Tờ đơn nặc danh khiến hội trưởng phụ huynh phải bỏ tiền túi bù vào quỹ lớp

Khi lấy ý kiến về việc trích quỹ lớp 500.000 đồng để ủng hộ nhà trường khắc phục hậu quả sau bão, không có phụ huynh nào phản đối. Thế nhưng chỉ vài ngày sau, tôi nhận được đơn thư ẩn danh của ai đó trong lớp đòi kiện trường và ban phụ huynh.

Mỗi dịp đầu năm học, vai trò của Ban đại diện phụ huynh luôn trở thành chủ đề nóng, thu hút sự quan tâm của đông đảo cha mẹ học sinh và giáo viên. Liệu Ban phụ huynh có thực sự đại diện cho tiếng nói của phụ huynh và làm đúng vai trò, nhiệm vụ của mình?

Diễn đàn Vai trò của Ban đại diện phụ huynh trong nhà trường do chuyên mục Giáo dục của VietNamNet mong muốn lắng nghe ý kiến, chia sẻ và đóng góp từ chính các bậc phụ huynh, giáo viên và những ai quan tâm tới nền giáo dục nước nhà để xây dựng giải pháp thực tiễn cho vấn đề này.

Bài viết dưới đây là ý kiến của một phụ huynh tại Hà Nội chia sẻ với diễn đàn. 

Vào đầu năm học mới, lớp con tôi tổ chức họp phụ huynh. Trước đó, cô giáo chủ nhiệm đã đề nghị các phụ huynh cùng bầu ra một người làm hội trưởng, nhưng không ai ứng cử. Vì năm ngoái, tôi đứng ra hỗ trợ lớp vài trăm nghìn tiền sửa chữa thiết bị nên năm nay, khi không có ai nhận làm, cô giáo động viên “Mẹ cố gắng hỗ trợ lớp”. Trước sự thuyết phục của cô giáo, tôi miễn cưỡng nhận nhiệm vụ này.

Ngày họp phụ huynh, sau khi thống nhất, chúng tôi quyết định đóng quỹ 1.000.000 đồng/kỳ, trong đó có 200.000 đồng được trích về quỹ trường. Số tiền này chủ yếu sẽ được dùng cho các hoạt động chung của lớp như mua nước rửa tay, giặt chăn gối định kỳ, tổ chức hoạt động tập thể, liên hoan các dịp 1/6, Trung thu và Tết Nguyên đán.

Với 800.000 quỹ lớp, nghe có vẻ nhiều nhưng thực tế nếu chia cho những hoạt động kể trên, mỗi việc cũng chỉ vài chục nghìn, thậm chí là mấy nghìn một bé.

Dẫu vậy, trong 40 học sinh của lớp, có một số phụ huynh kiên quyết không đóng góp với đủ các lý do. Là trưởng ban phụ huynh, tôi phải đi năn nỉ từng cha mẹ góp quỹ lớp đầy đủ, thậm chí còn tự bỏ tiền túi góp thêm để các con không phải chịu thiệt thòi.

Tờ đơn nặc danh khiến hội trưởng phụ huynh phải bỏ tiền túi bù vào quỹ lớp-1
Ảnh minh họa: Unsplash.com

Những ngày đầu tháng 9, cơn bão Yagi khiến cây trong trường đổ rạp, phòng y tế cũng bị tốc mái. Tiền quỹ xây dựng trường không đủ để khắc phục những sự cố phát sinh này. Dù trường không lên tiếng kêu gọi hỗ trợ, ban phụ huynh đã phát động các lớp ủng hộ để trường tái thiết, sớm ổn định việc dạy và học.

Trong khi các lớp khác kêu gọi phụ huynh tự nguyện ủng hộ theo diện cá nhân, tôi chủ động đề xuất trích luôn quỹ lớp 500.000 đồng. Khi đề xuất, không có bất kỳ ai phản đối. Tuy nhiên chỉ vài ngày sau, một phụ huynh trong lớp đã viết thư ẩn danh, đòi kiện trường vì cho rằng “ban phụ huynh là cánh tay nối dài”, mặc dù thực tế trường không can dự vào việc này. Vì quá ức chế, tôi bật khóc và quyết định tự trích tiền cá nhân ra trả lại quỹ.

Thực tế, cũng không ít lần chúng tôi phải tự bỏ tiền túi bù vào quỹ. Khi đi mua sắm chuẩn bị tiệc liên hoan cho các con hay khi mua quà tặng, thăm hỏi, nếu thiếu dăm ba chục nghìn, tôi đều tự bỏ tiền sắm thêm để các con có được niềm vui trọn vẹn. Hay khi một số phụ huynh không đóng quỹ, nếu nhắc mãi thì ngại nên hội trưởng và hội phó phải chia ra để góp cho đủ.

Nhiều người nói rằng hội phụ huynh kiểu gì cũng sẽ có chuyện ăn chặn tiền quỹ lớp. Nhưng ai từng làm trong ban đại diện cha mẹ học sinh rồi sẽ thấy cả năm lớp sẽ có đủ thứ cần chi. Hội phụ huynh thường phải thu vén rất khéo mới đủ chứ không thể vung tay quá trán như nhiều người vẫn nghĩ.

Đợt Trung thu vừa rồi, tôi gặp phải tình huống éo le dở khóc dở cười thế này. Để tổ chức liên hoan cho các con, ban phụ huynh bàn nhau đặt mua đồ ăn nhanh như pizza, gà rán, khoai tây chiên... ở một cửa hàng ngay gần trường.

Sau buổi liên hoan, khi cô giáo đăng ảnh các con phá cỗ trung thu lên nhóm lớp, một số phụ huynh “góp ý” ban đại diện những lần sau nên mua đồ ăn của các thương hiệu lớn để đảm bảo vệ sinh. Hơn nữa, những quán này cũng sẽ có hóa đơn, giá cả rành mạch, chẳng may các con ăn vào bị làm sao cũng dễ... kiện. Gay gắt hơn, một phụ huynh còn đặt câu hỏi, những khoản chi này đều có chiết khấu, vậy những khoản đó đã đi đâu? Họ nghĩ rằng ban phụ huynh có tư lợi gì đó từ việc mua đồ ăn cho các con.

Cũng vài lần mắc phải những câu chuyện “giời ơi đất hỡi” này, tôi cảm thấy thực sự chán nản. Đôi lần, tôi cũng ngỏ ý muốn xin nghỉ vì công việc cá nhân bận rộn, nhưng thực tế, tôi muốn nghỉ để không phải vừa mất công sức, vừa mất tiền mà lại mang tiếng như thế nữa.

Tôi cho rằng, nói thường dễ hơn làm. Các phụ huynh không nên đứng ngoài nhìn vào với ánh mắt xét nét, ác cảm. Những người dám đảm đương trách nhiệm này, hầu như đều nhiệt tình, năng nổ, trách nhiệm, tâm huyết với học sinh và các hoạt động giáo dục chung. Họ cũng phải hy sinh công việc cá nhân vì công việc chung của trường, của lớp, nhưng mấy ai thấu hiểu. Cũng vì lẽ đó, không mấy ai muốn đảm đương nhiệm vụ này.

Theo VNN

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/to-don-nac-danh-khien-hoi-truong-phu-huynh-phai-bo-tien-tui-bu-vao-quy-lop-2326909.html

quỹ lớp


  • Loạt trải nghiệm hấp dẫn ở Trung tâm Nhật ngữ Yuki dịp 20/11
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
  • Hiệu trưởng 'ghế nhựa' và ngôi trường 100 tỷ ở vùng biên giới
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Từng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
  • Những 'cú sốc' du học
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Chuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
  • 'Lương thấp dễ khiến giáo viên giảm động lực với nghề'
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.
  • Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Cư dân mạng đua nhau chia sẻ những clip quà độc đáo dịp 20/11 khiến họ vừa bật cười vừa xúc động, như củ gừng, vài chú cua đựng trong chai nhựa, chai nước mắm...
Hà Nội: Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhồi máu cơ tim vì lý do bất ngờ
Các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.