Thầy giáo Tây đeo khẩu trang cầm bảng đứng đường ở TP.HCM: "Tôi vứt bỏ sĩ diện của một giáo viên. Cầm tấm bảng xin ăn để mong vượt qua khó khăn..."

Vì dịch bệnh Covid-19, các trường học buộc phải đóng cửa, không ít các giáo viên đã phải chịu thất nghiệp và vị thầy giáo người Anh này cũng chịu chung hoàn cảnh.

Mới đây, trên mạng xã hội xôn xao bình luận về một bức ảnh về một người nước ngoài đeo khẩu trang đứng trên đường phố cầm một tấm bảng với nội dung cầu cứu sự giúp đỡ để sống sót qua mùa dịch Covid-19 này. Bức ảnh này được chụp lại bởi một YouTuber có tiếng khi đang đi trên đường và ngay sau đó anh này cũng đã liên hệ trực tiếp để giúp đỡ người đàn ông tội nghiệp đó. YouTuber này cũng thường xuyên làm clip về những mảnh đời khó khăn và kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng.

Ngày 8/4, anh đăng trên fanpage cá nhân:

"KHÔNG có công việc giúp tiền để mua THỨC ĂN" - Đây là nội dung được một người nước ngoài viết ra.

Người này ăn mặc lịch sự, đứng trước một giao lộ Võ Văn Kiệt - Nguyễn Tri Phương (Q5, TP.HCM) cầm tấm bảng với ánh mắt cầu cứu. Dòng người đi ngang qua, ai cũng buồn thay với tình hình hiện nay.

Dịch bệnh khiến tất cả chúng ta gặp nhiều khó khăn. Tây và cả Ta. Cố lên mọi người ơi. Trước mắt hạn chế ra đường để ngăn chặn dịch nhé mọi người!

Thầy giáo Tây đeo khẩu trang cầm bảng đứng đường ở TP.HCM: Tôi vứt bỏ sĩ diện của một giáo viên. Cầm tấm bảng xin ăn để mong vượt qua khó khăn...-1
Ảnh chụp màn hình.

Ngày 10/4 sau đó, fanpage này tiếp tục đăng tải:

Sau khi đăng lên lên page, ngờ đâu có hàng chục người tìm đến gặp và tặng quà. Thầy mò đâu được số điện thoại của mình gọi gửi lời cảm ơn!

Dịch Covid-19 không loại trừ một ai. Ông là John (Anh Quốc) đến Việt Nam năm 2015 và làm nghề giáo viên ngoại ngữ.

Dịch bệnh khiến các trung tâm đóng cửa, trường học ngưng hoạt động và bản thân ông thất nghiệp 3 tháng.

Việc trở về nước gần như không thể và sống tại đây không có tiền để trả tiền thuê.

Ông buồn rầu: "Tôi vứt bỏ sĩ diện của một giáo viên. Cầm tấm bảng xin ăn để mong vượt qua khó khăn hiện nay. Nhưng điều tôi muốn hơn có việc làm. Mong ai đó nhận tôi đi dạy với giá tiền thuê bao nhiêu cũng được".

Mình hỏi ông nghĩ gì về những ngày này. Ông đáp: "Hi Mr Le yes my friend told me about your video, yes things are difficult now, schools closed, no work, no salary, so I wrote message and stood at the road side asking people for help, some people very kind, compassionate" (Xin chào ông Lê, bạn tôi đã nói với tôi về video của bạn, vâng, mọi thứ bây giờ rất khó khăn, trường học đóng cửa, không có việc làm, không có lương, vì vậy tôi đã viết tin nhắn và đứng bên đường yêu cầu mọi người giúp đỡ, một số người rất tốt bụng, từ bi).

Thầy giáo Tây đeo khẩu trang cầm bảng đứng đường ở TP.HCM: Tôi vứt bỏ sĩ diện của một giáo viên. Cầm tấm bảng xin ăn để mong vượt qua khó khăn...-2
Ảnh cắt màn hình.

Thầy giáo Tây đeo khẩu trang cầm bảng đứng đường ở TP.HCM: Tôi vứt bỏ sĩ diện của một giáo viên. Cầm tấm bảng xin ăn để mong vượt qua khó khăn...-3
Ảnh: Phong Lê.

Trong video của mình, thầy giáo chia sẻ mình đã thất nghiệp 3 tháng nay. Bạn bè ở Anh cũng có gửi một số tiền giúp đỡ ông trang trải qua giai đoạn khó khăn này nhưng chính phủ Anh cũng đang chật vật với dịch Covid-19 nên việc chuyển tiền cũng không suôn sẻ. Vì vậy, hoàn cảnh buộc ông phải đứng ngoài đường cầm tấm bảng này. Có ngày, ông cũng được cho khoảng 10 USD tương đương 200.000 đồng, đủ cho số tiền ăn và thuê nhà hằng ngày.

Trước kia, khi vẫn có công việc, chi phí mỗi tiếng thầy giáo dạy rơi vào khoảng 300.000 - 400.000 đồng, nếu cuối tuần thầy dạy thêm thì số tiền lương có thể bằng một chiếc vé bay từ Việt Nam sang Anh.

Thầy John đã từng đến Việt Nam vào 2003 và quay trở về nước năm 2009 với mục đích vừa trải nghiệm vừa làm việc nhưng đến 2015, như một cái duyên, thầy chính thức quay trở lại Việt Nam để sinh sống và làm việc.

Cầm tấm bảng "giúp tiền" trên tay, thầy John cho biết rằng ông đã phải bỏ hết sự sĩ diện của mình và chỉ khi nào quá kẹt tiền, ông mới đứng đường như vậy. Mục đích trên hết của thầy giáo người Anh là muốn có một công việc để duy trì tiền trang trải cuộc sống hàng ngày qua đợt dịch bệnh này. Vì lý do sức khoẻ nên ông cũng không thể giảng dạy được lâu. Bản thân thầy giáo cũng hy vọng đợt dịch bệnh này sớm qua nhanh để ông có thể trở về cuộc sống thường ngày và tiếp tục công việc quen thuộc.

Theo Trí Thức Trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.toquoc.vn/thay-giao-tay-deo-khau-trang-cam-bang-dung-duong-o-tphcm-toi-vut-bo-si-dien-cua-mot-giao-vien-cam-tam-bang-xin-an-de-mong-vuot-qua-kho-khan-520201341570392.htm

Covid-19

thầy giáo


  • Chuyện chưa kể về clip học trò mang cua tặng cô giáo thu hút 16 triệu lượt xem
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Đoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh học trò vùng cao mang những món quà giản dị như cua núi, gừng, hoa lá ven đường... tặng cô giáo, thu hút hơn 16 triệu lượt xem và nhận về nhiều phản hồi tích cực.
  • Loạt trải nghiệm hấp dẫn ở Trung tâm Nhật ngữ Yuki dịp 20/11
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
  • Hiệu trưởng 'ghế nhựa' và ngôi trường 100 tỷ ở vùng biên giới
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Từng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
  • Những 'cú sốc' du học
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Chuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
  • 'Lương thấp dễ khiến giáo viên giảm động lực với nghề'
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.