- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sinh viên bán dâm để trả học phí, nhà trường ‘nhắm mắt làm ngơ’
Điển hình là trường hợp của một sinh viên vì hoàn cảnh đã phải hoạt động mại dâm. Sinh viên này bị gia đình đuổi khỏi nhà và bị nhà trường đe dọa sẽ cho thôi học.
Hoàn cảnh đưa đẩy
Theo tờ Independent, các trường đại học ở Anh nên chấm dứt việc làm ngơ khi số lượng sinh viên bán dâm để trả học phí ngày một tăng.
Theo đó, chi phí ăn ở và học phí tăng cao, ứng dụng hẹn hò trực tuyến là nguyên nhân chính khiến sinh viên vướng vào mại dâm trong quá trình học tập.
Bỏ ngoài tai những chứng cứ rõ ràng, nhiều trường đại học đang “nhắm mắt làm ngơ” và trong một vài trường hợp, nhà trường cố gắng ngăn chặn các nhóm muốn hỗ trợ sinh viên đang hoạt động mại dâm.
Điển hình là trường hợp của một sinh viên vì hoàn cảnh đã phải hoạt động mại dâm. Sinh viên này bị gia đình đuổi khỏi nhà và bị nhà trường đe dọa sẽ cho thôi học.
Tổ chức English Collective of Prostitutes (viết tắt là ECP - là một nhóm bảo vệ quyền của người bị hại khi vướng vào con đường mại dâm do nghèo đói) nói với tờ Independent rằng, số lượng sinh viên tiếp cận với tổ chức đã tăng lên trong năm qua.
Ảnh: Independent
Sinh viên giấu tên của một trường đại học ở nước Anh bán dâm từ khi 18 tuổi bởi cô không đủ khả năng trả tiền thuê nhà.
Nữ sinh viên này không được bố mẹ hỗ trợ tài chính. Cô cũng cố gắng thử làm một công việc khác nhưng việc vừa đi học vừa đi làm khiến cô gặp khó khăn khi cân bằng thời gian. Cô chia sẻ: “Tôi chẳng còn sự lựa chọn nào khác”.
Cô sinh viên 22 tuổi này giờ đây muốn tiếp tục việc học để có bằng thạc sĩ và tiến sĩ. Nhưng muốn hiện thực hóa mục tiêu đó, cô phải tiếp tục bán dâm. Tuy vậy, cô bị đuổi khỏi chỗ ở và trường đại học cảnh cáo sẽ đuổi học bởi cô dính dáng đến hoạt động mại dâm.
Trong suốt buổi họp ban giám hiệu, hội đồng trường đại học đó nói rằng, họ sẽ đuổi nữ sinh này vì vi phạm đạo đức và làm cho trường mang tiếng xấu.
Cô kể lại: “Tôi rất cởi mở khi chia sẻ cuộc sống của tôi với họ trong suốt cuộc họp. Tôi hi vọng rằng buổi họp ấy mở ra để giúp đỡ tôi, không ngờ cuối cùng tôi lại bị kỷ luật.
Tôi nghĩ, họ là người muốn tôi dừng công việc này nhưng họ chính là người đã tước đi cơ hội duy nhất của tôi, đó là tấm bằng đại học. Tấm bằng là thứ duy nhất giúp tôi bước ra khỏi ‘vũng bùn’ đó”.
Không lối thoát
Nữ sinh kể trên không phải là người duy nhất. Tổ chức ECP đã phát hiện được hàng loạt trường hợp các trường đại học dọa đuổi sinh viên nếu họ không chấm dứt hoạt động mại dâm.
Bên cạnh đó, thu thập số liệu chính xác về số lượng sinh viên bán dâm là điều khó khăn vì nhiều người lo lắng họ sẽ dính vào mớ bòng bong khi danh tính của họ được công bố.
Nhưng con số thống kê được từ trang “Save the Student - Cứu lấy sinh viên” phát hiện nhiều hơn 10 người “bán cơ thể” để kiếm tiền, trong đó gồm có mại dâm, hẹn hò với "bố nuôi" hay quay video khiêu dâm.
Nổi bật nhất là xu hướng “hẹn hò với bố nuôi”, khi các thiếu nữ được trả tiền để hò hẹn với người đàn ông già hơn mình hàng chục tuổi đang dần trở nên phổ biến. Năm ngoái, một trang mạng có tên SeekingArrangement đã hút hơn trăm sinh viên đại học đăng ký tìm đối tượng.
Sự phát triển của công nghệ giúp cho mọi người tự quay video và đăng tải lên mạng một cách thuận tiện. Hệ quả là càng nhiều sinh viên tự quay clip khiêu dâm để kiếm tiền bởi việc này mang lại ít rủi ro hơn.
Ảnh: MSN News
Một sinh viên giấu tên khác của trường đại học xứ Wales chia sẻ rằng, cô chỉ hoạt động mại dâm trực tuyến. Cô nói: “Tôi mắc chứng rối loạn lo âu và việc gặp mặt người lạ khiến tôi khá căng thẳng. Mặt đối mặt không hấp dẫn tôi chút nào”.
Cô gái 23 tuổi này bắt đầu quay những video khiêu dâm từ năm 2 đại học. Cô cũng chia sẻ rằng, bạn bè cô chả ai ngạc nhiên khi cô kể cho họ công việc mà cô đang làm.
Cô ấy kiếm được khoảng 70 bảng Anh (khoảng hơn 2 triệu VNĐ) mỗi tuần nhờ việc quay video và số tiền đó được dùng để mua thức ăn.
Ngó lơ vì sợ tiếng xấu
Tuy vậy, rất ít trường đại học có mục hỗ trợ sinh viên trên trang web của họ. Thậm chí vài nhân viên trong Hiệp hội sinh viên còn bị quản trị viên chặn khi yêu cầu trường đó giúp đỡ.
Bà Watson nói: “Những trường đại học sợ mang tiếng xấu. Họ nhờ vào những bài viết tích cực để kiếm danh tiếng rồi sau đó thu hút sinh viên đến học”.
Theo ý kiến của bà Sarah Lasoye, nhân viên của Liên Hiệp Sinh viên Toàn quốc, các trường đại học nên có trách nhiệm với phúc lợi của sinh viên. Cho dù những nữ sinh kia đã đủ tuổi để nhận thức được hành vi của họ nhưng hội đồng nhà trường cần để mắt và ủng hộ sinh viên nhiều hơn nữa.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục3 giờ trước24 tân sinh viên của Đại học Khoa học và Công nghệ Macau (Trung Quốc) bị phát hiện làm giả kết quả kỳ thi tốt nghiệp PTTH Hong Kong (HKDSE) để xét tuyển vào trường.
-
Giáo dục8 giờ trướcĐể tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo cấp chứng chỉ ngoại ngữ đảm bảo công bằng, chống thi thay, thi hộ, Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung quy định cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi.
-
Giáo dục20 giờ trướcTrong buổi học, 2 thầy cô ở Trường THCS Vạn Phong (Diễn Châu, Nghệ An) xảy ra xô xát. Trường THCS Vạn Phong vừa tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các giáo viên.
-
Giáo dục20 giờ trướcHàng chục học viên lớp văn bằng 2 - VB2.13 của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 'chết đứng' khi nhận được thông tin lớp học này không tồn tại.
-
Giáo dục23 giờ trướcTổng cộng 35 trang trong luận án tiến sĩ lịch sử của một trưởng phòng ở Huế đều có đạo văn. Kết luận của Đại học Huế khẳng định tố cáo đúng.
-
Giáo dục1 ngày trướcQuy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm.
-
Giáo dục1 ngày trướcSố lượng thí sinh đăng ký thi sau đại học ở Trung Quốc giảm, cho thấy sự suy giảm niềm tin vào giá trị bằng cao học khi thị trường việc làm cho người trẻ khan hiếm.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại học Huế kết luận, trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An H, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Thừa Thiên Huế có 12 trang đạo văn.
-
Giáo dục1 ngày trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục2 ngày trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục2 ngày trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.
-
Giáo dục2 ngày trướcĐây là thiên tài độc nhất vô nhị của Việt Nam, nổi tiếng học rộng hiểu nhiều cùng vốn kiến thức uyên bác.
-
Giáo dục2 ngày trướcNữ sinh 17 tuổi người Mỹ gốc Hàn đã vượt qua kỷ lục của anh trai mình để trở thành người trẻ nhất đỗ kỳ thi lấy bằng hành nghề luật sư tại bang California.
-
Giáo dục2 ngày trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.