Thiếu chỉn chu, cẩu thả
Không riêng gì đề thi "phông bạt" của Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, đề kiểm tra giữa kỳ môn ngữ văn mới đây ở Trường THCS Võ Trường Toản (quận 1, TP HCM) cũng khiến nhiều giáo viên (GV) và giới chuyên gia nhận xét là chưa chuẩn.
Cụ thể, đề thi gồm 2 phần đọc - hiểu. Phần 2 của đề thi lẽ ra phải là phần "Viết" thì vẫn ghi là "Làm văn". GV ngữ văn một trường THCS còn cho rằng đề thi này đã mắc một lỗi cơ bản là trích dẫn nguồn không uy tín. Trong khi đó, yêu cầu của đề thi có câu hỏi là dành cho học sinh (HS) lớp 6 chứ không phải lớp 9. "Chưa kể, lệnh đề thi không rõ ràng, chưa chỉn chu, yêu cầu trong đề cũng mơ hồ, thiếu tường minh, gây khó khăn cho HS" - GV này đánh giá.
Một đề thi môn ngữ văn giữa học kỳ I vừa qua ở Trường THCS Hòa Hưng (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) được nhiều GV, HS bàn luận cũng cho thấy nhiều bất ổn trong cách ra đề. Đề gồm 2 trang dài với 6 câu hỏi và nhiều GV, HS cho rằng phải mất nửa thời gian (của 90 phút) để đọc hết ngữ liệu đề thi.
Nhiều đề thi gây tranh cãi thời gian gần đây. Ảnh: MXH
Thầy Đỗ Đức Anh, GV Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1), cho biết ngoài những lỗi đánh máy, nhiều đề thi còn cho thấy sự cẩu thả của người ra đề. Có đề yêu cầu đọc hiểu bài thơ nhưng trích nguồn thì không ghi nhà xuất bản nào. Trong khi đó, câu đọc - hiểu lại yêu cầu xác định nội dung nguyên bài thơ. Ở phần "Viết", HS phải đọc - hiểu cả câu chuyện để viết bài phân tích.
Với khả năng, trình độ HS lớp 9 và kỹ năng tích lũy trong nửa học kỳ, các em không thể nào làm được theo các yêu cầu của những đề thi như vậy.
Hệ lụy nếu đề thi lệch chuẩn
Theo tổ trưởng môn ngữ văn một trường THPT tại quận 1, việc ra đề thi không được lấy ngữ liệu trong sách giáo khoa tưởng chừng chỉ là sự thay đổi nhỏ. Thế nhưng, nếu GV không có quá trình chuẩn bị thì dễ rơi vào tình trạng "loạn ra đề".
Ở chương trình cũ, bao nhiêu năm vẫn chỉ có bấy nhiêu đó tác phẩm. GV dạy hết khóa này đến khóa khác, thậm chí thuộc luôn bài mình giảng. Khi có sự thay đổi, đòi hỏi phải chọn ngữ liệu khác sách giáo khoa, nhiều GV không khỏi lúng túng, khó khăn.
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng việc ra đề thi rất quan trọng vì có vai trò phản ánh, đánh giá mức độ sản phẩm đầu ra là năng lực của HS, từ đó tác động ngược lại quá trình dạy và học.
Từ thực tế giảng dạy, ra đề, thầy Võ Kim Bảo, GV Trường THCS Nguyễn Du (quận 1), cho biết hiện nay có thực trạng nhiều hội, nhóm kinh doanh giáo án, bài soạn sẵn, núp bóng các "ngân hàng đề thi". Tình trạng này đòi hỏi các thầy cô phải tỉnh táo. GV phải tự rèn luyện cho mình năng lực chọn nguồn tài liệu, ngữ liệu.
Theo thầy Đỗ Đức Anh, nhiều đề thi đề cập các vấn đề thời sự nóng nhưng chưa hẳn có tính giáo dục. Người ra đề cần cẩn trọng chọn ngữ liệu để mang lại giá trị giáo dục thật sự của đề thi.
Trước thực tế nhiều đề thi được gọi là "mở, theo trào lưu" như hiện nay, giảng viên ngữ văn một trường ĐH tại TP HCM nhận xét nếu muốn ra đề thi mở, trước hết GV cần phải hiểu "mở" là gì. Mở không phải là chạy theo các vấn đề thời sự mà là mở ở tư duy, quan điểm, cách nhìn nhận, linh hoạt giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống đời sống, hiện thực xã hội. Do đó, GV phải bảo đảm chuẩn kiến thức, kỹ năng khi ra đề thi.
"Nếu đề thi chỉ phục vụ một xu hướng, trào lưu thì không ổn, bởi xu hướng, trào lưu ấy chỉ phục vụ một nhóm người. Chọn chủ đề đưa vào đề thi là khâu quan trọng, phải nêu được vấn đề mang tính thời đại, nhân văn, giáo dục…, chứ không phải chạy theo trào lưu, xu hướng" - giảng viên này nhấn mạnh.
Theo Người lao động
-
Giáo dục2 giờ trướcThanh tra Sở GD&ĐT Hà Nội đã có quyết định xử phạt 20 triệu đồng đối với Trường THPT Tô Hiến Thành vì đã tuyển sinh “chui” 174 học sinh khi chưa đủ điều kiện hoạt động.
-
Giáo dục4 giờ trướcMột số phụ huynh Trường THPT Thăng Long (Hà Nội) bày tỏ không đồng thuận với đề xuất đóng 800 nghìn đồng/học sinh chỉ để tổ chức văn nghệ trong trường.
-
Giáo dục6 giờ trướcViệc Bộ GD&ĐT vẫn chưa "chốt” phương án thi vào lớp 10 khiến cả giáo viên, phụ huynh và học sinh đều mong ngóng, căng thẳng.
-
Giáo dục9 giờ trướcHình ảnh được giáo viên chia sẻ chụp lại bài kiểm tra tiếng Anh của học sinh khiến cư dân mạng phẫn nộ.
-
Giáo dục9 giờ trước"Tại Việt Nam, nhiều người thậm chí học tiếng Anh cả chục năm vẫn không sót lại được chữ nào. Chừng nào chúng ta vẫn coi tiếng Anh là một môn học, chừng đó sẽ không thể biến việc dùng tiếng Anh như “cơm ăn nước uống hàng ngày”, thầy Khoa nói.
-
Giáo dục21 giờ trướcHiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT kiến nghị giải pháp đảm bảo tính đồng bộ giữa nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018, triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học từ năm 2025.
-
Giáo dục1 ngày trướcMới đây, đại diện Trường THCS&THPT M.V.Lômônôxốp cho biết trường này đã quyết định mức thưởng Tết cho giáo viên năm nay với mức cao nhất 35 triệu.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrường Đại học Quản lý và Công nghệ TPHCM lên tiếng việc hai tiến sĩ là giảng viên của trường này giành nhau bản quyền một cuốn sách ra mắt cách đây hơn 1 tuần.
-
Giáo dục1 ngày trướcLương giảng viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2023 là 245,3 triệu đồng/năm, tương đương 20,4 triệu đồng/tháng.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐây là một trong những quy định trong bộ quy tắc ứng xử Trường THCS Trực Thuận (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) áp dụng cho học sinh toàn trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcVới mức thu học phí mới được phê duyệt, Hà Nội yêu cầu các trường công lập chất lượng cao và công lập tự chủ cam kết đảm bảo chất lượng tương xứng.
-
Giáo dục1 ngày trướcKỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT hằng năm “nóng rẫy”, học sinh áp lực, căng thẳng vì cạnh tranh khốc liệt để giành suất vào trường công lập. Nhưng đến thời điểm này các địa phương vẫn phải thấp thỏm chờ quy chế của Bộ GD&ĐT sau đó mới có thể xây dựng phương án tuyển sinh cho năm 2025.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhững ngày qua, phụ huynh của "Trường Mầm non quốc tế Mỹ Rosemont" cơ sở Long Biên (Hà Nội) bất ngờ khi nhận tin nhắn từ giáo viên thông báo tạm nghỉ việc vì trường nợ lương.
-
Giáo dục1 ngày trướcSau ba buổi học tập và thực hành sôi nổi, workshop Lập trình - Trí tuệ nhân tạo do Trường Trung cấp Công nghệ Kỹ thuật Tổng hợp (GETI) kết hợp với Trung tâm GDNN - GDTX Quận Tây Hồ tổ chức cuối tháng 11 vừa qua đã chính thức khép lại, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng các bạn học sinh tham gia.