- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thu Hằng bị chê là "quán quân vô duyên nhất lịch sử", nhà báo Hoàng Nguyên Vũ lên tiếng: Tại sao lại bắt em phải trở thành hoa hậu thân thiện?
"Một cách thể hiện niềm vui thôi cũng bị đem ra phê phán và mổ xẻ? Vui cũng phải theo cách mọi người, buồn cũng phải theo cách mọi người sắp đặt sẵn hay sao?", nhà báo Hoàng Nguyên Vũ bày tỏ.
- Câu hỏi chung kết Olympia đánh gục 4 thí sinh nhưng đáp án siêu dễ: "Cho tổng OLYM+LOMY+YMOL+MYLO= 29997, hỏi tổng O+L+Y+M bằng bao nhiêu?"
- Thật bất ngờ, người hỗ trợ cho Quán quân Olympia 2020 đã báo trước kết quả vô địch từ trước?
- Tranh cãi dữ dội về 'thái độ' của quán quân Olympia ở trận chung kết: 'Thể hiện hơi lố, ngông nghênh quá thành vô duyên'
Sáng ngày 20/9, Nguyễn Thị Thu Hằng - nữ sinh đến từ trường THPT Kim Sơn A, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã chính thức giành ngôi Quán quân của chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20. Số tiền thưởng dành cho Quán quân năm nay là 40.000 USD (khoảng 927 triệu đồng) cùng suất học bổng tại trường Đại học Kỹ thuật Swinburne (Úc).
Được biết, Thu Hằng là nữ Quán quân đầu tiên sau 9 năm các nam sinh liên tiếp thống trị chức vô địch trong cuộc thi trí tuệ này. Bên cạnh những lời chúc mừng thì tân Quán quân cũng vướng phải khá nhiều tranh cãi.
Đầu tiên là việc Thu Hằng có những màn ăn mừng như chỉ tay lên trời, dang rộng 2 tay những lúc trả lời đúng - hành động được cho là lố và tự tin thái quá trong mắt nhiều người. Tiếp đến là việc nữ sinh này hớn hở ăn mừng ngay khi thí sinh Dũng Trí đang trong phần thi Về đích. Hành động này khiến Thu Hằng bị cộng đồng mạng gọi là "Quán quân vô duyên nhất lịch sử Đường lên đỉnh Olympia".
Thu Hằng bị nhiều cư dân mạng "ném đá" vì ăn mừng lố.
Những bình luận chỉ trích của cư dân mạng.
Tiếp theo, nhiều cư dân mạng lại lôi một vấn đề muôn thuở ra để chất vấn tân Quán quân. "Liệu em này du học xong có về nước không?", "Nước Úc lại có thêm một công dân", "Chúc mừng Úc có thêm người tài",... - là rất nhiều bình luận ở dưới các bài đăng về Thu Hằng.
Những bình luận tiêu cực dưới bài đăng về tân Quán quân.
Là một khán giả trung thành của chương trình Đường lên đỉnh Olympia và bản thân cũng từng phỏng vấn hầu hết các Quán quân, Á quân các mùa trước, nhà báo Hoàng Nguyên Vũ đã thẳng thắn nêu quan điểm của mình về những vấn đề này. Quan điểm của anh sau đó nhận được sự đồng tình lớn của cộng đồng mạng.
"Chung kết Olympia năm nay để lại khá nhiều ấn tượng. Không phải là kết quả cuối cùng mà chương trình đã chọn ra và khắc hoạ 4 đại diện ở 4 vùng quê khác nhau, với 4 hoàn cảnh khác nhau. Các em đã rất tự nhiên, thể hiện được những gì là các em nhất.
Bạn trai Quảng Trị với một vòng xe đạp quanh thành cổ. Tâm hồn phơi phới của một thanh niên sinh ra từ vùng quê hồi sinh sau những năm tháng oằn mình vì chiến tranh. Người mẹ của em vừa múc nước bên giếng vừa dõi theo con. Người cha giản dị chở con trên xe máy ra ga tàu, còn người em gái dễ thương muốn anh trai mang vòng nguyệt quế về. Những hình ảnh đó khiến tôi chợt rơi nước mắt.
Với những ai từng đến mảnh đất Quảng Trị, hiểu được sự mộc mạc, nghị lực của con người nơi đây mới thấy thương biết nhường nào!
Bức hình chụp chung của 4 thí sinh vào vòng chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm nay.
Bạn trai Đắk Lắk hơi nhạy cảm. Bạn mang đôi tất của bố vào cuộc thi như một cách để tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho mình. Qua hình ảnh của thí sinh này, ta thấy ngoài kiến thức, trí thông minh, còn là một tình cảm chứa chan của thế hệ trẻ dành cho gia đình, thầy cô, bạn bè... - thứ mà chẳng phải chúng ta đang lo sợ sẽ nhạt phai theo thế hệ?
Bạn trai Hà Nội thì lại khá lãng mạn, nhẹ nhàng, có chút tinh nghịch vui vẻ của thanh niên Thủ Đô. Bạn cũng có chút gì đó hồn nhiên, đơn giản, "lôi thôi của học sinh khối A" nhưng đáng yêu vô cùng.
Tôi ấn tượng đặc biệt với em nữ duy nhất - Nguyễn Thị Thu Hằng. Thật sự tôi rất bất ngờ về sự thông minh, hoạt bát và cả khả năng truyền cảm hứng cho đám đông của em. Trường THPT Kim Sơn nơi em học không phải là trường chuyên, cũng chẳng phải trường "có số má" nhưng đã tạo ra một em học sinh rất nổi trội, mạnh mẽ, cá tính. Em tự tin với một phong cách rất hiện đại. Thực sự đáng khâm phục!
Sau khi Hằng giành vòng nguyệt quế, đã có rất nhiều lời xì xầm bàn tán: Nào là thiếu lễ phép, thiếu khiêm tốn, tự tin, tự kiêu này nọ. Đa phần những đánh giá đó đều đến từ người lớn.
Phải chăng chúng ta đã quá khắt khe với người trẻ? Một cô học trò phải chịu quá nhiều áp lực trong cuộc thi mà ở đó, các em đã phải giành nhau từng giây để chiến thắng? Chúng ta nào căng mình chịu áp lực như cô bé để đấu hết vòng này qua vòng khác, giữa hàng triệu khán giả, giữa cầu truyền hình trực tiếp, giữa vinh quang mà cô bé nhắm tới?
Tại sao bắt một học sinh trong cuộc thi chinh phục phải trở thành hoa hậu thân thiện để vừa lòng mọi người?
Một cách thể hiện niềm vui thôi cũng bị đem ra phê phán và mổ xẻ? Vui cũng phải theo cách mọi người, buồn cũng phải theo cách mọi người sắp đặt sẵn hay sao?
Hằng còn trẻ, em mới chỉ 16, 17 tuổi. Cái tuổi còn trong sáng và hãy để em được trong sáng thể hiện, trong sáng tìm tòi, trong sáng suy nghĩ. Em giỏi, rất giỏi và một người giỏi sẽ biết cách tồn tại giữa cuộc đời với những va chạm và trải nghiệm ở phía trước. Dùng mọi lời lẽ khắt khe với cô bé chẳng khác gì rung cây để nhặt lá vàng, khi cây còn rất xanh và chồi nụ bắt đầu nở hoa.
Chuyện cũng chẳng có gì to tát để đặt khái niệm bao dung trong nhìn nhận và ai cũng có sự suy nghĩ của mình. Nhưng sự khắt khe định kiến chỉ làm chúng ta khô cằn và nhỏ bé lại hơn thôi!
Nhiều người bảo: "Ơ, nước Úc lại có thêm công dân", "Rồi lại đi, không về phục vụ quê hương",...
Tôi chỉ hỏi các bạn: Bạn có tự hào không khi Việt Nam có nhiều công dân toàn cầu hơn? Còn "phục vụ quê hương" thì nhiều cách, đâu nhất thiết phải trở về Việt Nam.
Là một nhà báo từng phỏng vấn hầu hết các Quán quân và Á quân Olympia trong chuyên đề tạo dư luận lớn 4 năm trước: "Quán quân Olympia ở hay về", tôi hiểu ra nhiều điều: Ở hay về? - Thứ nhất đó là lựa chọn cá nhân mà người giỏi thường biết cách chọn cái nào tốt nhất.
Thứ hai, về không có nghĩa là cống hiến và ở nước ngoài không có nghĩa là không mang lại giá trị gì cho đất nước. Thứ ba, thế giới rộng lớn lắm, không nên nhốt mình trong những không gian, những suy nghĩ hẹp với những điều cũ kỹ. Chính vì vậy nên tôi ủng hộ lựa chọn ở lại nước ngoài của hầu hết các Quán quân, Á quân Olympia.
Đâu cứ "Giỏi là phải về". Về có sử dụng hết cái "giỏi" không và về thì cái "giỏi" ấy có thực sự sinh ra giá trị cho con người không? Thế nên, đừng tự nhốt mình trong những suy nghĩ hạn hẹp khi mà cuộc sống, vốn mênh mông và thế giới vốn rộng lớn là thế!".
Theo Pháp luật và bạn đọc
-
Giáo dục6 giờ trướcĐại học Huế kết luận, trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An H, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Thừa Thiên Huế có 12 trang đạo văn.
-
Giáo dục8 giờ trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục10 giờ trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục12 giờ trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.
-
Giáo dục13 giờ trướcĐây là thiên tài độc nhất vô nhị của Việt Nam, nổi tiếng học rộng hiểu nhiều cùng vốn kiến thức uyên bác.
-
Giáo dục17 giờ trướcNữ sinh 17 tuổi người Mỹ gốc Hàn đã vượt qua kỷ lục của anh trai mình để trở thành người trẻ nhất đỗ kỳ thi lấy bằng hành nghề luật sư tại bang California.
-
Giáo dục18 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
-
Giáo dục20 giờ trước"Khi thấy thầy, các con luôn miệng: "Chúng con chào cô giáo thầy Tú” khiến tôi phì cười. Thậm chí, trẻ bé hơn còn khoanh tay: "Con chào ông", thầy Đỗ Quang Tú - giáo viên mầm non duy nhất của huyện Thái Thuỵ (tỉnh Thái Bình), kể lại.
-
Giáo dục1 ngày trướcMức thu nhập tăng thêm hiện nay đối với giáo viên TPHCM cao nhất lên tới hơn 22 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, có 7 nhiệm vụ mà khi thực hiện giáo viên sẽ không được nhận khoản này.
-
Giáo dục1 ngày trướcChủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa kí quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024 cho 614 ứng viên, trong đó có 45 Giáo sư và 569 Phó giáo sư.
-
Giáo dục1 ngày trướcLiên quan đến sự việc một nữ sinh bị đánh hội đồng dẫn đến gãy đốt sống cổ ở Thanh Hoá, phía nhà trường đã họp hội đồng kỷ luật, đình chỉ học đối với những học sinh đánh bạn.
-
Giáo dục1 ngày trướcMỗi học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (TPHCM) đóng 20 nghìn đồng/tháng tiền nước uống. Sau 2 năm, nhà trường dư gần 200 triệu đồng ở khoản thu - chi này.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại diện Trường THPT Tô Hiến Thành cho biết, hiện Sở GD-ĐT Hà Nội đã mở cổng thông tin điện tử và thêm thông tin của 174 học sinh bị tuyển sinh "chui" vào cơ sở dữ liệu của Trường THPT Văn Lang.
-
Giáo dục1 ngày trướcSong hành cùng cây nạng mỗi giờ lên lớp từng khiến thầy Bửu mặc cảm tự ti về bản thân, giờ trở thành nguồn động lực cho nhiều thế hệ học trò phấn đấu vươn lên.