- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tranh cãi bỏ mấy trăm triệu học đại học nhưng tốt nghiệp lương khởi điểm chỉ 7-8 triệu, sinh viên mới ra trường nói gì?
Hóa ra để mức lương đạt chục triệu/tháng khi mới ra trường là điều vô cùng khó, không dễ như các bạn đang học Đại học tưởng tượng.
- Nữ sinh học khối A nhưng thi Văn THPT được 9,75, đỗ Đại học Ngoại ngữ Hà Nội: Chia sẻ mẹo học lợi hại, quan trọng nhất là điều này
- Nhiều đại học ở Hà Nội vẫn chưa cho sinh viên trở lại trường
- Vụ thầy giáo trường Đại học nổi tiếng ở Hà Nội bị tố gạ tình, chat sex, show ảnh nhạy cảm: Người trong cuộc chính thức lên tiếng!
Những câu hỏi về lương sau khi ra trường luôn được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Mức lương cao hay thấp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Về cơ bản nhà tuyển dụng thường căn cứ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, học vấn, năng lực phù hợp với công việc, sau đó là sắp xếp mức lương sao cho hợp lý.
Tranh cãi bỏ mấy trăm triệu tiền học nhưng ra trường lương khởi điểm chỉ 7-8 triệu liệu có xứng đáng?
Mới đây, một bài viết của một nữ sinh năm nhất trường ĐH Kinh tế Quốc dân (NEU) đăng tải về mức lương của các anh chị tiền bối khi mới ra trường đã gây tranh cãi cộng đồng mạng.
Nguyên văn bài viết như sau:
"Các anh chị ơi, ra trường lương 7 triệu là có thật ạ?
Em đang năm nhất, chuẩn bị lên năm 2 đại học. Lực học của em cũng trung bình thôi ạ, nhưng em nghĩ là sau khi ra trường thì NEU sẽ có mức lương cao hơn các trường khác chứ ạ? Tự nhiên dạo này mọi người đồn nhau ra trường lương chỉ có 7 - 8 triệu mà em thấy buồn quá, liệu có xứng với 4 - 5 năm học đại học tốn kém mấy trăm triệu của bố mẹ không? Ít nhất các nhà tuyển dụng cũng phải nhìn "profine" (chính xác là profile - PV) của ứng viên xem trường nào tiềm năng trường nào không chứ nhỉ… Cứ hy vọng học NEU sẽ có tương lai rộng mở mà nhìn các anh chị ra trường đi làm kể chuyện em thấy bi quan quá ạ".
Sau khi bài viết được đăng tải nhanh chóng thu về rất nhiều ý kiến trái chiều tư cư dân mạng. Đa số cho rằng với mức lương từ 7-8 triệu cho một sinh viên mới ra trường là điều hoàn toàn bình thường, hợp lý. Bởi khi mới ra trường, rất ít sinh viên có kinh nghiệm, chuyên môn thế nên mức lương khởi điểm thấp cũng là điều dễ hiểu.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng khẳng định rằng bằng ĐH không phải là tất cả, bởi lẽ khi đi làm quan trọng nhất là hiệu quả công việc chứ không phải tấm bằng của một trường danh tiếng.
Ảnh minh họa
Người "trong cuộc" nghĩ gì?
Khi đem vấn đề lương khởi điểm 7-8 triệu khi mới ra trường này ra hỏi chính những bạn trẻ vừa tốt nghiệp không lâu, cũng có nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra.
Bạn N.Đ - một nữ sinh đã đi làm thêm từ lúc mới lên đại học tâm sự: "Mình là dân Kinh tế nhưng lại làm content. Từ lúc học năm nhất đại học đã đi làm thêm đủ thể loại từ gia sư đến các các công việc khác, nói tóm lại là có việc gì là nhắn tin xin làm bằng được (mình tránh các công việc như bưng bê nhà hàng vì nghĩ không học được quá nhiều, không phù hợp hướng đi sau này).
Một thời gian sau khoảng 2 năm, mình xin làm công việc rất đơn giản là duyệt từ khóa cho một dự án về việc làm. Hiểu nôm na là bạn phân loại những từ nào thuộc lĩnh vực việc làm thì duyệt, không thuộc lĩnh vực này thì bỏ. Đơn giản vậy đó nhưng lúc đó được nhận 1,2 triệu tiền lương part-time nên mừng lắm, làm cày cố. Công việc này đưa đến cho mình rất nhiều cơ hội vì sau khi làm cái này, mình học được thêm viết content, đây chính là cái móng đầu tiên cho công việc sau này. Ngày đầu viết dở quá trời, vì dân Kinh tế mà nhưng cứ viết thôi, học hỏi dần. Sau đó thì học về SEO, cách SEO như thế nào, thế nào là bài chuẩn SEO.
Một thời gian sau có thêm bạn mới vào thì kèm dạy cho bạn ý. Một bạn, hai bạn rồi sau đó lên trưởng nhóm content, đỉnh điểm là 15 bạn. Lúc này lương part time khoảng 8 triệu đồng mỗi tháng. Với mức lương này mình vẫn thấy thấp vì phải làm rất nhiều. Học xong 5h là lao đến công ty họp, rồi làm việc có hôm 9h tối mới lóc cóc đi về bụng thì đói. Tối cứ làm đến 2 - 3 giờ sáng. Mặc dù biết lương thấp nhưng cảm thấy ở đây có cơ hội học hỏi được làm nhiều thứ nên vẫn kiên trì theo.
Ảnh minh họa
Trong thời gian làm ở đây vì có nền tảng content và SEO rồi mình nhận thêm job ngoài viết content SEO cho người ta. Sương sương mỗi bài cũng 100k, mỗi ngày viết khoảng vài bài thì mỗi tháng thêm 6 triệu đồng tiền làm ngoài nữa. Tính ra năm 3 đại học, mình làm 2 job là cũng được khoảng 14 triệu rồi.
Đến cuối năm 3, mình chuyển hướng sang báo cũng nhờ cái duyên. Thấy một tờ báo đăng tuyển CTV viết bài, lại mon men ứng tuyển dù không biết gì. Lần đó suýt bị sếp đuổi thẳng cẳng nhưng đi chất vấn rồi năn nỉ các kiểu sếp cho ở lại và ở tận bây giờ luôn đó. Công việc đó lúc đầu mình làm chưa tốt, trời ơi nó áp lực mà mình tưởng tượng là mình muốn trầm cảm tới nơi.
Công việc CTV báo lúc đầu lương cũng chỉ tầm 2 - 3 triệu/tháng thôi. Nhưng sau khả năng tăng thì nó lên tầm 6 triệu tháng, lúc nào được 7 triệu là mừng rớt nước mắt. Hiện tại, mình làm công việc này được 2 năm rồi, mức lương bây giờ là khoảng hơn 13 triệu. Đây chỉ là công việc tay trái thôi, còn công việc chính vẫn là một job content ở công ty khác lương khoảng 10 triệu".
Bằng nỗ lực cá nhân, khi vừa ra trường, thu nhập của N.Đ đã rơi vào khoảng hơn 23 triệu. Nếu chăm viết bài và nhận job ngoài thì mỗi tháng cô nàng sẽ có thêm 4-5 triệu nữa, tổng cộng rơi vào gần 30 triệu.
Theo N.Đ, việc sinh viên ra trường muốn kiếm nhiều tiền ngay vừa dễ mà vừa khó. Lý do là bởi vừa tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm, muốn nhà tuyển dụng trả nhiều tiền cho bạn ngay lập tức là điều không thể. Muốn có thêm thu nhập, bạn buộc phải làm 2 việc cùng lúc, tuy nhiên cái giá phải trả là đôi lúc sẽ rất stress và không có thời gian chơi nhảy gì cả.
"Còn về cách nhìn nhận thì mình cảm thấy mức lương của mình không lớn bởi xung quanh, bạn bè kinh doanh rồi làm TikTok, bán hàng online... các kiểu lương cao lắm, cả trăm triệu mỗi tháng ý. Nhìn ngưỡng mộ kinh khủng mà cũng tự áp lực cho bản thân mình bởi phải nghĩ cách làm sao được như vậy, stress dã man. Nhiều lúc tự mất cân bằng trong cuộc sống vì vậy đó, chứ không phải kiếm được 20 triệu đến 30 triệu là ổn đâu", N.Đ nói thêm.
Ảnh minh họa
Cùng quan điểm với N.Đ là cô bạn có tên N.T. N.T cho biết: "Theo mình, tùy khả năng bản thân tạo thêm nguồn thu nhập thụ động, ngoài giờ làm thêm. Nếu thấy mệt mỏi thì đầu tư chứng khoán là một ý tưởng không tồi. Nếu đầu tư lướt sóng thì trang bị kiến thức liên tục và phải có tâm lý vững vàng.
Muốn giàu mà làm thuê thì muôn kiếp sẽ không giàu hoặc ít nhất làm thuê phải có vài nguồn thu nhập thụ động ngoài giờ hành chính khi mọi người ngủ thì nó vẫn 'đẻ' tiền được như bất động sản, làm YouTube, viết blog cá nhân, bán hàng online.
Theo quan điểm cá nhân nhìn nhận từ thực tế là vậy, người giàu thường có ít nhất 3 nguồn thu nhập trở lên. Sinh viên NEU tư duy chắc chắn là rất tốt rồi. Nhưng để bước chân vào giới tài chính là cả một quá trình học hỏi không ngừng dựa trên điểm mạnh và sự hiểu biết của mình rồi chọn lĩnh vực đầu tư. Đó là quan điểm của mình. Chắc hỏi cho vui chứ sinh viên NEU hỏi mấy cái này thấy hơi kỳ".
Ảnh minh họa
Trên thực tế, chẳng có bí quyết nào giúp bạn trở nên giàu có một sớm một chiều (một cách hợp pháp). Bạn có thể tích lũy dần dần, với số vốn ban đầu chỉ có 1-2 triệu rồi lên dần chục triệu, thậm chí cả tỷ đồng. Do vậy, đầu tư cho bản thân không bao giờ chịu thua thiệt nên hãy hãy xem kỹ bản thân thiếu gì để có thể có được một bộ hồ sơ hoàn chỉnh nhất cho công việc sau này nhé!
Theo Pháp luật & Bạn đọc
-
Giáo dục6 giờ trướcSau vụ việc 132 học sinh Trường Mầm non Hoa Sen nghỉ học liên quan đến suất ăn bán trú, hiện tại, hầu hết các em đã đi học đầy đủ trở lại.
-
Giáo dục10 giờ trướcTừ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
-
Giáo dục13 giờ trướcNữ sinh lớp 8 tại Đắk Nông đã vỡ òa hạnh phúc khi nhận được quà kèm thư tay từ Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn sau chương trình phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em".
-
Giáo dục1 ngày trước24 tân sinh viên của Đại học Khoa học và Công nghệ Macau (Trung Quốc) bị phát hiện làm giả kết quả kỳ thi tốt nghiệp PTTH Hong Kong (HKDSE) để xét tuyển vào trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐể tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo cấp chứng chỉ ngoại ngữ đảm bảo công bằng, chống thi thay, thi hộ, Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung quy định cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrong buổi học, 2 thầy cô ở Trường THCS Vạn Phong (Diễn Châu, Nghệ An) xảy ra xô xát. Trường THCS Vạn Phong vừa tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các giáo viên.
-
Giáo dục2 ngày trướcHàng chục học viên lớp văn bằng 2 - VB2.13 của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 'chết đứng' khi nhận được thông tin lớp học này không tồn tại.
-
Giáo dục2 ngày trướcTổng cộng 35 trang trong luận án tiến sĩ lịch sử của một trưởng phòng ở Huế đều có đạo văn. Kết luận của Đại học Huế khẳng định tố cáo đúng.
-
Giáo dục2 ngày trướcQuy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm.
-
Giáo dục2 ngày trướcSố lượng thí sinh đăng ký thi sau đại học ở Trung Quốc giảm, cho thấy sự suy giảm niềm tin vào giá trị bằng cao học khi thị trường việc làm cho người trẻ khan hiếm.
-
Giáo dục3 ngày trướcĐại học Huế kết luận, trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An H, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Thừa Thiên Huế có 12 trang đạo văn.
-
Giáo dục3 ngày trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục3 ngày trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục3 ngày trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.