Trẻ con có được nghỉ hè đúng nghĩa?

Nghỉ hè, trẻ con chỉ thèm được chơi, không phải học. Trẻ con chỉ thèm được “nghỉ hè” đúng nghĩa mà sao quá khó?

Nghỉ hè, trẻ con chỉ thèm được chơi, không phải học. Trẻ con chỉ thèm được “nghỉ hè” đúng nghĩa mà sao quá khó? Cha mẹ luôn nghĩ chơi là vô bổ, phí hoài nên học kì 3 chưa bao giờ kết thúc, chỉ vì cha mẹ luôn khát khao thành tích, đặt quá nhiều kì vọng lên đôi vai con trẻ...

Nghỉ hè, đấy là lúc trẻ con không phải đến trường, không phải vùi đầu vào sách vở. Các con được ngủ nghỉ thoải mái, không phải ăn uống nhồm nhoàm cho kịp buổi sáng tới trường, không phải lót dạ tạm cái bánh mì ngay trên yên xe của mẹ để kịp chạy sô học thêm. Nhưng kì nghỉ hè của trẻ con bây giờ không trọn vẹn, đây là học kì 3, là bước đệm quan trọng khi các em bước vào năm học mới.

Phụ huynh quan tâm tới kì nghỉ hè của con bằng nhiều cách khác nhau mà cái chính vẫn là hướng tới mục tiêu nạp thêm kiến thức, kỹ năng sống cho con. Ngay từ đầu tháng 5, khi trẻ con cấp 1 còn đang mải mê ôn thi cuối năm thì ngay ở cổng trường học, phụ huynh được nhận tờ rơi quảng cáo các khóa học tiếng Anh, năng khiếu múa hát, võ, vẽ, khiêu vũ, bơi lội... liên tục tuyển sinh suốt 3 tháng nghỉ hè. Những khóa học này rất thú vị nhưng học phí không hề rẻ. Ngoài tiền học năng khiếu, cha mẹ còn phải đầu tư tiền mua sắm trang phục, lo đưa đón con mất nhiều thời gian.

Nhiều phụ huynh than thở rằng điều kiện kinh tế eo hẹp chưa lo nổi cho con một mùa hè thú vị với những chuyến du lịch đó đây, những khóa học ở cung văn hóa, câu lạc bộ năng khiếu. Nhưng phụ huynh luôn sẵn sàng tìm một lớp học thêm nào đó cho con theo học, càng sớm càng tốt để con không chểnh mảng, bố mẹ luôn nghĩ để con chơi thoải mái thì "chữ thầy trả thầy". Nếu không cho con đi học thêm hè, làm gì có ai quản trẻ, các con sẽ xem ti vi suốt ngày, đứa nào hư có khi còn lén trộm tiền bố mẹ đi cày game ngoài quán điện tử. Có vô số lý do để cha mẹ bất an khi trẻ nghỉ hè.

Thương nhất là những bé năm nay bước vào lớp 1. Bố mẹ lo lắng, căng thẳng cứ như con thi đại học. Mùa hè trở thành thời điểm vàng cho các con đi học thêm, phải học nhanh học gấp kẻo thua kém bạn bè. Lũ trẻ ngồi học chữ, học số, luyện chữ đẹp miệt mài suốt mùa hè để bố mẹ yên tâm. Phụ huynh nào cũng sốt sắng hỏi nhau, tìm cô tìm lớp uy tín gửi con học hè. Học ở nhà cô vẫn là chưa đủ, các bé còn được bố mẹ kèm thêm buổi tối. Con phải đọc vanh vách, phải viết thật đẹp đúng li đúng cỡ chữ. Hè là phải học, hè không được chơi!

Có lẽ người lớn chúng ta quên mất, mình khi xưa cũng là một đứa trẻ, thèm nhất khi nghỉ hè, được thỏa thích vui chơi, sách vở gấp gọn góc bàn học. Người lớn đi làm cũng chỉ mong đến ngày nghỉ cuối tuần được xả hơi, gác lại công việc một bên. Vậy tại sao cha mẹ lại muốn biến con thành máy học trong dịp nghỉ hè? Trẻ con cứ phải nhai đi nhai lại kiến thức làu làu như cháo chảy với một tâm trạng bất mãn, bị bố mẹ ép học. Nhiều em vùng vằng, phản đối có thể lĩnh ngay cái bạt tai tức thì với lời giáo huấn cửa miệng: "Không học thì chỉ có nước đi quét rác, bốc vác, khổ suốt đời".

Cha mẹ không cho con đi học hè, chỉ cho con chơi trở thành phụ huynh cá biệt. Chắc chắn mọi người sẽ hỏi xem, đứa trẻ nhà đấy năm vừa rồi có đạt học sinh xuất sắc không, có đứng nhất nhì trong lớp không? Khi biết đứa trẻ học lực bình thường, thế nào người hỏi cũng chép miệng cảm thông: "Biết ngay là không đạt xuất sắc vì để con chơi suốt ngày"...

Các con nghỉ hè, tôi chỉ muốn con được vui chơi với lũ bạn, được khám phá thiên nhiên xung quanh. Thỉnh thoảng, tôi cũng giục con học tại nhà, ôn lại môn tiếng Anh vì đây là môn học khó. Nghỉ hè, con được mẹ phân công làm việc nhà cụ thể, làm xong việc con được đi chơi.

Bố mẹ cứ lo xa trẻ con nghịch dại, tôi thấy lũ trẻ biết chơi nhiều trò chơi thú vị. Con trai rủ nhau đá bóng, chơi cầu lông, cờ vua, mấy đứa quây tròn đánh bài nói chuyện rào rào cả buổi. Con gái cùng bạn chơi đồ hàng, dạy học, chạy nhảy, múa hát, đọc truyện cả ngày không biết chán. Nghỉ hè cũng là thời điểm lý tưởng để tôi dạy con vào bếp nấu nướng, rủ con cùng đi chợ, cùng con đi chơi. Không cần quá nhiều tiền, không cần phải là những chuyến du lịch đắt đỏ hoành tráng, vợ chồng tôi cho con đi chơi Bờ Hồ dạo phố đi bộ đêm đầy sắc màu và âm nhạc, dẫn con đi thăm quan bảo tàng, triển lãm tranh thật vui.

Và cũng chẳng cần phải đi quá xa, cha mẹ nào cũng có thể dành tặng con những niềm vui nho nhỏ, bất ngờ. Tôi rủ mấy đứa trẻ hàng xóm đạp xe đi ngắm ao sen, ruộng lúa chín gần nhà. Bọn trẻ hò reo sung sướng vì có cô dẫn đường, hai bạn nhỏ đạp xe băng băng, vừa đi vừa cười đùa ríu rít. Mấy cô cháu ngồi ngắm ao sen xanh biếc lá, mấy nụ sen đỏ thắm lấp ló, lá hoa và sóng nước rập rờn xao động. Hai cô bé đi cùng vui lắm khi biết tên bụi hoa mẫu đơn ven lối đi. Mấy chị em chăm chú nghe cô dạy cách phân biệt lúa nếp, lúa tẻ, lúa xanh, lúa chín giữa cánh đồng lúa bát ngát, gió thổi mát rượi. Lũ trẻ con quan sát côn trùng, chim chóc bay trong ánh chiều chập choạng, ngắm hoàng hôn với mây trời bảng lảng.

Trẻ con cần được vui chơi vào mùa hè, được khám phá những thứ nhỏ nhoi "rất trẻ con" như rình bắt chuồn chuồn, biết phân biệt cào cào, châu chấu, được ngắm mây bay, hoa nở, được thả diều, bắt ve, được ôm truyện tranh đọc cả ngày, được ngủ nướng. Nghỉ hè, trẻ con chỉ thèm được chơi, không phải học. Trẻ con chỉ thèm được “nghỉ hè” đúng nghĩa mà sao quá khó? Cha mẹ luôn nghĩ chơi là vô bổ, phí hoài nên học kì 3 chưa bao giờ kết thúc, chỉ vì cha mẹ luôn khát khao thành tích, đặt quá nhiều kì vọng lên đôi vai con trẻ...

Thanh Mai

(Thị trấn Đông Anh, Hà Nội)

Theo Dân trí


phụ huynh

học sinh

nghỉ hè

trẻ con


  • Loạt trải nghiệm hấp dẫn ở Trung tâm Nhật ngữ Yuki dịp 20/11
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
  • Hiệu trưởng 'ghế nhựa' và ngôi trường 100 tỷ ở vùng biên giới
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Từng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
  • Những 'cú sốc' du học
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Chuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
  • 'Lương thấp dễ khiến giáo viên giảm động lực với nghề'
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.
  • Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Cư dân mạng đua nhau chia sẻ những clip quà độc đáo dịp 20/11 khiến họ vừa bật cười vừa xúc động, như củ gừng, vài chú cua đựng trong chai nhựa, chai nước mắm...
Hà Nội: Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhồi máu cơ tim vì lý do bất ngờ
Các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.