- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Trận đòn gãy đôi thước của thầy 30 năm sau vẫn ám ảnh tôi
Lơ đãng trong giờ học, tôi nhận trận đòn tím tay từ thầy. Vết thương trên da thịt có thể chóng lành nhưng vết thương tâm lý, hàng chục năm sau, vẫn ám ảnh tôi, cả trong giấc mơ...
Sau khi đọc bài viết Nỗi ám ảnh tột cùng của một thầy giáo sau cái tát học sinh trên VietNamNet, tôi suy nghĩ rất lâu và quyết định kể về câu chuyện của mình. Bởi tôi cũng có một "vết xước" trong tâm lý như vậy nhưng ở vị trí là một người học trò...
Tôi thuộc thế hệ 8X đời đầu. Thời của chúng tôi, chuyện học trò bị giáo viên đánh đòn xảy ra như cơm bữa.
Hồi tiểu học, mỗi giáo viên khi đến lớp đều đem theo một cây thước loại 1,2m bằng gỗ bóng loáng. Nhiều đứa học chậm hoặc nói chuyện riêng, nhẹ thì bị véo tai, kéo tóc mái, ném phấn vào mặt… nặng thì úp tay xuống bàn để thầy cô vụt liên tiếp vào mu bàn tay, đau đến phát khóc vẫn không dám rụt lại.
Thậm chí, nhiều đứa còn bị đánh đến gãy cả thước, tát lằn cả mặt. Có những giáo viên tuy không đánh, nhưng hễ học sinh làm sai lại liên tục miệt thị bằng những từ ngữ khó nghe.
Tôi còn nhớ hồi lớp 4, lớp tôi có một thầy giáo, chỉ cần nhắc đến tên thôi ai cũng thấy sợ. Có lần, vì mải nói chuyện riêng, khi thầy yêu cầu tôi đứng lên nhắc lại những điều thầy vừa nói nhưng tôi không nói được, thầy đã đánh tôi đến tím cả tay, thước gãy làm đôi. Vậy mà, thầy vẫn tiếp tục đánh.
Đến khi cả lớp ra về, thầy bắt tôi ở lại lớp cho đến khi học thuộc bài mới thôi. Tôi không dám về, chỉ biết vừa ngồi một mình trong lớp vừa khóc. Mãi đến tối, vì không thấy con nên bố tới trường tìm, tôi mới dám ra về.
Vừa đau tay, vừa cảm thấy tủi thân nên tôi òa khóc nức nở. Từ đó, tôi càng thấy sợ thầy hơn. Mỗi khi đến tiết dạy của thầy, dù hiểu và biết cách làm nhưng khi bị gọi lên bảng, tôi lại quên béng, đứng chôn chân và run như cầy sấy vì sợ sai và thầy đánh đòn. Rốt cuộc, môn Toán của tôi luôn bị điểm kém nhất nhì lớp.
Cho đến bây giờ, thi thoảng tôi vẫn còn mơ thấy bị thầy giáo đánh đòn. Nó thực sự đã ám ảnh tôi. Một vết thương tâm lý khó thể lành... Tôi cho rằng, thầy cô đi dạy mà giống như “sát thủ”, học sinh chỉ thấy sợ chứ cũng không hiểu thầy cô dạy
Ảnh minh họa
Giờ đây, khi đã lập gia đình và sinh con, tôi luôn dạy con gái rằng, thân thể là của mình, bất cứ ai cũng không có quyền xâm phạm, kể cả cha mẹ hay thầy cô.
Tôi cũng nói với con rằng, nếu thầy cô có hành vi bạo lực, con cần nói với bố mẹ, hoặc thậm chí, con có thể trực tiếp đến gặp cô hiệu trưởng. Nếu ban giám hiệu không giải quyết, bố mẹ sẽ có biện pháp khác như làm đơn lên những cấp cao hơn.
Có thể nhiều người sẽ nói rằng “Phụ huynh này ghê gớm quá”, nhưng tôi không chấp nhận con mình bị hành hạ như vậy. Đó là bạo hành tâm lý chứ không phải là giáo dục nữa. Và nếu phụ huynh nào im lặng trước bạo lực khác nào đồng lõa với cái xấu?
Bạo lực sẽ gây ám ảnh cho học sinh, tạo ra tâm lý khiến các con thấy sợ nhiều hơn thích mỗi khi đến trường.
Đồng nghiệp của tôi từng kể rằng, con của cô ấy học lớp 1, nhưng có hôm đi học về tiểu cả ra quần chỉ vì sợ cô giáo, không dám xin ra ngoài đi vệ sinh. Tại sao các con đi học mà phải giống như hành xác vậy?
Tôi cho rằng, việc dùng bạo lực là độc hại và phản giáo dục. Nó chỉ thể hiện sự bất lực của giáo viên và coi đó như một cách trút giận, giải tỏa cảm xúc tiêu cực của mình lên thân thể học sinh.
Hoặc cũng có thể, thầy cô nghĩ rằng, đó là cách nhanh nhất để đưa một đứa trẻ “đi vào khuôn khổ”.
Dạy dỗ bằng bạo lực và tạo cho trẻ cảm giác sợ hãi – đó là một sự lười biếng trong tư duy giáo dục.
Giờ đây, thầy cô là những người có học vấn cao, được dạy các kỹ năng sư phạm với những giáo trình tiến bộ, để bất lực tới mức phải dùng bạo lực, chứng tỏ trình độ của thầy cô đang có vấn đề.
Là giáo viên, sự kiên nhẫn, lắng nghe, bao dung học trò… thiết nghĩ, là điều quan trọng hơn cả, trước khi bàn đến trình độ, năng lực chuyên môn của người thầy.
LỜI TÒA SOẠN
Áp lực của giáo viên về chuyện kỷ luật học sinh thực sự đang hiện hữu. Không ít thầy cô cho rằng việc tâm sự, khuyên nhủ hay răn đe, với một số học sinh, vẫn không thể giải quyết được vấn đề.
VietNamNet mở diễn đàn "Kỷ luật học đường như thế nào để phù hợp?", rất mong được sự đóng góp ý kiến của độc giả.
Theo Vietnamnet
-
Tuyển sinh lớp 10 năm 2023Giáo dục1 giờ trướcNam sinh lớp 9 bị đánh hội đồng phải nhập viện và bỏ lỡ kỳ thi vào lớp 10 cho biết, bản thân là nạn nhân của bạo lực học đường suốt 4 năm qua, bị đánh nhiều lần mà không dám nói.
-
Giáo dục11 giờ trướcNgười nhà cho biết nam sinh ở Quảng Bình bị đánh hội đồng vẫn đang nằm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế với nhiều vết thương trên cơ thể, tinh thần hoảng loạn.
-
Giáo dục12 giờ trướcTheo chuyên gia giáo dục này, dù ngay từ đầu con đòi thi trường chuyên Ams (cấp 3), lại khá chăm và học ổn, nhưng bản thân chị không ủng hộ quyết định này của con.
-
Giáo dục17 giờ trước"Bạo lực học đường không chỉ khiến con tôi chịu nỗi đau thể xác, tinh thần mà còn lỡ luôn kỳ thi hết sức quan trọng, tương lai bị ảnh hưởng nặng nề, hậu quả phải gánh là quá lớn".
-
Tuyển sinh lớp 10 năm 2023Giáo dục21 giờ trướcNhững lưu ý về cách ôn tập, quá trình làm bài thi của thí sinh để được điểm cao được các giáo viên nhấn mạnh trước ngày thi vào lớp 10 ở Hà Nội.
-
Giáo dục23 giờ trướcTrong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Sở GD-ĐT Bình Thuận sẽ thuê tàu để vận chuyển đề thi và đưa khoảng 40 thầy cô giáo ra làm nhiệm vụ coi thi tại đảo Phú Quý.
-
Giáo dục1 ngày trướcSau gần 10 năm thi IELTS, anh Luyện Quang Kiên (31 tuổi) ở Hà Nội là người đầu tiên đã đạt 9.0 cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhìn chung, để tốt cho con, phụ huynh cần chú ý lời nói và hành động của mình.
-
Giáo dục1 ngày trướcNgày 7/6, trao đổi với PV Dân Việt, ông Võ Danh Thuấn - Chủ tịch UBND xã Hưng Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), cho biết: "Trên địa bàn vừa xảy ra sự việc một nam sinh học lớp 9 Trường THCS Hưng Thủy bị nhóm bạn đánh hội đồng phải nhập viện và phải bỏ lỡ kỳ thi lớp vào lớp 10".
-
Giáo dục1 ngày trướcTP Hà Nội sẽ không cắt điện trong thời gian chuẩn bị thi và thi tuyển vào lớp 10 THPT năm 2023-2024, từ ngày 9 đến 13/6.
-
Giáo dục1 ngày trướcSau khi phát hiện bé gái ngã vào thùng nước trong nhà tắm trường mầm non, cô giáo đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi.
-
Tuyển sinh lớp 10 năm 2023Giáo dục1 ngày trướcDưới đây là đáp án tham khảo môn Toán thi vào lớp 10 tại TP.HCM năm 2023 được VietNamNet cập nhật.
-
Tuyển sinh lớp 10 năm 2023Giáo dục1 ngày trướcNgày 10-11/6, Hà Nội tổ chức kỳ thi vào lớp 10 công lập. Thí sinh cần lưu ý, trường hợp đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh bắt đầu làm bài sẽ không được dự thi.
-
Giáo dục1 ngày trướcCó 396 thí sinh đã bỏ thi môn Toán lớp 10 TP.HCM sáng 7/6. Chiều nay, chỉ còn hơn 7.000 thí sinh thi môn chuyên và môn tích hợp.