Thần đồng tự tử ở tuổi 14 vì áp lực học tập

Sự ra đi của thần đồng Đàm Dao ở tuổi 14 vì áp lực học tập là bài học để cảnh tỉnh các bậc phụ huynh không nên ép con phải sống theo sự kỳ vọng của bố mẹ.

Sống gượng ép theo sự kỳ vọng của bố mẹ

Đàm Dao (sinh năm 1994 tại thị trấn Bách Lý Châu, thành phố Chi Giang, Trung Quốc) sinh ra trong một gia đình bố mẹ đều là giáo viên. 2 tuổi, Đàm Dao đã thể hiện tố chất là thần đồng. Do đó bố mẹ Đàm Dao quyết định cho con đi học sớm trước tuổi.

Thần đồng tự tử ở tuổi 14 vì áp lực học tập-1

Đàm Dao - thần đồng của Trung Quốc tự tử ở tuối 14 vì áp lực học tập.

4 tuổi, Đàm Dao vào lớp 1 và có thành tích cao nhất lớp. 6 tuổi, cô hoàn thành xong chương trình lớp 4. Trong thời gian 6 năm học cấp 1, Đàm Dao liên tục vượt cấp, nên cô chỉ mất 4 năm để hoàn thành chương trình tiểu học.

9 tuổi, Đàm Dao chuyển đến trường trung học Lưu Hạng ở Bách Lý Châu. Hiệu trưởng trường Lưu Hạng cho biết: “Đàm Dao là một cô bé cá tính. Ngoài thành tích học tập đặc biệt, Dao có thể ca múa và đánh đàn, thích thể dục”. 12 tuổi, cô là học sinh của một trường cấp 3 chuyên trọng điểm số 1 ở Chi Giang.

Chuỗi ngày bi kịch

Lên cấp 3, thành tích học tập của Đàm Dao ngày càng kém. Hai lần Đàm Dao bị điểm môn toán dưới trung bình nhưng cô giấu mẹ. Đến khi mẹ Đàm Dao biết chuyện đã lên trường hỏi thầy giáo, điều này khiến Đàm Dao xấu hổ với bạn bè.

Ngoài ra, trong giờ học Đàm Dao còn làm việc riêng, bị thầy cô bắt được. Thầy Lý Khai Tùng - giáo viên chủ nhiệm của Đàm Dao cho biết, trong tiết tiếng Anh cô đã đọc tạp chí. Đây là lần thứ 3 Đàm Dao làm việc này.

Sau giờ học, Đàm Dao bị thầy giáo gọi lên bục giảng cảnh cáo trước cả lớp. Thầy chủ nhiệm nói với Đàm Dao: “Trong tuần này em không đạt được thành tích tốt, mà còn làm việc riêng trong giờ. Nên em phải mời phụ huynh đến trường để trao đổi".

Kể từ khi bị thầy giáo trách phạt, Đàm Dao có những cư xử lạ. Cô không nói chuyện, vui vẻ với các bạn như trước. Bi kịch ập đến, ngày 6/3/2008 thầy giáo phát hiện Đàm Dao mất tích, trên bàn học của cô có một lá thư tuyệt mệnh.

Ngay lập tức, nhà trường và gia đình đi tìm kiếm Đàm Dao. Đến ngày 8/3/2008, mọi người phát hiện thi thể của Đàm Dao nổi lên trong ao nước sát trường.

Theo tờ Sina, cả cuộc đời Đàm Dao là những chuỗi ngày sống trong kỳ vọng, áp lực của bố mẹ. Cô không có tuổi thơ, phải đi học sớm. Đàm Dao không được phép mắc sai lầm của tuổi trẻ, luôn phải cố gắng để đạt được thành tích cao trong học tập.

Lá thư tuyệt mệnh

Mở đầu bức thư, Đàm Dao viết: “Con mong bố mẹ hãy tha lỗi cho đứa con bất hiếu này. Con biết bố mẹ sẽ rất đau khổ. Nhưng con xin bố mẹ đừng vì chuyện này mà ảnh hưởng tới sức khỏe, nếu không, ở thế giới khác, con sẽ rất đau lòng”.

Trong thư Đàm Dao cho biết, đã quá mệt mỏi và muốn giải thoát bản thân sang thế giới khác: “Con còn nhớ, hồi con học lớp 7, đã có một bạn cùng khối tự sát. Lúc đó có người hỏi con có dám tự sát hay không, con chỉ mỉm cười rồi nói điều đó không thể nào. Thế nhưng giờ đây con đã mệt rồi".

"Vì con là đứa con duy nhất nên bố mẹ đã quá kỳ vọng. Con xin lỗi vì đã làm bố mẹ thất vọng”, Đàm Dao viết.

Thần đồng tự tử ở tuổi 14 vì áp lực học tập-2

Sự ra đi đột ngột của Đàm Dao là cú sốc lớn đối với bố mẹ.

Cô cho biết, áp lực học tập ở trường rất nặng nề: “Giáo viên chủ nhiệm luôn quản con rất nghiêm khắc. Thầy luôn nói con không được đọc sách ngoại khóa trong giờ học, đối với con điều này vô cùng khó khăn. Đây là lần thứ 3 thầy phát hiện ra con làm điều này, con không muốn phải đối mặt với nó nữa. Con đã làm mất mặt bố mẹ...”.

Cái chết của thần đồng gây xôn xao dư luận

Sự ra đi của thần đồng Đàm Dao ở tuổi 14 đã gây ra nhiều tranh cãi. Nhà nghiên cứu Tôn Vân Hiểu tại Trung tâm Nghiên cứu Thanh thiếu niên Trung Quốc cho biết: “Chỉ vì bị thầy giáo phê bình mà Đàm Dao tự tử, có khả năng cao em bị vấn đề tâm lý”. Trong thư tuyệt mệnh Đàm Dao nhiều lần nhắc đến “kỳ vọng”, “áp lực” và “mệt mỏi”. Điều này cho thấy việc tự tử của Đàm Dao không phải ngẫu nhiên

Tôn Vân Hiểu nói thêm, sở dĩ Đàm Dao cảm thấy áp lực rất lớn là do sự khác biệt giữa tuổi tác so với các bạn trong lớp và các kỳ vọng của bố mẹ gây ra. Mặc dù tuổi còn nhỏ, nhưng Đàm Dao được truyền thông Trung Quốc xây dựng hình tượng là một thần đồng. Điều này vô hình trở thành áp lực, thậm chí còn là gánh nặng khiến Đàm Dao không thể chịu đựng, vô tình “chiếm đoạt” đi những quyền tự do của một cô bé chưa đủ tuổi vị thành niên.

 Theo VietNamNet


Thần đồng


  • Chuyện chưa kể về clip học trò mang cua tặng cô giáo thu hút 16 triệu lượt xem
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Đoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh học trò vùng cao mang những món quà giản dị như cua núi, gừng, hoa lá ven đường... tặng cô giáo, thu hút hơn 16 triệu lượt xem và nhận về nhiều phản hồi tích cực.
  • Loạt trải nghiệm hấp dẫn ở Trung tâm Nhật ngữ Yuki dịp 20/11
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
  • Hiệu trưởng 'ghế nhựa' và ngôi trường 100 tỷ ở vùng biên giới
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Từng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
  • Những 'cú sốc' du học
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Chuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
  • 'Lương thấp dễ khiến giáo viên giảm động lực với nghề'
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.