- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Trường quy định học sinh không gọi nhau là 'ông xã, bà xã'
Đây là một trong những quy định trong bộ quy tắc ứng xử Trường THCS Trực Thuận (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) áp dụng cho học sinh toàn trường.
Theo đó, trường học này đưa ra những quy tắc ứng xử yêu cầu học sinh tuân thủ, thực hiện nghiêm đối với thầy cô, nhân viên nhà trường và khách đến trường;
Cụ thể, khi chào hỏi, xưng hô, giới thiệu với thầy cô giáo, nhân viên trong nhà trường; khách đến thăm, làm việc với nhà trường phải đảm bảo kính trọng, lịch sự, ngắn gọn, rõ ràng và lễ phép. Học sinh biết gật đầu khi chào, hỏi. Không được có những hành động, cử chỉ, lời nói thiếu chuẩn mực đạo đức, vô phép với thầy, cô và người lớn tuổi.
Nhà trường cũng yêu cầu học sinh khi hỏi và trả lời đảm bảo tôn ti trật tự trên dưới, câu hỏi và trả lời ngắn gọn, rõ ràng, có dạ thưa lịch sự, phù hợp với môi trường sư phạm.
Ngôn ngữ hỏi, trả lời phải phải có chủ ngữ, thể hiện sự lễ phép: “em chào cô”, “em chào thầy”, “thưa thầy”, “thưa cô”, “thưa bác" (đúng theo vai vế và phù hợp với lứa tuổi)…
Khi làm phiền thầy cô giáo, nhân viên nhà trường, học sinh đảm bảo thái độ văn minh, tế nhị, chân thành, biết xin lỗi đúng lúc khi làm sai. Nhà trường cũng hướng dẫn học sinh nên nói: “Em thưa thầy, thưa cô cho em làm phiền một chút…”; “Thưa bác, thưa chú cho cháu làm phiền một chút"… với thái độ cần nhờ tới sự giúp đỡ của thầy, cô…
Theo quy định của trường, khi mắc lỗi, học sinh lựa chọn thời điểm phù hợp để xin lỗi: tránh lúc đông người hay đang giờ làm việc, giờ lên lớp. Lời xin lỗi phải thể hiện sự chân thành, thực sự biết lỗi và muốn sửa lỗi: “Em xin lỗi thầy, cô! Em biết mình đã sai…”.
Học sinh cũng cần biết ứng xử khi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với thầy cô, đảm bảo sự chân tình, giản dị, cởi mở, thân mật, không khách sáo cầu kỳ.
Nhà trường cũng quy định rõ quy tắc ứng xử của học sinh đối với bạn bè, cách xưng hô thân mật, cởi mở, trong sáng, không cầu kì, kiểu cách. Không gọi nhau bằng những từ chỉ dành để gọi những người tôn kính như ông, bà, cha, mẹ… Không gọi nhau bằng những từ chỉ quan hệ vợ chồng như “ông xã”, “bà xã”,...
Ngoài ra, học sinh không gọi tên nhau gắn với tên cha mẹ, ông, bà hay những khiếm khuyết về ngoại hình hoặc đặc điểm về tính nết của người khác. Không gọi nhau bằng những từ ngữ phim ảnh, giang hồ (đại ca, sư tỉ,…).
Khi thăm hỏi, giúp đỡ bạn bè phải đảm bảo chân thành tế nhị, không che giấu khuyết điểm của nhau, không xa lánh, coi thường người bị bệnh, tàn tật hoặc người có hoàn cảnh khó khăn.
Khi chúc mừng bạn cần vui vẻ, thân tình, không cầu kì, không gây khó xử. Khi đối thoại, nói chuyện, trao đổi với bạn bè cần chân thành, thẳng thắn, cởi mở, ôn tồn, không cãi vã, chê bai, dè bỉu, xúc phạm, huơ chân, múa tay, nói tục, chửi bậy, chửi thề, khạc nhổ… Biết lắng nghe tích cực và phản đối mang tính xây dựng khi thảo luận, tranh luận.
Trong quan hệ với bạn khác giới cần đảm bảo tôn trọng, nhã nhặn, trong sáng, không săn đón, điệu bộ quá trớn, không có những hành động hay lời nói xúc phạm, khiếm nhã, trêu chọc, khiêu khích…
Ứng xử trong học tập đảm bảo nghiêm túc, trung thực không vi phạm qui chế kiểm tra, thi cử.
Bộ quy tắc của trường cũng quy định trong thời gian vào và ngồi tại lớp học, học sinh đảm bảo nghiêm túc, tôn trọng thầy cô giáo và bạn bè cùng lớp:
- Thực hiện tốt nội quy lớp học đã được tập thể lớp xây dựng.
- Khi thầy, cô bước vào lớp, cả lớp đứng dậy nghiêm trang chào thầy, cô.
- Không làm các cử chỉ như: vò đầu, gãi tai, ngoáy mũi, quay ngang, ngửa, phát ngôn tùy tiện, nói leo, nhoài người, gục đầu, nghịch bút, bắn giấy, viết vẽ lên bàn, tường.
Không sử dụng phương tiện liên lạc cá nhân như: máy nghe nhạc, điện thoại…
Không mang đồ ăn, thức uống vào lớp học làm mất vệ sinh và ảnh hưởng tới người khác.
Ứng xử khi trao đổi, thảo luận nội dung bài giảng đảm bảo thái độ cầu thị, tôn trọng ý kiến người khác, không gay gắt chê bai, mỉa mai ý kiến khác với ý kiến bản thân.
Ứng xử trước khi kết thúc giờ học đảm bảo tôn trọng thầy, cô giáo:
- Không nôn nóng gấp sách vở, rời chỗ ngồi, không tắt đèn, quạt điện, đóng cửa để ra chơi, ra về.
- Cả lớp phải đứng dậy chào thầy, cô khi hết giờ.
- Đảm bảo trật tự, không xô đẩy, leo trèo lên bàn ghế , giữ vệ sinh chung.
Hiệu trưởng Trường THCS Trực Thuận cũng yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên chịu trách nhiệm phổ biến, quán triệt đến tất cả học sinh thực hiện nghiêm túc quy tắc này. Cùng đó, toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên cần biết và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, Đoàn trường nhắc nhở học sinh thực hiện.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục4 giờ trướcHiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT kiến nghị giải pháp đảm bảo tính đồng bộ giữa nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018, triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học từ năm 2025.
-
Giáo dục7 giờ trướcMới đây, đại diện Trường THCS&THPT M.V.Lômônôxốp cho biết trường này đã quyết định mức thưởng Tết cho giáo viên năm nay với mức cao nhất 35 triệu.
-
Giáo dục9 giờ trướcTrường Đại học Quản lý và Công nghệ TPHCM lên tiếng việc hai tiến sĩ là giảng viên của trường này giành nhau bản quyền một cuốn sách ra mắt cách đây hơn 1 tuần.
-
Giáo dục11 giờ trướcLương giảng viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2023 là 245,3 triệu đồng/năm, tương đương 20,4 triệu đồng/tháng.
-
Giáo dục12 giờ trướcVới mức thu học phí mới được phê duyệt, Hà Nội yêu cầu các trường công lập chất lượng cao và công lập tự chủ cam kết đảm bảo chất lượng tương xứng.
-
Giáo dục12 giờ trướcKỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT hằng năm “nóng rẫy”, học sinh áp lực, căng thẳng vì cạnh tranh khốc liệt để giành suất vào trường công lập. Nhưng đến thời điểm này các địa phương vẫn phải thấp thỏm chờ quy chế của Bộ GD&ĐT sau đó mới có thể xây dựng phương án tuyển sinh cho năm 2025.
-
Giáo dục16 giờ trướcNhững ngày qua, phụ huynh của "Trường Mầm non quốc tế Mỹ Rosemont" cơ sở Long Biên (Hà Nội) bất ngờ khi nhận tin nhắn từ giáo viên thông báo tạm nghỉ việc vì trường nợ lương.
-
Giáo dục17 giờ trướcSau ba buổi học tập và thực hành sôi nổi, workshop Lập trình - Trí tuệ nhân tạo do Trường Trung cấp Công nghệ Kỹ thuật Tổng hợp (GETI) kết hợp với Trung tâm GDNN - GDTX Quận Tây Hồ tổ chức cuối tháng 11 vừa qua đã chính thức khép lại, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng các bạn học sinh tham gia.
-
Giáo dục1 ngày trướcThanh tra Bộ GD-ĐT vừa công bố kết luận thanh tra về hoạt động tuyển sinh và đào tạo tại Học viện Phụ nữ Việt Nam trong 2 năm 2022, 2023
-
Giáo dục1 ngày trướcSau khi có thông tin về việc suất ăn học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học (PTDTBT TH) Nậm Tỵ (Sơn La) bị bớt xén khẩu phần ăn, UBND huyện Sông Mã đã có quyết định thôi giữ chức vụ Hiệu trưởng trường học đối với bà Nguyễn Thị Hà.
-
Giáo dục1 ngày trướcGS.TS Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An cho rằng, nên có cơ chế cộng điểm ưu tiên, khuyến khích cho học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 từ năm 2025 nhằm thúc đẩy việc học ngoại ngữ ở các địa phương.
-
Giáo dục1 ngày trướcKết luận thanh tra chỉ ra Học viện Phụ nữ Việt Nam tuyển sinh vượt chỉ tiêu trình độ đại học, thạc sĩ trong 2 năm 2022, 2023.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhững ngày qua, mạng xã hội lan truyền hình ảnh một câu hỏi tính nhanh với 2 cách tính và 2 đáp án khác nhau, khiến nhiều người tranh cãi, đâu mới là đáp án đúng.
-
Giáo dục1 ngày trướcGhi nhận của phóng viên tại một số trung tâm bồi dưỡng văn hóa ở Hà Nội cho thấy, nhu cầu học thêm của học sinh và phụ huynh là có thật và chính đáng.