- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thắng 'nghẹt thở', Xuân Mạnh giành vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia
Sau khi Minh Triết nhường câu trả lời cho 2 người còn lại, nam sinh đến từ Thanh Hóa - Xuân Mạnh đã xuất sắc chạm tay vào vòng nguyệt quế. Quán quân sẽ nhận thưởng kỷ lục là 50.000 USD (khoảng 1,2 tỷ đồng).
8h30 sáng nay 8/10, chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23 được truyền hình trực tiếp trên VTV3.
4 thí sinh góp mặt tại trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm 2023, gồm: Nguyễn Việt Thành (Trường THPT Sóc Sơn, Hà Nội); Nguyễn Minh Triết (Trường THPT Chuyên Quốc học, Thừa Thiên - Huế); Lê Xuân Mạnh (Trường THPT Hàm Rồng, Thanh Hóa) và Nguyễn Trọng Thành (Trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng).
Vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23. Ảnh: Thạch Thảo
Chiếc vé đầu tiên vào chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm 2023 thuộc về Nguyễn Việt Thành, học sinh Trường THPT Sóc Sơn (Hà Nội), người về nhất trận thi quý 1. Đây là năm thứ 2 Trường THPT Sóc Sơn có thí sinh vào chung kết.
Nguyễn Minh Triết, học sinh Trường THPT chuyên Quốc học Huế, là thí sinh hạng nhất quý 2 để lọt vào chung kết năm 2023. Sự chiến thắng ở quý 2 của Minh Triết đã giúp Trường THPT chuyên Quốc học Huế có học sinh tranh tài ở chung kết Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 6, nhiều nhất cả nước.
Đứng đầu quý 3 là học sinh Lê Xuân Mạnh, học sinh Trường THPT Hàm Rồng (Thanh Hóa). Đây là lần đầu tiên ngôi trường này có thí sinh vào chơi chung kết Đường lên đỉnh Olympia. Thí sinh giành chiến thắng trận quý 4 là Nguyễn Trọng Thành, học sinh Trường THPT Trần Phú (Hải Phòng).
Nam sinh Lê Xuân Mạnh đến từ Thanh Hóa là chủ nhân vòng nguyệt quế năm nay. Ảnh: Thạch Thảo
Bên cạnh vòng nguyệt quế, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23 sẽ nhận được giải thưởng trị giá 50.000 USD. Đây là mức giải thưởng cao nhất từ trước tới nay. Đồng thời, giải thưởng đối với các thí sinh đạt giải Nhì và giải Ba cũng tăng lên gấp đôi so với năm ngoái.
Cụ thể, thí sinh giành được giải Nhì sẽ nhận được phần thưởng 200 triệu đồng. Thí sinh giành giải Ba nhận được phần thưởng 100 triệu đồng. Bốn MC Sơn Lâm, Trần Ngọc, Tuyết Ngân và Huyền Trang sẽ có mặt tại các điểm cầu chuẩn bị cho buổi ghi hình trực tiếp chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia 2023
10h: 4 nhà "leo núi" bước vào phần thi Về đích
Đây là phần thi mang tính quyết định. Các thí sinh đã tiến đến rất gần với vòng nguyệt quế. Trọng Thành chọn gói 3 câu hỏi 20 điểm. Ở câu hỏi đầu tiên, Trọng Thành không đưa ra câu trả lời chính xác. Việt Thành đã giành quyền trả lời và đưa ra đáp án đúng. Sau câu hỏi này, Việt Thành có thêm 20 điểm, nâng điểm số lên thành 140. Trong khi đó, Trọng Thành mất 20 điểm và chỉ còn 145 điểm.
Ở câu hỏi thứ hai là câu hỏi Tiếng Anh và kịch bản tương tự tiếp tục diễn ra. Trọng Thành tiếp tục không đưa ra câu trả lời chính xác. Lần này, Minh Triết đã giành quyền trả lời và đưa ra đáp án đúng, qua đó thêm 20 điểm, nâng điểm số lên thành 90. Trọng Thành mất 20 điểm và chỉ còn 125 điểm.
Khoảnh khắc Việt Thành để tuột điểm vào tay Trọng Thành, nâng mức điểm của Trọng Thành từ 195 lên 215. Ảnh: Thạch Thảo
Ảnh: Thạch Thảo
Ở câu hỏi thứ ba, Trọng Thành quyết định chọn ngôi sao hy vọng. Đáp án của câu hỏi này gây tranh luận ở sân khấu cuộc thi. Ban đầu MC của chương trình đã thông báo câu trả lời của Trọng Thành không chính xác. Việt Thành sau đó giành quyền trả lời và đưa ra một đáp án khác. Tuy nhiên, sau khi Trọng Thành nêu ý kiến về đáp án, câu trả lời của em cuối cùng lại được ban cố vấn của chương trình công nhận. Việt Thành có chút ý kiến về tính chính xác của câu hỏi. Tuy nhiên, chung cuộc, ban tổ chức vẫn quyết định Trọng Thành có điểm ở câu hỏi này, lên thành 165 điểm.
Ở lượt thi của mình, Việt Thành chọn gói câu hỏi 30 - 20 - 20 điểm. Ở câu hỏi đầu tiên, Việt Thành không đưa ra được câu trả lời chính xác. Lần này, Trọng Thành giành quyền trả lời với một đáp án vô cùng chính xác, qua đó giành được thêm 30 điểm, lên thành 195. Việt Thành bị mất 30 điểm chỉ còn 110 điểm. Ở câu hỏi thứ hai, kịch bản này tiếp tục tái diễn. Với giá trị câu hỏi 20 điểm, Trọng Thành giành thêm 20 điểm, lên thành 215 điểm sau khi giành quyền trả lời đúng. Việt Thành tiếp tục bị mất 20 điểm, còn 90 điểm.
Ở câu hỏi thứ ba, Việt Thành trả lời đúng và kết thúc phần thi của mình với 110 điểm.
Xuân Mạnh bước vào phần thi của mình với tâm thế “không còn gì để mất” và chọn gói 3 câu hỏi 30 điểm. Ở câu hỏi đầu tiên, Xuân Mạnh trả lời đúng, nâng điểm số lên thành 130 điểm. Ở câu hỏi thứ hai, Xuân Mạnh không đưa ra được câu trả lời, tuy nhiên không bị mất điểm do Việt Thành giành quyền trả lời nhưng cũng không chính xác. Việt Thành bị trừ 15 điểm, chỉ còn 95 điểm.
Xuân Mạnh bước vào phần thi của mình với tâm thế “không còn gì để mất”. Ảnh: Thạch Thảo
Ở câu hỏi cuối cùng, Xuân Mạnh đã chọn ngôi sao hy vọng và xuất sắc trả lời đúng, có thêm 60 điểm và kết thúc phần thi của mình với 190 điểm. Lúc này Xuân Mạnh bỗng có điểm số vươn lên vị trí thứ hai đoàn leo núi, chỉ còn kém người tạm dẫn đầu là Trọng Thành (215) là 25 điểm. Phần thi tốt của Xuân Mạnh khiến không khí trường quay trở lên sôi động và trận đấu trở nên căng thẳng hơn trước khi bước vào phần thi cuối cùng của Minh Triết.
Minh Triết giành được điểm ở ngay câu hỏi đầu tiên. Ở phần thi của mình, Minh Triết cũng chọn gói 3 câu hỏi 30 điểm. Ở câu hỏi đầu tiên, Minh Triết trả lời đúng và giành thêm 30 điểm, nâng điểm số lên thành 120. Ở câu hỏi thứ hai, Minh Triết không đưa ra câu trả lời đúng. Xuân Mạnh đã xuất sắc giành quyền trả lời với một đáp án đúng và có thêm 30 điểm, nâng điểm số lên thành 220 điểm. Cuộc thi bỗng chốc trở nên gay cấn hơn bao giờ hết, khi trước câu hỏi cuối cùng của cuộc thi, Xuân Mạnh tạm có điểm số vươn lên dẫn đầu đoàn leo núi. Lúc này, Trọng Thành kém Xuân Mạnh đúng 5 điểm.
Kịch bản đầy kịch tính đã diễn ra, khi ở câu hỏi cuối cùng, Minh Triết không trả lời, nhường quyền cho 2 nhà "leo núi" còn lại. Trọng Thành đã bấm chuông giành quyền trả lời. Thế nhưng, đáp án mà em đưa ra cũng không chính xác và bị trừ 15 điểm. Chung cuộc Xuân Mạnh giành chiến thắng 220 điểm, trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23.
Chủ nhâ vòng nguyệt quế đã gọi tên Xuân Mạnh. Ảnh: Thạch Thảo
9h30: Sau phần thi Tăng tốc, Trọng Thành tạm giành lại vị trí dẫn đầu
Tại phần thi Tăng tốc, ở câu hỏi đầu tiên, cả 4 thí sinh đều đưa ra được đáp án chính xác. Trả lời nhanh nhất, Việt Thành giành thêm 40 điểm. Trọng Thành giành được 30 điểm, Xuân Mạnh và Minh Triết lần lượt giành được 20 và 10 điểm.
Minh Triết. Ảnh: Thạch Thảo
Ở câu hỏi thứ hai, chỉ Xuân Mạnh và Trọng Thành đưa ra câu trả lời đúng và lần lượt giành được thêm 40 và 30 điểm. Ở câu hỏi thứ ba, cả 4 thí sinh đều không đưa ra được câu trả lời đúng. Ở câu hỏi thứ tư, cả 4 thí sinh đưa ra đáp án chính xác. Trả lời nhanh nhất, Trọng Thành giành thêm 40 điểm. Xuân Mạnh giành thêm 30 điểm. Minh Triết và Việt Thành lần lượt giành thêm 20 và 10 điểm.
Kết thúc phần thi này, Trọng Thành đã tạm giành lại vị trí dẫn đầu đoàn leo núi với 165 điểm, Việt Thành có 120, Xuân Mạnh có 100 điểm và Minh Triết có 70 điểm.
Nam sinh Hải Phòng đang tạm dẫn đầu. Ảnh: Thạch Thảo
Kết thúc phần thi Tăng tốc, MC đang giao lưu cùng các điểm cầu bằng những câu hỏi. Ảnh: Thạch Thảo
9h22: Phần thi Vượt Chướng Ngại Vật
Phần thi này bắt đầu bằng một bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tại phần thi Vượt chướng ngại vật này, ban tổ chức chương trình cho hay từ khóa của phần thi Chướng ngại vật là một ẩn số gồm 15 chữ cái. Ở hàng ngang gợi ý đầu tiên, chỉ duy nhất Minh Triết đưa ra được câu trả lời đúng và có thêm 10 điểm, nâng điểm số của em lên thành 40 điểm.
Ngay sau khi hàng ngang gợi ý đầu tiên được lật mở, Việt Thành đã bấm chuông phát tín hiện xin trả lời Chướng ngại vật. Câu trả lời mà Việt Thành đưa ra là “Năng lượng tái tạo”. Việt Thành giải thích rằng, em đưa ra đáp án này chỉ dựa vào gợi ý “Thiên nhiên” ở gợi ý hàng ngang số 1. Một lần nữa, Việt Thành chứng tỏ vì sao em được đặt biệt danh “ông vua vượt chướng ngại vật” khi đưa ra đáp án hoàn toàn chính xác.
Qua đó, Việt Thành có thêm 40 điểm, nâng số điểm của mình lên thành 70 điểm và tạm vươn lên dẫn đầu đoàn leo núi sau phần thi này. Tuy nhiên, cách biệt với bạn chơi xếp ở vị trí thứ hai chỉ là 5 điểm khi Trọng Thành có 65 điểm, Minh Triết có 40 điểm và Xuân Mạnh vẫn chỉ có 10 điểm.
Nam sinh Việt Thành đến từ Sóc Sơn, Hà Nội đã quyết liệt đưa ra câu trả lời giải phần thi Vượt chướng ngại vật một cách nhanh chóng
9h09: Trọng Thành dẫn đầu sau phần thi Khởi động
4 chàng trai đã sẵn sàng cho phần thi Khởi động. Trọng Thành là thí sinh dành được điểm 10 đầu tiên. Sau 8 câu hỏi đầu tiên, Trọng Thành dành được 5 điểm và Minh Triết dành 10 điểm.
Ở lượt thi thứ hai với 12 câu hỏi, các thí sinh thể hiện sự bắt nhịp tốt hơn rất nhiều và lần lượt thi nhau giành điểm. Sau lượt thi này, Trọng Thành có 30 điểm, Minh Triết và Việt Thành có 20 điểm, Xuân Mạnh có 15 điểm.
Ở lượt thi thứ ba, Trọng Thành thể hiện sự chắc chắn và kiến thức vững chắc khi vượt lên so với các bạn chơi với 65 điểm. Qua đó, em tạm thời vươn lên dẫn đầu đoàn leo núi. Minh Triết và Việt Thành cùng xếp ở vị trí thứ hai với 30 điểm. Xuân Mạnh chỉ có 10 điểm sau khi kết thúc phần thi này.
Trọng Thành là thí sinh dành được điểm 10 đầu tiên. Ảnh: Thanh Hùng
8h35: Trận chung kết bắt đầu
Trận đấu để lên đỉnh Olympia bắt đầu bằng phần giới thiệu ngắn về bốn thí sinh. Các thí sinh Trọng Thành (Hải Phòng); Minh Triết (Huế); Việt Thành (Hà Nội) và Xuân Mạnh (Thanh Hóa) lần lượt giới thiệu ngắn gọn về bản thân, quê hương và thể hiện sự quyết tâm chinh phục đỉnh cao tri thức.
Các thí sinh cũng dùng những câu thơ về quê hương để nói lòng mình:
Nguyễn Việt Thành: “Thánh Gióng bay lên cùng ngựa sắt/ Sóc Sơn rực sáng ánh bình minh”.
Nguyễn Minh Triết: “Huế thương, Huế đợi từng ngày/ Chờ tôi, Minh Triết trên tay chiếc vòng”.
Lê Xuân Mạnh: “Xứ Thanh đất học giỏi giang/ Rinh vòng nguyệt quế vinh quang trở về”.
Nguyễn Trọng Thành: “Người Hải Phòng ăn sóng, nói gió/ Bước đến đây biến mọi điều từ không thành có”.
Trước khi bước vào cuộc thi, Nguyễn Trọng Thành cho hay, em đến đây để khẳng định chính bản thân mình. “Em đứng đây ở trận chung kết này phần nào chứng tỏ điều đó, cho đến hiện tại”, Trọng Thành nói. Nguyễn Minh Triết chia sẻ em muốn tham gia công tác thiện nguyện để giúp đỡ nhiều người.
Nguyễn Việt Thành chia sẻ đến với trận chung kết có mang theo một bức tượng Thánh Gióng - biểu tượng của Sóc Sơn và qua đó muốn thể hiện một tinh thần thi đấu: “Quyết không khoan nhượng!”.
Lê Xuân Mạnh chia sẻ ước mơ của em là mang thêm được một vòng nguyệt quế về với phòng truyền thống của Trường THPT Hàm Rồng. MC Ngọc Huy tiếp thêm động lực cho Xuân Mạnh bằng thông tin đội bóng em yêu thích là Manchester United tối qua vừa giành chiến thắng.
4 chàng trai đã vào vị trí, bắt đầu cho cuộc "cân não". Ảnh: Thạch Thảo
Ảnh: Thanh Hùng
8h15: Cổ động viên "truyền nhiệt" cho các nhà "leo núi"
Không khí tại 4 điểm cầu đang vô cùng nóng. Rất nhiều cách được các cổ động viên dùng để "truyền nhiệt" đến cho 4 nhà "leo núi". Tại điểm cầu Quảng trường Lam Sơn, nhiều học sinh từ các trường phổ thông của Thanh Hóa có mặt từ sớm để cổ vũ cho thí sinh Lê Xuân Mạnh.
Lê Vũ Ngọc Mai (lớp 12A9, Trường THPT Hàm Rồng) đặc biệt chuẩn bị cho Xuân Mạnh những ngôi sao tự gấp với mong muốn đây sẽ là những ngôi sao hy vọng tiếp lửa cho nam sinh chiến đấu thật tốt trên hành trình cuối cùng tại Đường lên đỉnh Olympia.
Lời cổ vũ cho nhà "leo núi" tại trường quay. Ảnh: Thạch Thảo
Sáng sớm, hàng ngàn người dân từ khắp các vùng quê của Hải Phòng đã đổ về quảng trường Danh nhân Văn hóa Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để cổ vũ cho thí sinh Nguyễn Trọng Thành.
Để đảm bảo tình hình an ninh, trật tự, lực lượng chức năng địa phương đã làm 3 khu hàng rào chắn ra vào. Tuy nhiên, số lượng người quá đông, tại cổng chính của quảng trường có thời điểm quá tải, người dân chen lấn xô đẩy để được vào bên trong trực tiếp theo dõi các thí sinh leo núi.
Chị Nguyễn Thị Thanh, 38 tuổi, Hải Phòng, cho biết 4 mẹ con chị dậy từ rất sớm để chuẩn bị có mặt cổ vũ cho em Trọng Thành. Chị Thanh cho hay: “Điều tôi mong muốn nhất khi đưa các con đến đây để được truyền cảm hứng cho Thành và ngược trở lại Thành sẽ mang lại cảm hứng, tấm gương để các cháu học theo”.
8h00: Sự hồi hộp của 4 nhà 'leo núi' trước giờ GChia sẻ trước giờ bước vào trận tranh tài tranh sức, 4 nhà leo núi thể hiện những cảm xúc khác nhau. Nguyễn Minh Triết cho biết bên cạnh sự hồi hộp, em cũng thấy háo hức, hào hứng. Nguyễn Trọng Thành chia sẻ: “Trận chung kết này là cuộc chơi. Khi đã bước vào cuộc chơi, chúng ta phải thoải mái, thi đấu vui hết mình”. Với Lê Xuân Mạnh, em ngắn gọn cho rằng: “Cảm xúc của em vẫn như trận tuần, tháng, quý” và với Nguyễn Việt Thành: “Em đang rất hồi hộp và lo lắng”.
Ai sẽ là chủ nhân của vòng nguyệt quế năm 2023?. Ảnh: Thạch Thảo
Theo VietNamNet
-
Giáo dục9 giờ trước24 tân sinh viên của Đại học Khoa học và Công nghệ Macau (Trung Quốc) bị phát hiện làm giả kết quả kỳ thi tốt nghiệp PTTH Hong Kong (HKDSE) để xét tuyển vào trường.
-
Giáo dục14 giờ trướcĐể tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo cấp chứng chỉ ngoại ngữ đảm bảo công bằng, chống thi thay, thi hộ, Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung quy định cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrong buổi học, 2 thầy cô ở Trường THCS Vạn Phong (Diễn Châu, Nghệ An) xảy ra xô xát. Trường THCS Vạn Phong vừa tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các giáo viên.
-
Giáo dục1 ngày trướcHàng chục học viên lớp văn bằng 2 - VB2.13 của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 'chết đứng' khi nhận được thông tin lớp học này không tồn tại.
-
Giáo dục1 ngày trướcTổng cộng 35 trang trong luận án tiến sĩ lịch sử của một trưởng phòng ở Huế đều có đạo văn. Kết luận của Đại học Huế khẳng định tố cáo đúng.
-
Giáo dục1 ngày trướcQuy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm.
-
Giáo dục1 ngày trướcSố lượng thí sinh đăng ký thi sau đại học ở Trung Quốc giảm, cho thấy sự suy giảm niềm tin vào giá trị bằng cao học khi thị trường việc làm cho người trẻ khan hiếm.
-
Giáo dục2 ngày trướcĐại học Huế kết luận, trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An H, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Thừa Thiên Huế có 12 trang đạo văn.
-
Giáo dục2 ngày trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục2 ngày trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục2 ngày trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.
-
Giáo dục2 ngày trướcĐây là thiên tài độc nhất vô nhị của Việt Nam, nổi tiếng học rộng hiểu nhiều cùng vốn kiến thức uyên bác.
-
Giáo dục2 ngày trướcNữ sinh 17 tuổi người Mỹ gốc Hàn đã vượt qua kỷ lục của anh trai mình để trở thành người trẻ nhất đỗ kỳ thi lấy bằng hành nghề luật sư tại bang California.
-
Giáo dục2 ngày trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.