- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thực hư việc nhà trường cho học sinh đeo tấm chắn giọt bắn trong lớp
Hình ảnh học sinh đeo tấm chắn giọt bắn trong một lớp học được đưa lên một số trang mạng xã hội, gây nên nhiều ý kiến trái chiều.
Ngày 4/5 vừa qua, tại thành phố Đà Nẵng học sinh từ lớp 1 - 12 đã trở lại trường học sau một thời gian nghỉ ở nhà tránh dịch Covid-19. Trong ngày đầu tiên đến trường, hình ảnh học sinh ở một trường tiểu học đeo tấm chắn giọt bắn trong một lớp học được đưa lên một số trang mạng xã hội và gây nên nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí có người còn nhắn tin với những lời lẽ đe dọa, xúc phạm giáo viên.
Học sinh đeo tấm chắn giọt bắn để chụp ảnh trong ngày đầu tới lớp.
Hình ảnh các em học sinh vừa mang khẩu trang, vừa đeo tấm ngăn giọt bắn trong lớp học ở Trường Tiểu học Núi Thành, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đang thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là các bậc phụ huynh. Có ý kiến cho rằng như thế là rất cẩn thận trong phòng, chống dịch. Nhưng cũng có ý kiến nói như vậy là không cần thiết.
"Theo cá nhân tôi thấy việc đó cũng không cần thiết vì bé chỉ cần đeo khẩu trang là được rồi. Vì cái mũ đó cũng ảnh hưởng đến tầm nhìn, thị lực của các bé. Thứ 2 đối với những bé ngồi xa sẽ giảm độ tập trung", một phụ huynh nêu ý kiến.
Cùng ý kiến, một phụ huynh khác ở Đà Nẵng chia sẻ: "Theo tôi tiện nhất là đeo khẩu trang, còn đeo mũ chắn đó vừa khó nhìn cho những bé mắt kém. Khi di chuyển lên xuống cũng rất khó, gây khó chịu".
Hầu hết các ý kiến của phụ huynh đều không đồng tình với việc cho học sinh đội mũ ngăn giọt bắn trong lớp học.
Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Núi Thành giải thích, trước khi học sinh trở lại trường, Ban Giám hiệu giao cho giáo viên chủ nhiệm có những hình thức đón học sinh, trang bị kỹ năng, kiến thức về phòng chống dịch Covid-19. Toàn bộ số nón này được phụ huynh của lớp tặng, để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt cho biết, buổi sáng, khi vừa vào lớp, giáo viên có cho các em đội lên để chụp hình, sau đó, cô giáo thu lại chứ không đeo trong suốt quá trình học.
"Chúng tôi không có chủ trương làm tấm kính này, mà trọng tâm của chúng tôi là giáo dục cho học sinh đeo khẩu trang để phòng chống dịch Covid. Còn tấm kính chắn này là ý tưởng sáng tạo của giáo viên và phụ huynh của một lớp để tạo hứng thú cho học sinh khi đến trường. Nhà trường cũng không khuyến khích mang những dụng cụ như thế này vì đối với học sinh tiểu học cần sự thoải mái cho các em khi học tại trường", cô Nguyệt cho biết thêm.
Về vấn đề này, bà Trần Thị Thúy Hà- Trưởng Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng nói rõ, lãnh đạo phòng Giáo dục quận, ngành không yêu cầu học sinh đeo tấm ngăn giọt bắn như trường hợp vừa xảy ra ở Trường Tiểu học Núi Thành.
"Thứ nhất là ngành Giáo dục không khuyến cáo. Thứ 2 chỉ có một lớp trên quận Hải Châu của trường Núi Thành phụ huynh và giáo viên thống nhất thực hiện cho con em họ thì lớp đó 100% phụ huynh họ đồng tình. Họ chỉ đeo đầu giờ chụp hình đó thôi. Ngày hôm nay thì nhà trường đã chỉ đạo tạm dừng không đeo nữa", bà Hà nói.
Dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Các trường mở cửa đón học sinh đi học trở lại đặt ra mục tiêu hàng đầu là bảo đảm an toàn sức khỏe cho mọi người. Trong lúc đó, ngành y tế các địa phương chưa có hướng dẫn cụ thể nên hầu hết các trường đều lúng túng trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid. Mỗi nơi, mỗi trường thực hiện một kiểu phòng tránh dịch bệnh.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 diễn ra sáng nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng nên bỏ các biện pháp giới hạn không cần thiết và không khoa học, cực đoan như bắt học sinh vừa đeo khẩu trang, vừa đeo tấm chắn giọt bắn bằng nhựa. Biện pháp này không cần thiết và hại cho sức khỏe và cũng không cấm bật điều hòa trong lớp học.
Theo VOV
- Giáo dục13 giờ trướcNgười ta bảo trẻ con như tờ giấy trắng nên "biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan", nhưng giờ trẻ em còn phải thêm 1 thứ biết, biết bảo vệ bản thân mình nữa. Cuộc đời nào ai cho phép chỉ cho con học nhạc, học múa, học lịch sử, văn học...
- Giáo dục19 giờ trướcDự kiến năm 2021, các trường sẽ công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 trước 17 giờ ngày 23/8. Sau khi có thông báo trúng tuyển của trường, thí sinh phải xác nhận nhập học đợt 1 trước ngày 1/9.
- Giáo dục1 ngày trướcTừ ngày 27/4 đến ngày 11/5, thí sinh cả nước bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Dưới đây là những điều quan trọng thí sinh năm nay cần ghi nhớ.
- Làm mẹ2 ngày trướcNhật Bản không chỉ được biết đến là đất nước có nền kinh tế nằm trong top phát triển nhất thế giới, giáo dục Nhật cũng được các nước trên thế giới nhắc đến như là một biểu tượng về hệ thống giáo dục chất lượng khiến nhiều quốc gia khác khâm phục và học tập.
- Giáo dục3 ngày trướcNăm 2021, dự kiến Đại học Sư phạm Hà Nội tuyển 7.094 chỉ tiêu theo 4 phương thức.
- Sao3 ngày trướcPax Thiên hiện tại đã trở thành một chàng trai cá tính, vạm vỡ và rắn rỏi.
- Giáo dục4 ngày trướcNhà ở khu vực Cầu Giấy nhưng lại thuộc quản lý của Nam Từ Liêm, nhóm phụ huynh đã viết đơn cầu cứu, hy vọng cho con học trái tuyến tại trường gần nhà.
- Giáo dục4 ngày trướciSMART Edtech (thành viên của Tập đoàn Giáo dục EQuest) cho biết, đơn vị này vừa ký kết với FPT Software (FSOFT) về việc đào tạo, nâng cấp tiếng Anh cho nhân viên của FSOFT ở cả Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM, theo chuẩn đầu ra TOEIC.