Sinh viên "đau xót ruột" khi thuê trọ rồi học online: Vừa đặt cọc thì trường "quay xe" cho nghỉ, quyết định đi hay ở lại đều tốn kém

Khi sinh viên/thầy cô thuộc diện F0 và F1 sẽ tổ chức học trực tuyến. Do đó, không ít sinh viên dù đã lên Hà Nội cả tháng trời nhưng vẫn phải học online phòng trọ.

Nhiều sinh viên vừa lên Hà Nội thuê trọ, chuẩn bị trở lại học trực tiếp rơi vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan" khi nhà trường hủy kế hoạch bởi số ca nhiễm Covid-19 mới tăng nhanh. Các sinh viên tỉnh lẻ lên thành phố đành phải chấp nhận học online từ nhà trọ, khi thầy cô/bạn bè hoặc chính mình trở thành F0.

Sinh viên vừa đặt cọc tiền trọ chưa kịp ở, trường đã "quay xe" thông báo học trực tuyến

Chia sẻ với chúng tôi, Lã Mạnh Hùng (21 tuổi, sinh viên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết bắt đầu tìm phòng trọ từ 2 tháng trước. Vừa học online tại nhà, cậu bạn vừa tham gia nhiều nhóm môi giới trên mạng xã hội tìm nơi ở gần trường và bạn cùng nhà.

"Khi đó, mình nghe nói một số trường dự định cho sinh viên đi học trở lại nên bắt đầu xem nhà qua mạng, phòng trường hợp nhận thông báo đột xuất. Ai ngờ, dịch bệnh căng thẳng khiến lịch học tập trung bị hoãn hết lần này tới lần khác". Anh chàng kể.

Sinh viên đau xót ruột khi thuê trọ rồi học online: Vừa đặt cọc thì trường quay xe cho nghỉ, quyết định đi hay ở lại đều tốn kém-1

Mạnh Hùng bất ngờ trước thông báo tiếp tục học online

Vài tuần trước, trường đại học của Hùng đã có thông báo về kế hoạch quay trở lại học tập trung. Nam sinh này đã sắp xếp lên Hà Nội sớm để kịp chọn phòng trọ rẻ, sạch sẽ, gần trường. "Thời điểm này, nhiều sinh viên cũng ráo riết đi '"săn trọ'' để chuẩn bị đi học từ giữa tháng 2 hoặc đầu tháng 3, nên tìm được chỗ ở hợp lý không dễ. Vì đó, mình thấy hụt hẫng khi lại phải học online đột ngột, rơi vào thế bị động vì không biết bao giờ mới được gặp bạn bè, thầy cô".

Đọc thông báo hoãn lịch học tập trung, Mạnh Hùng nửa thấy thất vọng, nửa may mắn. Chỉ một ngày trước khi nhận thông báo hủy đến trường, cậu bạn mới hẹn chủ thuê để ký hợp đồng phòng trọ."Đáng lẽ đầu tháng 3, mình sẽ được học trực tiếp nên chỉ nhờ bạn bè đi xem phòng và đặt cọc trước. Ai ngờ tiền còn chưa đưa mà đã phải hủy. Dù chủ nhà đã thông cảm, mình vẫn thấy tiếc vì sợ đến lúc đi học lại sẽ không tìm được nơi ở giá hợp lý, gần trường như thế nữa", Hùng tâm sự.


Sinh viên than tốn kém khi học online từ nhà trọ, phân vân không biết nên đi hay ở

Nhiều sinh viên sau khi thấy trường quay trở lại hình thức học trực tuyến bắt đầu lo lắng. Không biết khi nào trường mình "quay xe", sợ trường thay đổi bất ngờ khiến mình rơi vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan".

Thảo Trang (21 tuổi, sinh viên ngành Kiểm toán, Học viện Ngân hàng) cho biết đang dần làm quen với phương thức học tập mới sau quãng thời gian dài học online tại nhà. Lớp học vắng vẻ, số lượng F0, F1 nhiều vô kể là những điều cô bạn cảm nhận sau 1 tháng đi học tại trường.

"Mình rất lo lắng khi nếu trường thông báo chuyển sang hình thức học trực tuyến hẳn vì hiện tại trường mình đang kết hợp giữa hình thức học online và offline 50-50. Do tình hình giảng viên và sinh viên mắc F0 khá nhiều nên hầu như các lớp tín của mình đang học trực tuyến, còn lớp học trực tiếp trên giảng đường thì số lượng sinh viên không nhiều, chỉ khoảng 30-40 người. Có những hôm ca 1 mình vừa học online ở trọ xong, ca 2 học offline tại trường khiến mình phải sắp xếp thời gian đến ngay giảng đường cho kịp giờ học.

Với cả mình cũng đã thuê trọ và đóng tiền trọ hàng tháng, nếu giờ trường "quay xe" thì việc quay trở về quê là điều rất khó khăn vì mình sợ sẽ mang bệnh về cho gia đình và đồ đạc vận chuyển cũng khá tốn kém". Nữ sinh tâm sự.

Sinh viên đau xót ruột khi thuê trọ rồi học online: Vừa đặt cọc thì trường quay xe cho nghỉ, quyết định đi hay ở lại đều tốn kém-2

Sinh viên đau xót ruột khi thuê trọ rồi học online: Vừa đặt cọc thì trường quay xe cho nghỉ, quyết định đi hay ở lại đều tốn kém-3

Thảo Trang lo lắng nếu trường quay xe sẽ rơi vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan"

Với ai đã khá quen thuộc khi nhắc đến chuyện tìm trọ, đặt cọc tiền trọ rồi phải tiếp tục học online, bạn Mai Phương (21 tuổi, sinh viên năm 3, Học viện Báo chí & Tuyên truyền) cho biết đã quá quen với những lần "quay xe" của trường tùy theo tình hình dịch bệnh hiện nay.

"Trải qua rất nhiều lần trường mình "quay xe", đặc biệt mình còn đang được học trong một ngôi trường với biệt danh "Học viện Ú Òa" nữa nên mình cảm thấy không còn ngạc nhiên với điều này. Hiện tại mình vẫn duy trì đóng tiền trọ, tuy tình hình kinh tế của mình ảnh hưởng khá nhiều nhưng "có vẫn còn hơn không" mà.". Cô bạn chia sẻ.

Sinh viên đau xót ruột khi thuê trọ rồi học online: Vừa đặt cọc thì trường quay xe cho nghỉ, quyết định đi hay ở lại đều tốn kém-4

Mai Phương đã quá quen thuộc với thông báo "quay xe" của trường

Còn với Đức Thắng (22 tuổi, sinh viên năm 4, Đại học Xây dựng) cho biết: "Hiện tại trường mình vẫn tổ chức dạy trực tuyến kết hợp với dạy trực tiếp xen kẽ nhau. Nếu các lớp nào có tình trạng sinh viên nhiễm F0 nhiều thì sẽ chuyển sang học online. Là trường kĩ thuật phải thực hành nhiều với các vật mẫu nên mình cũng khá lo lắng nhưng mà việc học quan trọng mà nên phải cố gắng khắc phục thôi.

Nếu trường có thông báo mới thì mình vẫn quyết định ở lại Hà Nội. Vì hiện tại mình có đi làm thêm, nên mình vẫn duy trì vừa học vừa làm chứ không về quê nữa".

Sinh viên đau xót ruột khi thuê trọ rồi học online: Vừa đặt cọc thì trường quay xe cho nghỉ, quyết định đi hay ở lại đều tốn kém-5

Đức Thắng vẫn quyết định ở lại Hà Nội nếu trường có thông báo mới

Sinh viên bất đắc dĩ trở thành F0 và F1

Nhắc lại câu chuyện trở thành F0 của mình, cô bạn Nguyễn Lê Hà Trang (sinh viên năm 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cũng rơi vào tình cảnh "dở khóc dở cười" khi vừa đặt chân lên Hà Nội đã đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh mà không có người thân bên cạnh.

Cũng như những sinh viên khác, khi chuẩn bị hành trang lên Hà Nội trở lại học tập trung tại trường nhưng trường thay đổi phút chót khiến cô bạn phải rơi vào cảnh phải học online tại trọ của mình.

Vài ngày sau khi ở phòng trọ, Trang nhận thấy bản thân có một số triệu chứng bất thường. Nữ sinh đã test nhanh tại nhà và có kết quả dương tính với Covid-19.

"Từ lúc xuống Hà Nội, mình hầu như ở phòng trọ 24/24, cũng không biết lây từ ai. May mắn phòng trọ của mình khép kín, mình ở tầng 2 không chung chủ nên việc cách ly khá thuận tiện. Nhưng đối mặt với việc lần đầu thành F0 mà không có gia đình bên cạnh nên mình cũng khá buồn.

Việc đầu tiên là mình thông báo với bác chủ trọ, nhờ bạn cùng phòng mua đồ ăn, thuốc men và đồ dùng cần thiết. Bố mẹ mình lo lắng lắm, thường xuyên gọi điện hỏi thăm tình hình sức khỏe và căn dặn những điều cần thiết.

Với một đứa có sức đề kháng tốt như mình và thường xuyên duy trì việc uống vitamin nên mình cũng không bị nặng mấy. Điều quan trọng khi mắc bệnh là bạn phải ăn uống điều độ, uống nhiều nước, tập thở, thường xuyên xông để điều hòa nhịp thở tốt hơn. Uống thuốc theo chỉ định và bổ sung thật nhiều vitamin C. Nên sau vài ngày mình đã âm tính".

Sinh viên đau xót ruột khi thuê trọ rồi học online: Vừa đặt cọc thì trường quay xe cho nghỉ, quyết định đi hay ở lại đều tốn kém-6

Sinh viên đau xót ruột khi thuê trọ rồi học online: Vừa đặt cọc thì trường quay xe cho nghỉ, quyết định đi hay ở lại đều tốn kém-7

Hiện tại, Hà Trang đã khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng

Nhìn chung, trong bối cảnh hiện nay, sinh viên đã dần làm quen với hình thức học tập mới. Những khó khăn hay bất cập trong quá trình giảng dạy là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, các trường Đại học cần có phương án giải quyết hợp lý và đảm bảo chất lượng dạy học cho cả sinh viên đang là đối tượng cách ly tại nhà.

Trên mạng xã hội, Đoàn trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội phát đi thông báo đến các đoàn viên, sinh viên không may bị nhiễm Covid-19. Theo đó, mỗi sinh viên là F0 sẽ được nhà trường hỗ trợ 1 triệu đồng. Trường cũng lưu ý đoàn viên, sinh viên khai báo tạm trú để được hỗ trợ tại nơi ở và liên hệ bác sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

Theo Pháp luật & Bạn đọc


học online

Sinh viên


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.