- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
"Thầy giáo" công nhân bán gà, vịt mua sách vở cho học sinh nghèo
Gần 13 năm nay, lớp học miễn phí của "thầy giáo" công nhân ở TP Thủ Đức vẫn sáng đèn mỗi đêm để tiếp thêm con chữ cho trẻ em nghèo.
Trở về nhà sau giờ làm việc, anh Hoàng Trọng Khánh (42 tuổi, ngụ TP Thủ Đức), công nhân tại một nhà máy thuốc thú y vội xắn tay áo cho đàn gà, vịt ăn.
"Tôi nuôi gà, nuôi vịt không phải để bán kiếm tiền cho riêng mình. Tiền bán gà, bán vịt tôi dành mua bút sách tặng các cháu, xem như là phần thưởng để động viên mấy đứa sau mỗi kỳ thi", anh Khánh chia sẻ.
Khi đàn gà, vịt đẻ trứng, anh Khánh đều dành để tặng các bạn nhỏ trong lớp học.
"Những ngày đầu tiên khi từ Huế bước chân vào TPHCM lập nghiệp, tình cờ tôi thấy những đứa trẻ ở đầu hẻm nơi tôi sống xúm lại xem một cuốn sách. Qua tìm hiểu tôi mới biết, tụi nhỏ không có điều kiện đi học. Nhiều đêm sau đó, tôi trăn trở, phải giúp mấy đứa có thể biết chữ, đọc và viết", anh Khánh kể lại.
Lớp học tình thương của "thầy giáo" công nhân cũng từ đó ra đời, chắp cánh ước mơ cho bao thế hệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không được đến trường.
Tầng 2 của căn phòng trọ rộng khoảng 30m2, cũng là nơi anh Khánh mở lớp học miễn phí suốt 13 năm qua. Anh chia căn phòng làm đôi để dạy song song 2 lớp.
"Lớp học của tôi chỉ có chú và các cháu. Tôi không muốn được gọi là thầy. Chữ thầy nặng lắm, trong khi tôi chưa làm được gì cho các bé", anh Khánh tâm sự.
Đa số các em nhỏ đang theo học là con của các công nhân đang làm việc tại các xí nghiệp, nhà máy ở khu vực TP Thủ Đức.
Những đồ dùng trong lớp học như: Bàn ghế, bảng, sách, bút... đều được anh Khánh sắm từ đồng lương công nhân ít ỏi của mình.
Hiện anh Khánh dạy các môn toán học, vật lý, hóa học, anh văn và ngữ văn cho 29 em từ lớp 6 đến lớp 9.
Bé Giáp Võ Quỳnh Như (học sinh lớp 8 trường THPT Tăng Nhơn Phú B) theo học đến nay đã là năm thứ 4 tại lớp học miễn phí của anh Hoàng Trọng Khánh, chị của Như cũng từng theo học tại lớp học này.
"Em cảm thấy may mắn khi được học tại lớp của chú Khánh. Mỗi tối đến lớp, chú luôn tạo cho chúng em những tiếng cười, niềm vui trong học tập. Chú luôn tìm những ví dụ thực tế để đưa vào bài giảng giúp chúng em dễ tiếp thu hơn", Như chia sẻ.
Mỗi tối, anh Khánh thường dạy 2 suất, những bé đến sớm ngồi ở tầng 1 của căn nhà để ôn lại bài trước khi bắt đầu buổi học.
Khi những học sinh cuối cùng rời khỏi lớp, anh Khánh vẫn ngồi để ôn lại những bài giảng cho buổi đứng lớp vào ngày hôm sau. Anh Khánh cho biết, chương trình của các bé thay đổi từng năm, nên bản thân anh cũng phải cập nhật kiến thức liên tục mới có thể đứng lớp được.
Bữa tối của anh Khánh vào lúc đêm muộn với những món đơn sơ.
Vào TPHCM lập nghiệp từ năm 28 tuổi, với hơn 13 năm mở lớp học miễn phí, anh Khánh luôn nhận được những tình cảm đặc biệt từ những người hàng xóm.
"Tôi xem Khánh như con cái trong nhà, quý nó vì cái tính thương người, biết chia sẻ. Nhiều hôm biết nó dạy xong muộn, tôi nấu cơm bảo sang ăn nhưng cái Khánh nó nhút nhát lắm, bởi vậy đến bây giờ hơn 42 tuổi rồi vẫn chưa có gia đình", bà Nguyễn Thị Hoa (62 tuổi) hàng xóm của anh Khánh nói.
Cứ thế, ngày qua ngày, cuộc sống giản dị của người đàn ông 42 tuổi này vẫn xoay quanh cung đường đi làm, đứng lớp và đàn gà, vịt.
"Tôi sẽ dạy các cháu đến khi nào tôi không thể tiếp tục được nữa, sẽ là 10 năm, 20 năm hay thậm chí đến khi tôi già", anh Khánh bộc bạch.
Theo Dân Trí
-
Giáo dục11 giờ trướcSáng 3/12, hơn 2.800 thí sinh chính thức tham dự kỳ thi đánh giá tư duy đợt đầu tiên để tìm cơ hội xét tuyển vào đại học năm 2024.
-
Giáo dục15 giờ trướcTrường Tiểu học Thị trấn Trâu Quỳ (huyện Gia Lâm, Hà Nội) vừa có công văn thông báo tạm dừng chương trình Làm quen, bổ trợ Tiếng Anh và Kỹ năng sống.
-
Giáo dục21 giờ trướcTheo phản ánh của phụ huynh Trường THPT B Bình Lục, tỉnh Hà Nam, nhà trường bắt buộc học sinh phải tham gia hoạt động trải nghiệm bên ngoài trường thì mới được đánh giá là hoàn thành môn.
-
Giáo dục1 ngày trướcSở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM yêu cầu các trường nghề từng mời ông N.T.H., người dùng bằng tiến sĩ giả để giảng dạy, báo cáo quá trình giảng dạy của ông H. tại đơn vị.
-
Giáo dục1 ngày trướcNữ sinh viên Trường ĐH Hoa Sen có hành vi tát vào mặt bạn, đòi đuổi giảng viên ra khỏi lớp nên bị buộc thôi học. Trong buổi làm việc với nhà trường, sinh viên này còn tỏ thái độ thiếu tôn trọng.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrong ngày đầu nhận nhiệm vụ mới, Hiệu trưởng Trường THPT Hai Bà Trưng, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đứng ở sân trường chào từng học sinh đang vào lớp.
-
Giáo dục2 ngày trướcSau khi nhiều học sinh có biểu hiện ngộ độc sau khi ăn kẹo lạ mua ở cổng trường, Sở GD-ĐT Quảng Ninh có chỉ đạo rà soát, kiểm tra các cơ sở kinh doanh tại khu vực trên.
-
Giáo dục2 ngày trướcSau khi ăn loại kẹo không rõ nguồn gốc (vỏ bao màu xanh, chữ nước ngoài), một số học sinh ở Hà Nội có dấu hiệu mệt, đau đầu, buồn nôn.
-
Giáo dục2 ngày trướcĐại tá Phạm Trường Dân, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, nguyên Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam cho rằng có thể khởi kiện ra tòa với vụ việc nam sinh lớp 7 bị bạo lực học đường đến rối loạn tâm thần.
-
Video3 ngày trướcCậu học sinh lớp 7 bị bạn đánh hội đồng nhiều lần, gây tổn thương nặng cả thể xác và tinh thần. Người mẹ nghèo mỗi ngày nhìn cảnh con gọi tất cả mọi người là "côn đồ" mà xót xa, rơi lệ.
-
Giáo dục3 ngày trướcCảnh hàng loạt trẻ em cặm cụi làm bài tập về nhà trong khi vẫn đang truyền nước ở bệnh viện để điều trị viêm đường hô hấp khiến cư dân mạng Trung Quốc bức xúc.
-
Giáo dục3 ngày trướcThông tin tiếng Anh không còn là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ 2025 trở đi khiến nhiều người lo lắng về chất lượng môn học này.