- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thầy giáo ở Hà Nội từng dạy thêm 6 ca/ngày chỉ cách để học sinh biết tự học
Trong 30 năm dạy học tự do, tôi thấy nhiều học sinh đạt danh hiệu giỏi không có thói quen tự đọc lý thuyết và làm bài tập trong SGK, sách bài tập. Phải chăng phương pháp dạy học thụ động - học sinh chủ yếu ghi chép bài giảng là nguyên nhân chính?
Sự học của mỗi người là cả quá trình lâu dài, phương pháp dạy và học của mỗi cá nhân có thể khác nhau, nhưng tất cả đều có mục tiêu chung mà một nền giáo dục được coi là thành công phải hướng tới: tạo nên các thế hệ học sinh có thói quen tự học, có khả năng tư duy độc lập cùng kỹ năng phản biện. Khi mục tiêu đó hoàn thành, việc dạy và học thêm tràn lan nặng về nhồi nhét kiến thức, chỉ biết "học theo dạng, làm theo mẫu" sẽ không còn đất để tồn tại. Vòng luẩn quẩn "không có thói quen tự học thì phải đi học thêm, càng đi học thêm sẽ không có thời gian tự học..." chắc chắn sẽ mất đi.
Tốt nghiệp Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), tôi đã có 30 năm làm giáo viên tự do và chứng kiến nhiều em phải "chạy sô" học thêm để vượt qua các kỳ thi, đạt mục tiêu của bản thân hay kỳ vọng của cha mẹ, thầy cô hoặc để bằng bạn bằng bè. Có những dịp nhu cầu học thêm cao, tôi phải dạy một ngày tới 5-6 ca. Dù vậy, với tôi, mục đích cuối cùng của việc dạy học là rèn cho học sinh có thói quen tự học, coi đó là việc mình sẽ làm suốt đời.
Những điều tôi chia sẻ dưới đây chỉ là trải nghiệm của bản thân, là kinh nghiệm sau quá trình vừa làm việc, vừa học hỏi từ các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè, sách báo, và từ chính học sinh của mình.
Mấy chục năm qua, để rèn học sinh tự học, tôi thường yêu cầu các em chủ động đọc trước lý thuyết và làm bài tập trong SGK, sách bài tập. Như vậy, mỗi buổi dạy, thay vì phải giảng bài để học sinh tiếp thu thụ động, tôi chỉ cần ghi nhận thành quả "lao động" của các em, sau đó đánh giá và phân loại để tìm ra phương pháp chỉ dẫn phù hợp nhất có thể.
Về cơ bản, học sinh được chia thành 4 nhóm:
Nhóm 1: Gần như không gặp khó khăn hay trở ngại nào, hoàn thành dễ dàng phần việc được giao (tự đọc lý thuyết và làm bài tập trong sách).
Nhóm 2: Cần được thầy giải đáp, tháo gỡ khúc mắc một số nội dung của bài học được giao.
Nhóm 3: Cần được hướng dẫn cách tự đọc, tự học.
Nhóm 4: Dù đã được hướng dẫn nhiều lần vẫn không thể tự đọc và tự học.
Với học sinh thuộc nhóm 1 và 2, về cơ bản, tôi chỉ cần giao thêm bài tập, hướng dẫn các em tìm đọc tài liệu nâng cao phù hợp với khả năng. Ngoài ra, tôi khuyến khích các em dành thời gian hỗ trợ bạn nhóm 3 để "mài giũa" kiến thức, học cách diễn đạt, biết giúp đỡ và chia sẻ với bạn bè.
Với nhóm 3, sau khi biết học sinh đọc chưa đúng cách, tôi hướng dẫn các em làm quen với việc tự đọc như sau:
- Coi bài đang đọc như một truyện ngắn hay một đoạn văn…
- Ghi ra nháp các đề mục lớn, nhỏ đã được chia ra trong bài.
- Đọc từng đề mục và chỉ ra những đoạn hay câu, từ chưa hiểu. Tôi sẽ nhờ học sinh nhóm 1, 2 chỉ dẫn thêm bạn nhóm 3. Sau bước này, chỉ những bạn không thể “thông tỏ”, tôi mới phải can thiệp.
Thực hiện quá trình này vài lần, khả năng tự đọc dần cải thiện và chẳng bao lâu, học sinh có thói quen tự học.
Đa số học sinh thuộc nhóm 4 không theo kịp các bạn 3 nhóm trên nên cần được đầu tư thêm thời gian. Thậm chí nhiều trường hợp, tôi phải tách các em ra để hướng dẫn riêng.
Để giúp học sinh thuộc nhóm này hiểu kiến thức cơ bản, cần kiên trì và bản thân người thầy phải có chút kiến thức của môn khác. Chẳng hạn, có em nhóm 4 học tiếng Anh tương đối khá, tôi sẽ lấy ví dụ ở môn tiếng Anh để giảng giải cho bài toán. Với các em học tốt môn xã hội, tôi dùng kiến thức môn xã hội để giúp các em có cái nhìn “nhẹ nhàng” hơn về môn Toán…
Bên cạnh việc rèn thói quen tự đọc, học sinh cần được chỉ dẫn cách tự hệ thống kiến thức cơ bản. Tôi khuyến khích các em luôn tự đặt câu hỏi "tại sao" và trả lời thông qua việc tìm hiểu hoặc tự chứng minh lại các định lý, tính chất, hệ quả cũng như công thức cơ bản trong SGK.
Việc này có ba tác dụng: 1. Học sinh dễ dàng hiểu bản chất vấn đề, nắm vững và nhớ lâu kiến thức cơ bản; 2. Các em có thêm cơ hội nắm bắt phương pháp giải toán và học hỏi kỹ năng suy luận cơ bản; 3. Nếu học sinh không dám chắc mình đã nhớ đúng công thức nào đó, các em có thể tự chứng minh lại công thức ấy.
Tiếp theo, tôi thường lưu ý học sinh phải tự chỉ ra kiến thức trong bài đang học có sự liên quan với kiến thức nào đã học ở lớp dưới. Chẳng hạn, khi học về giới hạn của dãy số, các em phải tìm hiểu giới hạn cơ bản lim1/n= 0 có liên quan gì đến bài toán nào trước đây từng học.
Với những bài tập học sinh chưa tìm ra hướng giải quyết hoặc gặp bế tắc, tôi yêu cầu các em trình bày hướng suy nghĩ của mình rồi mới gợi ý và đưa ra chỉ dẫn nếu thấy cần.
Để giúp học trò có thói quen tự suy nghĩ, tôi xóa hết những gì đã giảng giải trên bảng, hạn chế cho các em ghi chép và coi việc tự giải lại là bài tập về nhà. Nếu học sinh vẫn không làm được bài tập đó, tôi tiếp tục chỉ dẫn trong buổi học tiếp theo.
Khi kiên trì áp dụng phương pháp này, tôi giúp nhiều học sinh dần có thói quen chủ động trong học tập, hoàn thiện và nâng cao kỹ năng suy luận cơ bản, có khả năng phản biện và tư duy độc lập. Tất nhiên, mức độ bài tập và sự chỉ dẫn phải phù hợp với năng lực của từng nhóm học sinh.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục3 giờ trướcKỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2025 là kỳ thi đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới song đến nay, môn thi thứ 3 vẫn chưa được xác định
-
Giáo dục5 giờ trướcSau khi ra tù, Lê Lực (Giang Tây, Trung Quốc) quay trở lại ôn tập, tham gia kỳ thi tuyển sinh và được nhận vào Đại học Giao thông Tây An với kết quả xuất sắc. Câu chuyện của nam sinh là bài học sâu sắc cho giới trẻ.
-
Giáo dục5 giờ trướcViệc dạy thêm, học thêm xuất phát từ nhu cầu chính đáng của phụ huynh học sinh thì bị cấm, trong khi dạy thêm dưới dạng liên kết lại ngang nhiên tồn tại. Nhiều giáo viên sử dụng “quyền lực mềm” ép học sinh phải học thêm ở các điểm ngoài trường học gây bất bình cho phụ huynh và xã hội. Cần những giải pháp gì để chấn chỉnh tình trạng này?
-
Giáo dục7 giờ trướcCon trai dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để hoàn thành bài tập về nhà môn Lịch sử nên bị điểm kém, một cặp vợ chồng ở Massachusetts (Mỹ) làm đơn kiện trường.
-
Giáo dục22 giờ trướcBộ GD&ĐT chính thức nâng chuẩn đối với các cơ sở giáo dục đại học thực hiện đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ từ tháng 1/2025.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại diện các trường đã đưa ra quan điểm sau động thái có những đổi mới trong tuyển sinh đại học của Bộ GD-ĐT, trong đó có việc siết xét tuyển bằng học bạ.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐể tối ưu công tác tuyển sinh, Bộ GD&ĐT dự kiến bỏ điểm sàn phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT với ngành Y Dược và Sư phạm.
-
Giáo dục1 ngày trướcBộ GD&ĐT khẳng định thí sinh có điểm IELTS, ACT/SAT, đánh giá năng lực...không bị ảnh hưởng
-
Giáo dục2 ngày trướcTrong 24 tân sinh viên bị phát hiện làm giả kết quả thi tốt nghiệp trung học để vào đại học ở Trung Quốc, 4 người đã bị bắt.
-
Giáo dục2 ngày trướcTối 29/11, Trường Cao đẳng Đắk Lắk đã có thông báo về việc thực hiện lãnh đạo, quản lý viên chức liên quan đến sự việc một nam sinh tử vong khi thực hành nối điện, xảy ra vào chiều 27/11.
-
Giáo dục2 ngày trướcHội đồng xử lý kỷ luật của nhà trường quyết định hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với cô giáo đánh bầm tím hai chân nam học sinh lớp 6.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrường THCS Nguyễn Văn Tiết (thành phố Thuận An, Bình Dương) xác nhận nữ sinh bị đánh hội đồng trong clip lan truyền trên mạng xã hội là học sinh cũ của trường. Thời điểm xảy ra vụ việc, nữ sinh đang theo học trường này song nhà trường không nghe phản ánh.
-
Giáo dục2 ngày trướcThấy con sợ đến lớp vì bị cô giáo phê bình viết chữ xấu, phụ huynh tá hoả tìm đến các trung tâm luyện viết chữ đẹp cho con theo học với chi phí không hề rẻ.
-
Giáo dục2 ngày trướcMột bé gái ở Bình Dương bị nhóm bạn đánh hội đồng. Mặc dù chuyển trường về Đồng Nai, nhưng em vẫn không thoát khỏi lời đe dọa sẽ tiếp tục bị hành hung.