- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Rớt đại học: Ừ buồn đấy, nhưng chẳng có gì ghê gớm cả!
Mới bước qua ngưỡng cửa của sự trưởng thành đã gặp ngay cú ngã đầu đời, bạn lựa chọn cho mình cách đứng lên hay chỉ mãi ngồi đó và dằn vặt bản thân?
Hồi lên 7, một hôm, mẹ tôi chưa đi làm về, chiếc bụng của tôi réo inh ỏi vì đói. Nhìn quanh nhà, tôi thấy một gói mì và nảy ra ý định nấu mì như cách mà mẹ làm. Tôi đặt nồi lên bếp, đổ đầy nước vào rồi nhấn công tắc. Sau 5 phút không thấy nước sôi nhưng tôi vẫn để đó thêm 5 phút nữa. Lần này, tôi mới để ý, mình chỉ mới bật công tắc nhưng chưa chọn chế độ để bếp khởi động. Thế là tôi hiểu ra vấn đề và bắt đầu biết làm thế nào để bật bếp. Sau khi nước sôi, tôi cho mì vào và chạy đi làm bài.
Một lúc sau, không thấy có động tĩnh, tôi chạy ra xem thì thấy nước đã tràn ra lênh láng kệ bếp, tôi hốt hoảng chạy lại kéo phích cắm và lấy cây lau nhà. Tôi thầm nghĩ: "Xem ra, nấu ăn không đơn giản như vây!"
Vì nước đã tràn ra một phần nên lúc này tôi phải đổ thêm nước cùng gói gia vị vào. Rút kinh nghiệm, tôi học được cách phải đứng bên cạnh và chờ đợi đến khi mì chín. Được ít phút, tôi ngửi được mùi thơm tỏa ra từ nồi mì. Những tưởng mọi thứ đang suôn sẻ, tôi lại gặp thêm một khó khăn khác. Tôi lựa một chiếc bát nhỏ để dọn mì nhưng không để ý tới việc nó quá nhỏ so với lượng mì trong nồi. Đổ ra bát đến nổi đầy ắp nước khiến tôi không thể nào di chuyển được cái bát.
Tôi đã tự nghĩ sẽ bỏ cuộc vì kiếm miếng ăn thôi sao mà khó khăn quá, nhưng nghĩ đi nghĩ lại tôi tìm cách để trèo lên bếp và thưởng thức tô mì đầu tiên do chính tay mình nấu. Tôi tự ngẫm rằng mình cũng khéo léo vì đã làm ra tô mì khá ngon đấy chứ. Sau khi bố mẹ về nhà, tôi đã kể điều này cho họ nghe, không những không trách mắng mà còn khen tôi vì đã tự học cách nấu mì dù có vất vả đôi chút.
Đó là chông gai mà một đứa trẻ 7 tuổi đã trải qua và ở độ tuổi đó, có lẽ chỉ những điều nhỏ nhặt như thế cũng đủ to lớn. Khi nhớ lại, tôi thầm mừng vì mình đã từng là một đứa trẻ không buông bỏ lúc gặp thử thách, không từ chối khó khăn khi bị đưa vào thế bí. Tôi đã học cách chấp nhận những gì mà cuộc sống đã trao cho mình như thế kể cả thất bại để tôi lớn lên từng ngày.
Đừng bao giờ chủ quanKhi học lớp 5, điểm Tiếng Anh của tôi tương đối tốt, tôi còn là đại diện tiêu biểu cho môn Tiếng Anh của lớp. Tôi nhớ trong một lần thi giữa kỳ, tôi đứng nhất lớp và cảm thấy "hơi" tự hào. Niềm kiêu hãnh bao lấy tôi khiến tôi dù làm thế nào cũng không thể dứt bỏ được. Trên bục giảng lại được cô giáo khen ngợi, nghe xong tôi mừng đến phát điên.
Điều này khiến tôi càng ngày càng tự phụ về bản thân, tôi có vẻ "ra oai" và này nọ với các bạn vì học giỏi. Chẳng mấy chốc, bài kiểm tra Tiếng Anh tiếp theo đến, những người khác thì hồi hộp chuẩn bị ôn tập trước giờ kiểm tra, nhưng tôi thậm chí còn không xem qua cuốn sách, vì nghĩ rằng bài thi này chắc chắn sẽ khả quan như lần trước. Tôi làm bài trong sự tự tin đầy mình và luôn nghĩ mình nắm chắc kết quả cao.
Ảnh minh họa
Trong những ngày tiếp theo, tôi luôn cảm thấy rằng các bạn cùng lớp đang nói những điều về tôi sau lưng nhưng tôi không quan tâm. Chuông vào lớp vang lên, thầy giáo Tiếng Anh bước vào lớp, trên tay cầm bảng điểm. Tự dưng tôi thấy nặng nề và thầm nghĩ nếu không thi đậu thì chắc các bạn trong lớp sẽ chê cười, trong lòng có một cảm giác khó chịu không tả nổi, quả nhiên tôi chỉ đạt 77 điểm trong kỳ thi.
Lúc đó, tôi như rơi từ vách núi xuống, tôi chỉ biết trốn vào một góc và khóc. Tôi trở về nhà, ở trong phòng của mình và suy nghĩ về những gì đã trải qua. Hóa ra lần này đã bị mất điểm vì sự kiêu ngạo quá mức. Lần đó tôi đã biết thất bại là như thế nào. Tôi biết lòng kiêu hãnh, chí tự đắc sẽ khiến người ta tụt lại phía sau.
Thất bại là mẹ thành côngHôm đó, tôi tràn đầy kỳ vọng và quyết tâm phải đạt từ 98 điểm trở lên trong bài kiểm tra, nhưng hóa ra những gì tôi nghĩ lại không thành hiện thực, tôi chỉ đạt 87 điểm. Lúc ấy, tôi như một trái bóng bị ném ra khỏi cửa sổ với đầy đủ sự thất vọng và chán chường. Sau khi tan học, tôi mang tâm trạng nặng trĩu về đến nhà, đôi chân như gánh lấy hai cục tạ mà trở nên mỏi nhừ, tôi đưa bài kiểm tra cho mẹ xem, mẹ chẳng giận dữ nhưng nghiêm giọng: “Thất bại là mẹ của thành công, đừng bỏ cuộc!”
Trở lại phòng ngủ, tôi leo lên bệ cửa sổ với tâm trạng phức tạp và nhìn ra ngoài: Những bông hoa vừa chớm nở đã héo trước khi rộ, những chiếc lá tưởng chừng tươi xanh kia đã bắt đầu vàng và rụng xuống, những điều này đâu phải là do bản thân của nó gây ra. Quay sang mình tôi tự nhủ: Tất cả những gì đã xảy đến không hoàn toàn phải do mình.
Ảnh minh họa
Với sự động viên của mẹ, một tia hy vọng đã bùng lên trong tôi, vì vậy tôi cảm thấy tràn đầy năng lượng để làm bài tập cho ngày hôm sau. Chẳng mấy chốc, kỳ thi lại đến, tôi bước vào phòng với tư thế sẵn sàng, ngẩng cao đầu và nghĩ thầm: Lần này nhất định mình sẽ đạt kết quả tốt! Hôm sau có kết quả, đạt điểm 99 trong kỳ thi, tôi nhảy cẫng lên vì sung sướng và háo hức về nhà cho mẹ xem thành quả.
Khi đó, bầu trời trong xanh đến lạ thường, ánh nắng rực rỡ tràn ngập khắp mặt đất, những bông hoa như ngọn lửa đang nở rộ, và những chiếc lá bừng lên những tia sáng mới, trông thật đáng yêu. Tôi hiểu sâu sắc những gì mẹ tôi nói ngày hôm đó. Thất bại sẽ trở thành động lực và đẩy bạn đến với thành công, vì vậy tôi nghĩ thất bại cũng là điều đẹp đẽ.
Rớt đại học, ừ buồn đấy, nhưng chẳng có gì ghê gớm, thành công sẽ đến với ai biết đứng lên từ thất bạiHôm nay, hàng loạt trường đại học trên cả nước đã công bố điểm trúng tuyển sau gần 2 tháng kỳ thi lịch sử được diễn ra. Trước đó, ai nấy cũng đều rạng rỡ và đầy niềm hy vọng cho một cái kết đẹp như mơ để thực sự khép lại 12 năm học trọn vẹn bằng tin vui đỗ đại học. Ấy thế mà năm nào cũng thế, có người vui thì cũng có kẻ buồn. Những cô cậu vừa bước vào tuổi trưởng thành chưa kịp nếm trải những vị ngọt của tuổi 18 thì ngay lập tức bị tạt một gáo nước lạnh vì điểm thi không đủ để theo học ngôi trường mơ ước.
Nhưng các bạn ơi, sau kỳ thi này, còn rất nhiều điều đang đợi chúng ta phía trước. Có thể kết quả của kỳ thi làm chúng ta hụt hẫng, làm chúng ta bi quan và luôn suy nghĩ rằng chúng ta đã thực sự thất bại ngay khi mới bắt đầu. Hãy cứ buồn, hãy cứ bung xõa cảm xúc đang dồn nén trong lòng, hãy cứ rơi nước mắt nếu chúng ta muốn. Sau đó hãy nhanh gạt lấy nó, gạt đi phiền muộn mà chúng ta cứ cố dằn vặt để hướng đến những điều mới mẻ phía trước.
Ảnh minh họa
Ngựa có bốn chân cũng có lúc ngã, một cuộc sống không có thất bại thì không phải là một cuộc sống trọn vẹn. Kỳ thi vào đại học giống như một chướng ngại trên đường đời vốn dĩ rất dài, thành công hay không, có lẽ bây giờ không còn quan trọng, điều quan trọng là các bạn đúc kết được gì sau kỳ thi cam go ấy. Thất bại lần này chỉ là một bước lùi trong cuộc đời để lấy đà cho những bước tiến dài hơn, rộng hơn phía trước. Đường thành công không chỉ có mỗi lối đi là cố vào một trường đại học để lấy được tấm bằng cử nhân, mà còn rất nhiều cơ hội hay ngã rẽ đang đợi ta.
Những kẻ thất bại thực sự là người gặp biến cố liền nản lòng mà không hề hay biết chính điều ấy mới là động lực để ta cố gắng. Con người ai cũng xuất phát từ thất bại, thi vào đại học không đạt yêu cầu chỉ là một trong số những lần thất bại trong cuộc đời. Điều kỳ diệu sẽ không bao giờ xảy ra trên một con đường bằng phẳng, chỉ có bước qua những khúc cua đầy bùn lầy mới để lại cho chúng ta một dấu ấn sâu đậm.
Theo Pháp luật & Bạn đọc
-
Giáo dục4 giờ trướcHơn 10 trường đại học công bố phương án tuyển sinh 2025
-
Giáo dục6 giờ trướcNăm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới so với hiện nay, đặc biệt là về đề thi.
-
Giáo dục6 giờ trướcPhụ huynh tâm sự 'con học đại học không bằng con hàng xóm học trung cấp'
-
Giáo dục17 giờ trướcTrong 2 năm học, Trường THCS Trung Hiếu xảy ra nhiều vụ học sinh đánh nhau gây thương tích nhưng hiệu trưởng không có giải pháp xử lý triệt để.
-
Giáo dục18 giờ trướcNăm 2025 là lần đầu tiên New Zealand cấp học bổng chính phủ cho học sinh Việt Nam khi nhập học tại một trong 8 trường đại học công lập ở quốc gia này.
-
Giáo dục21 giờ trướcViệc hoạch định tương lai nghề nghiệp sẽ giúp các bạn trẻ phác thảo và định hình được “con đường” phía trước một cách rõ nét nhất. Trung tâm Nhật ngữ Yuki chia sẻ 4 bước đơn giản.
-
Giáo dục1 ngày trướcGia đình Donald Trump không chỉ nổi bật với ảnh hưởng lớn trong kinh doanh, chính trị, truyền thông mà còn có một nền tảng giáo dục phong phú trải qua nhiều thế hệ.
-
Giáo dục1 ngày trướcViệc ra đề thi môn ngữ văn với yêu cầu không lấy ngữ liệu trong sách giáo khoa khiến giáo viên lúng túng, dẫn đến nhiều đề thi gây tranh cãi
-
Giáo dục1 ngày trướcNam sinh trường phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP.HCM) thắng tuyệt đối 4 vòng đấu trong trận thi tháng đầu tiên Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25.
-
Giáo dục1 ngày trước'Nhiều em học kém nhưng vẫn lên lớp đều, dẫn tới hổng nặng kiến thức. Các em này nếu muốn học tốt khi vào cấp 3 hay có mục tiêu thi đại học, không thể không học thêm', thầy giáo dạy Toán chia sẻ.
-
Giáo dục1 ngày trướcMới đây, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh một nam sinh được cho là sinh viên của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội với vẻ ngoài thanh tú, điển trai. Sau khi đăng tải, những hình ảnh này được chia sẻ nhanh chóng và thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.
-
Giáo dục2 ngày trướcMạng xã hội vừa xuất hiện đoạn clip ngắn ghi lại hình ảnh một nữ sinh bị nhóm bạn học vây đánh trên đường ở Kiên Giang, gây bức xúc.
-
Giáo dục2 ngày trướcDự thảo Luật Nhà giáo quy định, nhà giáo được tăng 1 bậc lương; giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu trước nhưng không quá 5 tuổi và không bị trừ tỷ lệ lương hưu. Nhà giáo có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc tiến sĩ được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn.
-
Giáo dục2 ngày trướcPV Tiền Phong vào vai một nhân viên giao hàng để chứng kiến quy trình nhập hàng, giao hàng của một đơn vị cung cấp thực phẩm vào bếp ăn của một số trường học trên địa bàn Hà Nội.