- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Từ chàng trai học trường làng, 8X Việt thành dược sĩ tại bệnh viện top 1 của Mỹ
Từ chàng trai học trường làng, tốt nghiệp thủ khoa đầu ra ngành Dược tại Việt Nam, Phạm Đức Hùng hiện là tiến sĩ, dược sĩ tại một bệnh viện nhi top 1 của Mỹ.
Cứ 7h sáng hàng ngày trong chiếc áo blouse trắng, dược sĩ Phạm Đức Hùng (thuộc thế hệ 8X, quê Cần Thơ) bước vào khoa dược nội trú, Bệnh viện Nhi Cincinnati, bang Ohio (Mỹ) để kiểm tra quy trình bào chế thuốc cho các bệnh nhân.
Mỗi ngày Bệnh viện Nhi Cincinnati có hơn 10.000 liều thuốc được đặt bào chế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị cao nhất cho bệnh nhân, các dược sĩ phải làm việc cẩn trọng. Dược sĩ Hùng được phân công đảm nhận việc kiểm tra từng đơn thuốc ngoại trú, thẩm tra các lệnh đặt thuốc tại khoa phòng, đặc biệt là thuốc sử dụng tại phòng chăm sóc tích cực (ICU).
“Sau khi hoàn tất hai công việc trên, tôi sẽ cùng các bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế khác đi buồng thăm hỏi bệnh nhân”, anh Hùng nói.
Dược sĩ Phạm Đức Hùng đang công tác tại Bệnh viện Nhi Cincinnati, bang Ohio, Mỹ. (Ảnh: NVCC)
Trước khi trở thành dược sĩ nội trú ở Mỹ, Phạm Đức Hùng từng là cậu học sinh trường làng cấp 1, 2 ở Cần Thơ. Có thời điểm năm lớp 6, lớp 10, Hùng mang tâm lý tự ti và buồn bã khi thành tích của bản thân thua xa so với bạn bè. Vực lại tinh thần để ôn thi vào 10, chàng trai trường làng khi ấy lại may mắn thi đỗ vào chuyên Hóa của trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ. Sau đó, Hùng lại khiến gia đình hoang mang khi thường xuyên bị điểm kém trong các bài thi môn chuyên.
Để động viên và tạo động lực học tập cho con, mẹ tặng anh 10 cuốn sách vào đúng ngày sinh nhật của anh. “Trước đó, chưa năm nào tôi được mẹ tổ chức sinh nhật cho. Thế nên, thời điểm tôi học kém nhất, mẹ đặc biệt tặng quà sinh nhật bằng 10 quyển sách khiến tôi bất ngờ và cảm thấy cần bật lên", anh hồi tưởng.
Năm lớp 12, Hùng thi đạt giải Nhất quốc gia môn Hóa và được tuyển thẳng vào trường Đại học Y Dược TP.HCM. Sau đó, anh tốt nghiệp thủ khoa Dược khóa 2003 - 2008 và bắt đầu lên kế hoạch thực hiện “giấc mơ du học”.
Năm 2010, anh được học bổng toàn phần cấp thạc sĩ tại Đại học Groningen (trường top 3 của Hà Lan), đến năm 2012, anh tiếp tục giật học bổng cấp tiến sĩ của Đại học KU Leuven (trường top 1 nước Bỉ).
Tốt nghiệp tiến sĩ ở Bỉ xong, không ít lần anh muốn về nước để cống hiến cho ngành y tế nước nhà. Tuy nhiên, thời điểm đó ở Việt Nam chuyên ngành mà anh theo học còn rất mới.
Anh tìm trên mạng thấy một phòng lab (phòng thí nghiệm) tại Bệnh viện Nhi Cincinnati (Mỹ) có đề tài hợp với chuyên môn của bản thân nên quyết định thử nộp hồ sơ. May mắn anh được nơi đây nhận vào học tập, nghiên cứu.
Như vậy, sau 6 năm học và trải nghiệm văn hoá châu Âu, từ năm 2016 anh Hùng chính thức bước vào giai đoạn chinh phục nước Mỹ.
Đề tài nghiên cứu của anh về di truyền của bệnh viêm gan, cho kết quả tốt. Năm 2020 tiến sĩ Phạm Đức Hùng xuất bản công trình khoa học lên tạp chí Journal of Hepatology, Gastroenterology và Hepatology là các tạp chí khoa học Số 1 trong ngành Tiêu hoá – Gan mật thế giới.
Dược sĩ Hùng lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ tại bệnh viện nơi anh làm việc. (Ảnh: NVCC)
Tự thử thách bản thân để thành côngViệc hoàn thành công trình khoa học tại Cincinnati (đề tài lần đầu tiên tìm ra đột biến gene ABCC12 là nguyên nhân gây loại bệnh viêm gan tắc mật mới) có ý nghĩa nhất với anh. Sau đề tài, các bệnh viện Nhi toàn nước Mỹ sẽ đưa gene này vào tầm soát lâm sàng cho các cặp bố mẹ có nguy cơ, giúp giảm số trẻ em sinh ra bị bệnh viêm gan tắc mật.
Tuy vậy dù có bằng tiến sĩ nhưng anh vẫn không thể thực hành lâm sàng ở Mỹ, do Mỹ không công nhận chứng chỉ hành nghề từ Việt Nam.
Để có thể thực hành, anh Hùng đứng trước hai sự lựa chọn, đi học lại tiến sĩ dược lâm sàng (PharmD) ở một trường dược tại Mỹ, hoặc chuyển đổi bằng.
“Con đường thứ nhất dễ đi nhưng cần phải học thêm 3 - 4 năm với chi phí gần 5 tỷ đồng, chưa kể thêm phí bảo hiểm, sách vở, thực tập. Mỗi ngày tôi vẫn cần đi làm kiếm tiền chăm sóc gia đình nên quyết định chọn con đường thứ 2 - chuyển đổi bằng", anh Hùng cho biết.
Năm 2021, anh Hùng thi đỗ kỳ thi FPGEC (Foreign Pharmacy Graduate Equivalency Certificate: chứng nhận tương đương dược sĩ tốt nghiệp trường đại học nước ngoài, tương đương với bằng tiến sĩ dược của Mỹ - PharmD). Anh cũng là người Việt đầu tiên thi đỗ kỳ thi FPGEC theo định dạng mới.
Nhìn lại hành trình đã đi qua, anh thú nhận, con đường đạt tới vị trí hiện tại không hề dễ dàng. Bên cạnh sự thích nghi với văn hóa, ngôn ngữ, anh cũng trải qua không ít va vấp nghề nghiệp, nhất là khi người hướng dẫn chưa thật sự tin tưởng ở anh.
Thời điểm anh mới về Bệnh viện Nhi Cincinnati và bắt đầu làm việc trong nhóm nghiên cứu, bệnh viện tham gia vào một hội thảo chuyên ngành rất lớn tổ chức tại thành phố Cincinnati, nhưng giáo sư hướng dẫn không có kế hoạch cho anh đi báo cáo vì nghĩ chưa quen phong cách làm việc sẽ thiếu tự tin.
Để chứng minh bản thân, anh chủ động thuyết phục để giáo sư cho thử sức. Đêm trước ngày báo cáo, anh Hùng gọi điện gấp về Việt Nam “cầu cứu” một MC chuyên nghiệp tại TP.HCM.
“MC dặn tôi, để bớt run hãy tưởng tượng những khán giả ngồi dưới giống động vật mà mọi khi tôi làm thí nghiệm. Ngày diễn ra hội thảo, đứng trên bục báo cáo, tôi mặc định trong đầu rằng các giáo sư, tiến sĩ ngồi dưới là cá, là chuột thí nghiệm và chính điều tưởng chừng như rất buồn cười đó đã đem lại hiệu quả. Sau báo cáo, mọi người vỗ tay hưởng ứng", dược sĩ Hùng nhớ lại.
Nói về những dự định sắp tới, anh Hùng cho biết sẽ đi sâu vào nghiên cứu lâm sàng, bởi mỗi ngày anh đều có thể trực tiếp tiếp xúc bệnh nhân, lấy dữ liệu và có cả nguồn dữ kiện phong phú từ kho của bệnh viện. Cộng thêm việc hành nghề dược mỗi ngày, sẽ giúp cho anh có nhiều ý tưởng nghiên cứu hơn và ứng dụng nhiều hơn cho công tác điều trị.
"Tôi vẫn đang theo đuổi con đường dược lâm sàng. Dược sĩ lâm sàng là thành viên quan trọng của nhóm điều trị (bao gồm bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, và các chuyên gia y tế khác). Tôi hy vọng sau này sẽ có cơ hội hợp tác với các trường đại học hoặc bệnh viện tại Việt Nam để làm chung nghiên cứu về y dược", tiến sĩ Hùng nói.
Dự định sắp tới, dược sĩ Hùng sẽ đi sâu vào nghiên cứu lâm sàng. (Ảnh: NVCC)
Trong đợt dịch COVID-19, tiến sĩ Hùng có những đóng góp từ xa về mặt nghiên cứu khoa học và trao đổi chuyên môn với các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam.
Về nghiên cứu khoa học, anh có cơ duyên hợp tác với nhóm của tiến sĩ Ngô Sơn Tùng tại trường Đại học Tôn Đức Thắng để nghiên cứu, tìm hợp chất mới chống lại virus SARS-CoV-2, giúp đẩy nhanh quá trình tìm thuốc trị COVID-19.
Ngoài ra, nhóm Hippocrates Pharmacy do anh sáng lập đã tích cực giúp đỡ bà con trong nước giữa lúc đỉnh dịch bằng cách tư vấn, trả lời câu hỏi và giúp người dân tìm hiểu về bệnh, thuốc trị bệnh cũng như các bệnh có liên quan.
Không chỉ đóng góp về mặt chuyên môn, tiến sĩ Hùng cũng quan tâm đến định hướng du học của các bạn trẻ Việt Nam. Anh đã và đang hướng dẫn nhiều học trò đậu các học bổng tiến sĩ lớn trên thế giới. Anh nhận thấy, người Việt Nam giỏi, tiềm năng nhưng số lượng học bổng, vị trí tốt trong trường đại học hoặc cơ quan lại không bằng các bạn nước ngoài, dẫn tới cơ hội thăng tiến suy giảm đi so với nước bạn rất nhiều.
Theo VTC
-
Giáo dục8 giờ trướcSau vụ việc 132 học sinh Trường Mầm non Hoa Sen nghỉ học liên quan đến suất ăn bán trú, hiện tại, hầu hết các em đã đi học đầy đủ trở lại.
-
Giáo dục13 giờ trướcTừ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
-
Giáo dục16 giờ trướcNữ sinh lớp 8 tại Đắk Nông đã vỡ òa hạnh phúc khi nhận được quà kèm thư tay từ Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn sau chương trình phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em".
-
Giáo dục1 ngày trước24 tân sinh viên của Đại học Khoa học và Công nghệ Macau (Trung Quốc) bị phát hiện làm giả kết quả kỳ thi tốt nghiệp PTTH Hong Kong (HKDSE) để xét tuyển vào trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐể tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo cấp chứng chỉ ngoại ngữ đảm bảo công bằng, chống thi thay, thi hộ, Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung quy định cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrong buổi học, 2 thầy cô ở Trường THCS Vạn Phong (Diễn Châu, Nghệ An) xảy ra xô xát. Trường THCS Vạn Phong vừa tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các giáo viên.
-
Giáo dục2 ngày trướcHàng chục học viên lớp văn bằng 2 - VB2.13 của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 'chết đứng' khi nhận được thông tin lớp học này không tồn tại.
-
Giáo dục2 ngày trướcTổng cộng 35 trang trong luận án tiến sĩ lịch sử của một trưởng phòng ở Huế đều có đạo văn. Kết luận của Đại học Huế khẳng định tố cáo đúng.
-
Giáo dục2 ngày trướcQuy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm.
-
Giáo dục2 ngày trướcSố lượng thí sinh đăng ký thi sau đại học ở Trung Quốc giảm, cho thấy sự suy giảm niềm tin vào giá trị bằng cao học khi thị trường việc làm cho người trẻ khan hiếm.
-
Giáo dục3 ngày trướcĐại học Huế kết luận, trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An H, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Thừa Thiên Huế có 12 trang đạo văn.
-
Giáo dục3 ngày trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục3 ngày trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục3 ngày trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.