Sinh viên vay nợ vào đại học nhưng ra trường làm việc trái ngành

Hiện nay, nhiều sinh viên ra trường phải chấp nhận làm các công việc không đúng chuyên môn và nhận mức lương không tương xứng trong thời gian dài. Thực tế này phần nào phản ánh công tác hướng nghiệp ở bậc phổ thông còn nhiều “lỗ hổng”.

Nhiều sinh viên tốt ngiệp đại học làm công việc trái ngành

Theo một nghiên cứu gần đây của Đại học Kansas (top 50 trường đại học công lập tốt nhất Mỹ), chênh lệch thu nhập giữa những người lao động có trình độ đại học làm việc đúng chuyên ngành so với những người làm trái ngành đã tăng hơn một nửa từ năm 1993 đến năm 2019. 

Xu hướng đáng lo ngại này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến các sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng phải làm việc ngoài lĩnh vực chuyên môn của mình.

Các kết quả nghiên cứu này đến trong bối cảnh sinh viên, phụ huynh và các nhà lập pháp tranh luận về vai trò của đại học trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho sinh viên

Dữ liệu của National Student Clearinghouse cho thấy số lượng sinh viên nhập học vào đại học giảm 8% so với năm 2019, và 40,4 triệu sinh viên theo học đại học đã rời khỏi trường mà không có bằng cấp vào năm 2021.

“Quá nhiều sinh viên học đại học mà không biết họ muốn đạt được gì hoặc làm thế nào để đạt được mục tiêu đó”, Michael B. Horn và Bob Moesta, đồng tác giả của cuốn sách về chọn trường đại học “Làm thế nào để đưa ra quyết định học tập hiệu quả trong suốt cuộc đời bạn” viết.

Cũng trong một bài luận với Education Week, hai ông bày tỏ quan điểm: “Cam kết dành 4 năm cho học đại học đồng thời gánh nhiều khoản nợ mà không có đủ sự đam mê và nỗ lực tập trung cho học tập thì rất mạo hiểm.”

Để thực hiện nghiên cứu về đề tài, các nhà nghiên cứu Hugh Cassidy và Amanda Gaulke đã sử dụng dữ liệu từ Khảo sát Quốc gia về các tân cử nhân đại học để so sánh trình độ học vấn, bằng cấp chuyên ngành và công việc của họ sau tốt nghiệp trên khắp nước Mỹ từ năm 1993 đến 2019.

Nhìn chung, năm 2019, 83% tân cử nhân đại học đã tìm được công việc có liên quan đến chuyên ngành sau khi tốt nghiệp, tăng 2 phần trăm so với năm 1993. 

Tuy nhiên, đối với các tân cử nhân người da màu và gốc La-tinh, chỉ khoảng 78% trong số họ có việc làm phù hợp với chuyên môn của mình sau tốt nghiệp.

Các nhà nghiên cứu kết luận: “Những con số này có thể giải thích lý do vì sao, mặc dù lợi ích của việc học đại học đã tăng trong những năm 1990, nhưng tỉ lệ nhập học và hoàn thành đại học không đồng bộ”.

Trong khi khoảng 40% sinh viên tốt nghiệp đã làm việc ngoài lĩnh vực chuyên môn nhằm kiếm được nhiều tiền hoặc thăng tiến nhanh hơn, Cassidy và Gaulke nhận thấy phần lớn những người làm trái ngành như họ kiếm được ít tiền hơn và công việc họ làm không cần đến kiến thức chuyên ngành được dạy ở trường hay nói cách khác là giáo dục đại học bị bỏ phí.

“Một trong những điều chúng ta biết là con người thường có xu hướng gắn bó trong nghề nghiệp. Nếu công việc đầu tiên của bạn sau khi tốt nghiệp đại học liên quan chặt chẽ đến những gì bạn học, các công việc tương lai của bạn cũng sẽ có xu hướng tương tự trong suốt sự nghiệp”, Zack Mabel, một giáo sư nghiên cứu về giáo dục và kinh tế tại Trung tâm Giáo dục và Lao động của Đại học Georgetown, nói.

Nâng cao hệ thống tư vấn nghề nghiệp cho học sinh

Trên cương vị là người nghiên cứu về mối liên hệ giữa giáo dục phổ thông với việc hướng nghiệp, ông nhận định: “Cần có nhiều chính sách và đầu tư nguồn lực để giúp học sinh có nhiều cơ hội việc làm phù hợp hơn. 

Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần một hệ thống tư vấn nghề nghiệp toàn diện liên kết giữa trung học, đại học và nghề nghiệp để giúp cá nhân hiểu được mình có khả năng theo đuổi ngành nghề gì”.

Ông cho rằng các chương trình dự bị đại học ở trường trung học nên yêu cầu học sinh tìm hiểu sâu hơn các chuyên ngành cơ bản và học phí ở từng trường đại học, để biết được cơ sở giáo dục phù hợp với chuyên ngành họ quan tâm và thu nhập trung bình cho mỗi chuyên ngành trong các chương trình đào tạo khác nhau. 

Ví dụ, Văn phòng Kinh tế Giáo dục của Virginia (Mỹ) cung cấp thông tin cho học sinh về cơ hội việc làm trong địa phương và bằng cấp cần thiết để theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực đó. 

Theo Mabel, các trường THPT nên tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội tiếp xúc thực tế với nghề nghiệp bằng các chương trình kiến tập, thực tập và  học việc để giúp các em hiểu rõ hơn về môi trường làm việc trong các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau.

Ví dụ, nhiều trường học đã nỗ lực để thu hút nhiều sinh viên tham gia các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật, đặc biệt là nữ giới phải đánh đổi nhiều hơn so với sinh viên tốt nghiệp trong các lĩnh vực khác như nghệ thuật tự do. 

Mặc dù tỉ lệ nữ giới tốt nghiệp ngành STEM đã cao hơn so với trước đây, song họ ít có khả năng được tuyển dụng vào các lĩnh vực này so với nam giới, một phần là do họ gặp khó khăn trong cân bằng giữa công việc và cuộc sống hoặc ít có cơ hội thăng tiến.

 

Theo vietnamnet.vn

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/sinh-vien-vay-no-vao-dai-hoc-nhung-ra-truong-lam-viec-trai-nganh-2138647.html

Sinh viên


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.