- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thành tích đáng nể của 10 tân giáo sư 8X
Trong 45 người được công nhận đạt chuẩn giáo sư năm nay, có 10 người sinh từ năm 1980 trở về sau đều tốt nghiệp tiến sĩ ở nước ngoài..
1. PGS. Lê Sỹ Vinh, SN 1980, đạt chuẩn giáo sư ngành công nghệ thông tin
Ông Vinh quê ở Nghệ An, hiện là Chủ nhiệm Khoa công nghệ thông tin, Trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội.
Ông tốt nghiệp ĐH Quốc gia Hà Nội; tiến sĩ tại Trường ĐH tổng hợp Heinrich - Heine (Đức). Năm 2015, ông được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư. Ông công bố 64 bài báo khoa học, trong đó 32 bài trên tạp chí quốc tế có uy tín. Đặc biệt, ông Vinh từng đạt huy chương vàng Olympic Tin học quốc tế năm 1998 tại Bồ Đào Nha khi là học sinh lớp 12 Trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông.
2. PGS. Lê Trung Thành, SN 1980, đạt chuẩn giáo sư ngành điện tử
Ông Thành quê ở Vĩnh Phúc, hiện là Hiệu trưởng Trường Quốc tế - ĐH Quốc gia Hà Nội. Ông Thành tốt nghiệp đại học, thạc sĩ ĐH Bách khoa Hà Nội; tiến sĩ Trường ĐH La Trobe (Úc). Năm 2013, khi 33 tuổi, ông được bổ nhiệm phó giáo sư. Ông đã công bố 84 bài báo khoa học, trong đó 32 bài trên tạp chí quốc tế có uy tín.
3. PGS. Lưu Quang Vinh, SN 1980, đạt chuẩn giáo sư ngành lâm nghiệp
Ông Vinh quê ở Ninh Bình, hiện là Phó trưởng bộ môn, phụ trách bộ môn động vật rừng, Khoa quản lý tài nguyên rừng và môi trường, Trường ĐH Lâm nghiệp. Ông Vinh tốt nghiệp đại học, thạc sĩ tại trường nơi đang công tác; tiến sĩ ĐH Cologne (Đức). Năm 2021, ông được bổ nhiệm phó giáo sư. Ông đã công bố 92 bài báo, trong đó 51 bài trên tạp chí khoa học có uy tín.
Hội đồng giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2024-2029 thảo luận, bỏ phiếu xét giáo sư, phó giáo sư. Ảnh: HĐGSNN
4. PGS. Trần Văn Hiếu, SN 1981, đạt chuẩn giáo sư ngành sinh học
Ông Hiếu quê ở Khánh Hoà, hiện là giảng viên cao cấp, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TPHCM.
Ông tốt nghiệp đại học, thạc sĩ tại trường nơi đang công tác; tiến sĩ Trường ĐH Würzburg (Đức). Năm 2016, ông được bổ nhiệm phó giáo sư. Ông đã công bố 98 bài báo, trong đó 43 bài trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín.
5. PGS. Đinh Minh Quang, SN 1983, đạt chuẩn giáo sư ngành sinh học
Ông Quang quê ở Sóc Trăng, hiện là Phó trưởng bộ môn sư phạm sinh học, Trường ĐH Cần Thơ. Ông tốt nghiệp Trường ĐH Cần Thơ, thạc sĩ Trường ĐH Sư phạm Hà Nội; tiến sĩ Trường ĐH Flinders (Úc). Năm 2020, ông được bổ nhiệm phó giáo sư. Trong nghiên cứu khoa học, ông công bố 96 bài báo, trong đó 72 bài trên tạp chí quốc tế.
6. PGS. Mai Hoàng Biên, SN 1982, đạt chuẩn giáo sư ngành toán
Ông Biên quê ở Quảng Ngãi, hiện là Trưởng khoa toán - tin học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TPHCM.
Ông tốt nghiệp đại học, thạc sĩ tại trường đang công tác; tiến sĩ tại ĐH Padova (Ý) và ĐH Leiden (Hà Lan). Năm 2019, ông được bổ nhiệm phó giáo sư. Ông đã công bố 46 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế uy tín.
7. PGS. Hoàng Lê Trường, SN 1984, đạt chuẩn giáo sư ngành toán
Ông Trường quê ở Nam Định, hiện công tác tại Viện Toán học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ông tốt nghiệp Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội; thạc sĩ ĐH Thái Nguyên; tiến sĩ ĐH Meiji (Nhật Bản). Năm 2020, ông được bổ nhiệm phó giáo sư; đã công bố 30 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế uy tín…
8. PGS. Đỗ Văn Nam, SN 1980, đạt chuẩn giáo sư ngành vật lý
Ông Nam quê ở Hà Nam, hiện là giảng viên Trường ĐH Phenikaa. Ông tốt nghiệp đại học và thạc sĩ Trường ĐH Sư phạm Hà Nội; tiến sĩ Trường ĐH Paris XI (Pháp). Năm 2016, ông được bổ nhiệm phó giáo sư. Ông công bố 38 bài báo, trong đó có 34 bài trên tạp chí quốc tế.
9. PGS. Nguyễn Thanh Tùng, SN 1983, đạt chuẩn giáo sư ngành vật lý
Ông Tùng quê ở Ninh Bình, hiện là Phó viện trưởng kiêm Trưởng phòng công nghệ Plasma, Viện Khoa học vật liệu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ông tốt nghiệp ĐH Bách khoa Hà Nội; thạc sĩ ĐH Hanyang (Hàn Quốc); tiến sĩ ĐH Leuven (Bỉ). Năm 2021, ông được bổ nhiệm giáo sư; công bố 157 bài báo, trong đó 121 bài trên tạp chí quốc tế.
10. PGS Nguyễn Hoàng Giang, SN 1980, đạt chuẩn giáo sư ngành xây dựng
Ông Giang quê ở Nam Định, hiện là Phó hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng Hà Nội. Ông tốt nghiệp đại học tại trường nơi đang công tác; thạc sĩ Trường ĐH Toyohashi (Nhật Bản); tiến sĩ tại Trường ĐH Saitama (Nhật Bản). Ông được bổ nhiệm phó giáo sư năm 2016, đã công bố 70 bài báo, trong đó có 29 bài trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục1 giờ trướcThời điểm này, nhiều trường tư "hot" tại Hà Nội đã công bố thông tin để phụ huynh đăng ký tuyển sinh lớp 6 năm học 2025-2026. Đa số các trường đều tuyển bằng phương thức kiểm tra đánh giá năng lực.
-
Giáo dục1 giờ trướcPhòng GD-ĐT TP Bắc Ninh đề xuất cho phép thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, nghỉ thứ Bảy ở 4 trường THCS.
-
Giáo dục2 giờ trướcCó trí nhớ siêu phàm cùng khả năng học hỏi hơn người, Suborno Bari trở thành tân sinh viên Đại học New York (Mỹ) chuyên ngành kép Toán và Vật lý ở tuổi 12.
-
Giáo dục5 giờ trướcKhi quay trở lại lớp, nữ giáo viên phát hiện một số trẻ cầm các viên thuốc màu hồng, nghi là thuốc diệt chuột.
-
Giáo dục16 giờ trướcNhiều trường đại học dự kiến sẽ bỏ xét tuyển học bạ từ năm 2025. Trong khi, hàng loạt trường đã không sử dụng phương thức này từ nhiều năm trước.
-
Giáo dục17 giờ trướcTrường phổ thông thực hành Sư phạm Đồng Nai xin được tự chủ ở mức “tự đảm bảo một phần chi thường xuyên”.
-
Giáo dục17 giờ trướcTrần Ngọc Mai, Nguyễn Hoàng Chung, Nguyễn Thị Hoa Hồng, Vũ Thu Trang là 4 ứng viên trẻ tuổi nhất đạt chuẩn chức danh phó giáo sư năm 2024.
-
Giáo dục21 giờ trướcDù còn chưa kết thúc học kỳ 1 của năm học 2024-2025, một số trường tư ở Hà Nội đã thông báo tuyển sinh lớp 6 cho năm học sau.
-
Giáo dục21 giờ trướcĐại biểu Quốc hội đề xuất giảm tỷ lệ phân luồng học sinh học nghề sau bậc THCS vì điều này gây sức ép rất lớn cho học sinh lớp 9. Các chuyên gia, nhà giáo cho rằng, học sinh không muốn học nghề sẽ có các lựa chọn khác. Điều cần thiết là thành phố lớn xây thêm trường công lập ở bậc THPT để giảm áp lực chi phí học tập của người dân.
-
Giáo dục23 giờ trướcSau 2 năm di chuyển sang cơ sở mới xã Trưng Vương (TP Việt Trì), trường THPT Chuyên Hùng Vương Phú Thọ cơ sở cũ chỉ còn lại cảnh đìu hìu, tiêu điều.
-
Giáo dục1 ngày trướcMưa lớn kéo dài, nhiều tuyến phố ngập sâu, các trường ở Đà Nẵng cho học sinh nghỉ học, đồng thời đóng cửa bán đảo Sơn Trà vì sạt lở.
-
Giáo dục1 ngày trướcÔng Hoàng Lê Trường, 40 tuổi, là người trẻ nhất đạt chuẩn giáo sư. Ông Trường là nhà toán học, hiện công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
-
Giáo dục1 ngày trướcCoi đây là công việc nhàn hạ, chỉ cần đến ngồi điểm danh là có tiền, nhiều sinh viên bất chấp bỏ cả học chính của bản thân để đi học hộ.
-
Giáo dục1 ngày trướcBắt đầu từ năm học 2024 - 2025, danh hiệu Học sinh Tiên tiến sẽ không còn được sử dụng. Hình thức xếp loại Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém cũng được thay đổi. Nhiều ý kiến cho rằng thay đổi này sẽ đem lại nhiều tác động tích cực đến cả tâm lý và động lực học tập của teen.