Trẻ gào khóc vì clip 'cô Trinh dọa ăn' của TikToker Long Chun

“Há mồm ra ăn hết bát cơm này nào. Ngoan cô Trinh thương, cô Trinh yêu. Hư cô Trinh nuốt chửng!” là câu nói trong clip cùng thử thách dọa trẻ em đang lan truyền trên TikTok.

Trẻ gào khóc vì clip cô Trinh dọa ăn của TikToker Long Chun-1

Câu nói mang tính dọa dẫm cùng biểu cảm đáng sợ của Long Chun (tên thật Trần Hoàng Long) trong clip đăng ngày 29/3, trên kênh TikTok có hơn 6 triệu follow, khiến người xem phải giật mình.

Trong clip, Long Chun vào vai “cô Trinh”, cầm chiếc bát và đóng cảnh đang hăm dọa các em bé ăn cơm. TikToker này vừa liên tục đe dọa “Ăn đi, nuốt hết bát cơm đi!”, “Ăn chưa? Nuốt sạch chưa?”, vừa đấm đấm vào ngực, có biểu cảm tức giận, trợn mắt, gằn giọng.

Video của nam TikToker nhanh chóng viral trên mạng xã hội. Theo ghi nhận của Zing, sau khoảng 2 tuần, tính đến ngày 11/4, video có tiêu đề “Cách cho trẻ ăn hiệu quả” đã thu hút hơn 14,9 triệu lượt xem cùng gần 34.000 bình luận.

Lời lẽ đáng sợ, hành động làm lố trong video khiến nhiều người xem cho rằng đây là kiểu nội dung bạo lực, độc hại.

"Cái này người lớn coi thì vui đấy, nhưng với trẻ con đó thực sự là cơn ác mộng. Cho trẻ xem cái này chỉ để hù con ăn cơm, bạn đang làm một điều rất ác, đang gieo hạt mầm sợ hãi vào tâm trí non nớt của đứa trẻ", "Những video dọa nạt như thế này có tác hại rất lớn đối với tiềm thức của trẻ nhỏ. Việc bố mẹ hù dọa cho vui cũng đủ tạo nên nỗi sợ hãi suốt đời, tổn thương tâm lý của con", nhiều tài khoản bình luận.

Đáng nói, không ít phụ huynh sử dụng video này để trêu chọc hoặc dọa dẫm con rồi ghi hình lại.

Trào lưu ám ảnh

Khi gõ từ khóa “cô Trinh” trên thanh tìm kiếm, TikTok đưa ra hàng loạt gợi ý liên quan về clip dọa trẻ này như “cô Trinh dọa trẻ em”, “cô Trinh bắt ăn cơm”, “cô Trinh kinh dị”...

Trong đó, nhiều phụ huynh quay lại cảnh dùng clip của Long Chun để dọa con phải ăn cơm, uống sữa nhanh.


Trẻ gào khóc vì clip cô Trinh dọa ăn của TikToker Long Chun-2
Trẻ gào khóc khi bố mẹ ép xem clip để theo trend.

Trong nhiều video, các em nhỏ được bố mẹ, người thân cho xem clip “Cách cho trẻ ăn hiệu quả” trên điện thoại, với âm thanh cỡ lớn.

Khi nghe tiếng dọa nạt, các em bắt đầu ăn, uống nhanh hơn, nhiều em bật khóc. Dù thấy con khóc lóc, sợ sệt, phụ huynh không dừng lại mà tỏ ra thích thú vì đã “dọa” thành công.

Các video theo trend này được đặt tiêu đề như “Cô Trinh quyền lực”, “Cách giúp bé uống sữa nhanh”, “Sợ cô Tuấn Trinh còn hơn ông Kẹ nữa”, “Ngày xưa có ông mặt đen, bây giờ có cô Trinh”.

Nhiều clip nổi bật có lượng tương tác cao, thu hút hàng triệu lượt xem như video của tài khoản @tuenhi_1219 (5,8 triệu lượt xem), @_lianhhh14 (3,6 triệu lượt xem), @amberhome_ (2,3 triệu lượt xem), @hininhxinh1907 (1,8 triệu lượt xem)...

Trong phần bình luận, nhiều người tỏ ra thích thú khi cho rằng đã tìm ra cách để ép con ăn, hoặc dọa nạt khi các bé không nghe lời.

“Con em chưa đến bữa ăn cơm mà vừa xem clip vừa bảo ‘Cháu ăn rồi, cháu nuốt rồi’”, “Cô Trinh ơi, cháu nhà em khóc ré lên rồi”, “Chưa bao giờ con nhà mình ăn nhanh như vậy” là những bình luận phổ biến của người xem.

Tuy nhiên, không ít ý kiến bày tỏ lo lắng khi nội dung video đáng sợ sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe tâm thần của trẻ em. Một số người kêu gọi tẩy chay kiểu video độc hại này. Nhiều dân mạng cùng quan điểm rằng khi xem clip này, “người lớn còn ám ảnh nói gì đến trẻ con”.

Trẻ gào khóc vì clip cô Trinh dọa ăn của TikToker Long Chun-3
Clip dọa trẻ ăn cơm đang là "trend" trên TikTok với nhiều từ khóa gợi ý liên quan.

Đây không phải lần đầu tiên một clip dọa trẻ em thành trend trên TikTok. Năm 2022, trào lưu dọa ma trẻ nhỏ lan truyền trên nền tảng này, với tên gọi “Pontianak”, đã khiến nhiều người bức xúc.

Theo đó, nhiều phụ huynh nhốt con trong phòng, bật video dọa ma với âm thanh rùng rợn, cười cợt khi ghi lại được cảnh con sợ hãi, hoảng hốt, kêu la và đập cửa để van xin được ra ngoài.

Một số phụ huynh đã lên tiếng cảnh báo khi thấy con mình bị ảnh hưởng tâm lý từ video hù dọa, như sốt, nằm mơ ác mộng, giật mình vào ban đêm. Các bác sĩ và chuyên gia cũng lên tiếng chỉ trích, cảnh báo về hệ lụy tâm lý mà các em có thể phải chịu từ trào lưu độc hại.

“Trẻ cần được hỗ trợ tinh thần khi bị hoảng sợ, nhưng khi cha mẹ quay phim thay vì giúp con, họ giống như người ngoài cuộc, một khán giả đứng xem. Điều này sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của con cái đối với họ. Một đứa trẻ đang không vui, lúng túng hay xấu hổ sẽ cần cha mẹ tới vỗ về chứ không phải ghi hình lại”, Lin Hong-hui, nhà tâm lý học lâm sàng tại The Psychology Atelier, giảng viên tại Đại học Công nghệ Nanyang, phân tích.

Trẻ em bị lợi dụng để câu view

Từ khi TikTok bùng nổ, không ít phụ huynh đã coi việc chơi khăm con cái, lấy nỗi sợ của trẻ nhỏ làm “mồi câu” tương tác.

Theo các chuyên gia, trẻ em cũng là đối tượng dễ trở thành nạn nhân bị người lớn lợi dụng để làm nội dung trên mạng xã hội.

Ngày càng nhiều cha mẹ thích thú ghi lại clip về những khoảnh khắc đáng yêu, hài hước của con nhỏ để chia sẻ lên mạng mà không có cân nhắc. Song theo ông Lin Hong-hui, điều cần quan tâm là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đang ngày càng phụ thuộc vào mạng xã hội.

Trẻ gào khóc vì clip cô Trinh dọa ăn của TikToker Long Chun-4
Trẻ em bị người lớn lợi dụng để làm chủ đề quay clip câu view trên TikTok.

“Cha mẹ vô tình khiến đứa trẻ nghĩ rằng mình phải ‘diễn’ để nhận được sự quan tâm và yêu thương. Một khi thông điệp này đi vào tiềm thức của trẻ, nó có thể dẫn tới sự hiểu sai và khiến chúng không tin vào thứ gọi là tình yêu vô điều kiện”, Lin nói.

Một câu chuyện xấu hổ của trẻ đáng ra chỉ có số ít những người thân được biết, nhưng nó có thể biến thành sự sỉ nhục khi bị chia sẻ lên mạng. Xem lại những tình huống xấu hổ của con mình có thể khiến người lớn cảm thấy thích thú, nhưng có thể trở thành nỗi ám ảnh lâu dài với trẻ.

Thời gian gần đây, trên TikTok rộ trào lưu giáo viên mầm non quay clip với học sinh để khoe “uy quyền”, “sức mạnh” của mình. Điều đáng nói, nhiều thầy/cô giáo không ngần ngại công khai thông tin cá nhân của học trò, thậm chí nói xấu các em.

Thực tế, luật pháp có quy định cụ thể về việc sử dụng hình ảnh cá nhân của trẻ em, nhiều giáo viên vẫn bất chấp đăng hình ảnh học sinh lên TikTok để câu like, câu view.

Ông Võ Anh Dũng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, cho rằng để tránh hậu quả đáng tiếc, cha mẹ có thể học cách nhận diện các dấu hiệu trẻ bị ảnh hưởng tâm lý và hành vi, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm trí... do những trào lưu trên TikTok.

Trường hợp cần thiết có thể thông báo đến các cơ quan, tổ chức, đoàn thể liên quan (ví dụ Đường dây nóng quốc gia Bảo vệ trẻ em) để được tư vấn, hỗ trợ, phối hợp xử lý, phòng ngừa.

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc https://zingnews.vn/tre-gao-khoc-vi-clip-co-trinh-doa-an-cua-tiktoker-long-chun-post1420877.html?fbclid=IwAR2mOW7MeoRROrOyrxnH1AtrMFy16Y9Drh6eJ5ze4X7lvTFhILUnexGuJdE

TikToker


  • Loạt trải nghiệm hấp dẫn ở Trung tâm Nhật ngữ Yuki dịp 20/11
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
  • Hiệu trưởng 'ghế nhựa' và ngôi trường 100 tỷ ở vùng biên giới
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Từng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
  • Những 'cú sốc' du học
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Chuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
  • 'Lương thấp dễ khiến giáo viên giảm động lực với nghề'
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.
  • Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Cư dân mạng đua nhau chia sẻ những clip quà độc đáo dịp 20/11 khiến họ vừa bật cười vừa xúc động, như củ gừng, vài chú cua đựng trong chai nhựa, chai nước mắm...
Hà Nội: Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhồi máu cơ tim vì lý do bất ngờ
Các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.