- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
'Sóng' F0 tấn công trường học: Kiểm tra, đánh giá thế nào cho công bằng?
Còn khoảng hơn 2 tháng nữa kết thúc năm học nhưng các trường học ở Hà Nội đang đối diện với những đợt “sóng” F0 ở cả học sinh lẫn giáo viên cùng với đó là nỗi lo và thi thế nào cho công bằng.
Trường THCS Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) từ khi cho học sinh 3 khối lớp đi học trực tiếp đã phải đầu tư thêm thiết bị cho 2 phòng học trực tuyến. Những học sinh F0, F1 nghỉ học ở nhà sẽ dồn sang lớp học trực tuyến này. Các em bắt buộc học theo thời khoá biểu lớp khác để theo kịp chương trình trong suốt tuần học trực tuyến.
Các trường lo chất lượng dạy học khi đối mặt với năm học quá nhiều xáo trộn. Ảnh: Quỳnh Anh |
Ông Nguyễn Văn Hậu, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mê Linh cho biết, huyện có khoảng 60.000 học sinh các cấp, trong đó có khoảng 15.000 học sinh là F0, F1. Riêng F0 có gần 7.000 em. Hiện chỉ còn 6 trường THCS có dịch ở mức độ 1-2 được dạy học trực tiếp; 14 trường phải dạy trực tuyến.
Về kế hoạch kiểm tra, đánh giá học sinh giữa kỳ sắp tới, Phòng GD&ĐT yêu cầu các trường học chủ động, trong đó tiểu học sẽ phải kiểm tra trực tuyến (nếu học sinh chưa được đến trường). Riêng học sinh lớp 7-9 sẽ cố gắng tối đa để kiểm tra trực tiếp trên lớp nhằm đảm bảo chất lượng. “Có thể sẽ phải kiểm tra 2-3 đợt vì học sinh F0, F1 nghỉ và đi học rải rác tuy nhiên cố gắng thực hiện đánh giá trực tiếp cho tất cả học sinh. Việc này ngoài mục đích nắm bắt kiến thức học sinh đạt được còn nhằm đảm bảo công bằng cho các em”, ông Hậu nói.
Nên cho học sinh F1 tới trường
Trường THCS Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai (Hà Nội) chỉ hơn 3 tuần học trực tiếp, số học sinh mắc COVID-19 chiếm khoảng 1/5. Mỗi học sinh F0 lại “cõng” thêm 4-5 em F1 buộc phải chuyển trạng thái học tập. Do đó, học sinh đến trường học trực tiếp thực chất mỗi ngày có khi chỉ đạt 40%. Chưa kể, trường có 116 giáo viên đến nay cũng có tới 40 trường hợp thành F0. Đến nay, phường có dịch mức độ 3, toàn trường lại dạy trực tuyến.
Bà Đặng Thị Thu Hà, Hiệu trưởng nhà trường nói, việc kiểm tra, đánh giá trực tuyến khó có thể đảm bảo được chất lượng, điểm số không phản ánh đúng thực chất. “Tôi cho rằng, nên cho học sinh F1 test nhanh có kết quả âm tính thì đi học trực tiếp thay vì nghỉ nhiều ngày như hiện nay”, bà Hà kiến nghị.
Ông Lê Xuân Trung, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Lợi, quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết, sau 1 tháng dạy học trực tiếp cho học sinh lớp 10, 11, 12 đến nay có khoảng 40% học sinh là F0, F1. Do đó, bài kiểm tra, đánh giá kiến thức giữa kỳ sắp tới cũng phải thực hiện theo 2 phương án trực tiếp và trực tuyến. “Đa số học sinh F0 đều có biểu hiện nhẹ, có thể học trực tuyến được nên vẫn đảm bảo để tham gia kiểm tra, đánh giá. Về mặt kỹ thuật, thầy trò cũng đã quen nên không gặp khó khăn, tuy nhiên do ở nhà quá lâu, một số học sinh có tâm lý thích ở nhà học trực tuyến, kiểm tra qua mạng hơn đến trường”, ông Trung nói.
Cũng theo ông Trung, sắp tới nên cho học sinh F1 đi học vì học sinh đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, biểu hiện với bệnh cũng khá nhẹ. “Hiện nay, một số phụ huynh chiều chuộng, báo con là F1 để nghỉ ở nhà học trực tuyến. Với năm học nhiều xáo trộn như năm nay sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Nhất là học sinh lớp 12 chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và nhiều bài thi đánh giá năng lực của các trường ĐH”, Trung nói.
Theo Tiền Phong
-
Giáo dục12 giờ trướcĐể phù hợp với kỳ thi tốt nghiệp THPT từ 2025 trở đi, nhiều trường đại học bổ sung các tổ hợp xét tuyển với môn mới như Tin học, Công nghệ, Giáo dục kinh tế...
-
Giáo dục18 giờ trướcGiáo viên làm việc tại các trường công lập của Hà Nội thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
-
Giáo dục1 ngày trướcTheo thông tin từ lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, hàng nghìn giáo viên sẽ nhận thưởng theo Nghị định 73 sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
-
Giáo dục1 ngày trướcVũ Minh Đức, chàng trai chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Bắc Ninh, vừa trở thành thủ khoa kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 năm 2025 của ĐH Bách khoa Hà Nội. Đây cũng là thí sinh đạt mức điểm cao nhất từ trước tới nay tại kỳ thi này.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrường Đại học Thủ Dầu Một ở Bình Dương đã trả lại số tiền khoảng 21 tỷ đồng học phí thu sai cho hơn 10.000 sinh viên, trong vụ thu sai 37 tỷ đồng.
-
Giáo dục1 ngày trướcKhông chỉ có miễn giảm học phí, nhiều trường hợp học sinh còn được hỗ trợ chi phí học tập hàng tháng theo quy định.
-
Giáo dục1 ngày trướcDưới đây là dự báo 3 ngành học cơ hội việc làm rộng mở trong 5 năm tới, bạn có thể tham khảo thêm để có lựa chọn phù hợp.
-
Giáo dục1 ngày trướcNghỉ Tết, học sinh nghỉ ở nhà nhưng vẫn áp lực với bài tập chất chồng. Tâm lí lo lắng ăn Tết quên kiến thức là nguyên nhân dẫn đến việc nhiều học sinh nghỉ Tết vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ học tập như ngày thường.
-
Giáo dục1 ngày trướcHàng chục trường học trên địa bàn thị xã An Khê (Gia Lai) đã chi sai phụ cấp ưu đãi cho giáo viên số tiền hơn 8,8 tỷ đồng, nay bị truy thu để trả lại ngân sách nhà nước.
-
Giáo dục1 ngày trướcLà ngày làm việc cuối cùng trước khi bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 nhưng hàng nghìn giáo viên Hà Nội vẫn chưa nhận được tiền thưởng.
-
Giáo dục2 ngày trướcLiên quan đến quy định mới về dạy thêm, học thêm, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu Bộ GD&ĐT rà soát để kịp thời có giải pháp.
-
Giáo dục2 ngày trướcViệc phụ huynh cho con tham gia lớp tiền tiểu học ngày càng trở nên phổ biến, nhưng liệu giáo viên dạy thêm tiền tiểu học này có đúng quy định?
-
Giáo dục2 ngày trướcNgoài việc sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh, một số đại học top đầu xu hướng mở rộng các kỳ thi riêng trong năm 2025.
-
Giáo dục2 ngày trướcĐể tăng thêm nguồn thu nhập, nhiều giáo viên quyết định lựa chọn tham gia vào các lớp dạy thêm ngoài nhà trường.