Từng bỏ học vì mất phương hướng, cô bạn trở thành sinh viên xuất sắc khoa ngoại ngữ nhờ chinh phục được kỹ năng này trong Tiếng Anh

Nghe, nói, đọc, viết là 4 kỹ năng cần trau dồi khi học bất kỳ ngôn ngữ nào. Thế nhưng đâu mới là kỹ năng quan trọng nhất?

Nghe, nói, đọc, viết là 4 kỹ năng cần trau dồi khi học bất kỳ ngôn ngữ nào. Thế nhưng đâu mới là kỹ năng quan trọng nhất?
 

Kỹ năng quan trọng nhất của Tiếng Anh là gì? Kỹ năng nào nên có để giao tiếp tốt? Nhiều người thường nghĩ nhắc đến giao tiếp là nhắc đến việc nói chuyện lưu loát, thế nhưng thực chất câu trả lời lại là kỹ năng nghe.

Nghe là cách tự nhiên nhất để học và “thấm dần” 1 ngôn ngữ. Mọi đứa trẻ trước khi có thể nói được từ đầu tiên đều phải trải qua từ 18 đến 36 tháng nghe, chỉ nghe và nghe. Không ngạc nhiên rằng đứa trẻ nào càng được nghe nhiều, nghe bố mẹ nói, nghe chương trình tv, nghe nhạc, nghe mọi người trò chuyện thì càng sớm biết nói, càng giao tiếp tốt về sau.

Từng bỏ học vì mất phương hướng, cô bạn trở thành sinh viên xuất sắc khoa ngoại ngữ nhờ chinh phục được kỹ năng này trong Tiếng Anh-1

Biểu đồ cho thấy tỷ lệ ảnh hưởng của các kỹ năng đối với khả năng giao tiếp Tiếng Anh

Tiến sĩ David J. Mendelsohn từ Khoa ngôn ngữ, văn học và ngôn ngữ học, Đại học York chỉ ra rằng trong tổng số thời gian dùng cho việc giao tiếp, nghe chiếm từ 40 – 50%, nói từ 25-30%, đọc từ 11 – 16% và thời gian dùng để viết chỉ chiếm 9%.

Đoàn Thị Ngọc là một sinh viên xuất sắc của khoa Ngôn ngữ Anh tại Đại học Phương Đông (Hà Nội). Tuy nhiên, ít ai biết rằng cô bạn nói Tiếng Anh lưu loát này từng học khoa Ngoại ngữ tại một trường Đại học khác và phải bỏ học sau hơn 1 năm vì không thể vượt qua các trở ngại cũng như tìm thấy hứng thú trong môn Tiếng Anh. Thế nhưng khi bắt đầu lại tại ngôi trường mới, Ngọc đã nắm được mấu chốt để học tốt là chinh phục kỹ năng nghe và đạt được thành công mỹ mãn. 

Từng bỏ học vì mất phương hướng, cô bạn trở thành sinh viên xuất sắc khoa ngoại ngữ nhờ chinh phục được kỹ năng này trong Tiếng Anh-2Từng bỏ học vì mất phương hướng, cô bạn trở thành sinh viên xuất sắc khoa ngoại ngữ nhờ chinh phục được kỹ năng này trong Tiếng Anh-3

Đoàn Thị Ngọc, sinh viên khoa Ngôn ngữ Anh tại Đại học Phương Đông (Ảnh: NVCC)

Không muốn giữ thành công này cho riêng mình, Đoàn Thị Ngọc đã thông qua chương trình nghiên cứu khoa học (NCKH) của Đại học Phương Đông nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập trường để thực hiện bài phân tích chỉ ra những khó khăn khi học kỹ năng nghe và giải pháp để khắc phục chúng một cách triệt để. 

Theo đó, Ngọc sử dụng phương pháp định lượng và định tính để tiến hành nghiên cứu với sự giúp đỡ của 183 bạn sinh viên hiện đang là sinh viên năm nhất chuyên ngành tiếng Anh tại đại học Phương Đông kết hợp với 1 bảng câu hỏi dựa trên thang đo likert nhằm mục đích tìm ra các khó khăn khi học kĩ năng nghe.

Và đây là kết quả trả lời cho bảng câu hỏi.

Khó khăn thứ nhất sinh viên hay gặp phải là việc làm quen và nghe hiểu các loại giọng khác nhau giữa những nước nói Tiếng Anh. Khó khăn thứ 2 liên quan tới sự gây mất tập trung của yếu tố môi trường. Và khó khăn cuối cùng xuất phát từ chính bản thân người học, được chia ra làm 5 phần nhỏ lần lượt bao gồm: các từ không quen thuộc, thói quen học không tốt, không biết từ trọng tâm, không nhận biết được từ và động lực học tập thấp. 

Sau khi tổng kết kết quả dữ liệu, đây là 1 số giải pháp giúp sinh viên vượt qua các khó khăn có trong nghiên cứu:

- Với các giọng khác nhau, sinh viên có thể luyện tập nghe cùng 1 câu chuyện bằng nhiều giọng để làm quen với âm thanh của nhiều chất giọng. 

- Môi trường gây mất tập trung có thể dễ dàng xử lí bằng cách đóng sách vở và đặt bút xuống hoặc nghe bằng tai nghe. Sau đó, tăng độ khó bằng cách sử dụng đoạn nghe có tiếng ồn.

- Với các khó khăn của người học như từ vựng lạ, sinh viên có thể đoán ý từ, học từ mới liên quan đến chủ đề nghe. 

- Thói quen học xấu có thể thay đổi dần bằng cách sử dụng đoạn nghe ngắn hơn. Hơn nữa, tập trung vào việc đoán từ dựa vào bối cảnh cũng rất hữu ích. 

- Cuối cùng, ko kém phần quan trọng, người học có thể xem lại từ vựng và luyện tập các kĩ năng. Vấn đề ko nắm được từ khóa có thể được cải thiện bằng cách đoán từ dựa trên bối cảnh và xây dựng từ với bảng từ vựng, lựa chọn người đọc, sử dụng từ điển đơn ngữ. Để nhận biết từ tốt hơn, học phát âm là phần quan trọng nhất. 

- Khi cảm thấy động lực giảm dần, sinh viên có thể nghỉ ngơi hoặc chơi trò chơi liên quan đến chủ đề nghe để thay đổi không khí.

Đây cũng chính là những giải pháp mà Ngọc đã tự áp dụng cho bản thân mình. Cô bạn còn vinh dự là một trong những sinh viên được trình bày thành quả nghiên cứu của mình trong Hội thảo NCKH của nhà trường.

Từng bỏ học vì mất phương hướng, cô bạn trở thành sinh viên xuất sắc khoa ngoại ngữ nhờ chinh phục được kỹ năng này trong Tiếng Anh-4

Đoàn Thị Ngọc (thứ tư từ phải vào) vinh dự là một trong những sinh viên được trình bày đề tài nghiên cứu của mình trong buổi Hội thảo Nghiên cứu khoa học của nhà trường (Ảnh: NVCC)

"Mình từng học ở 1 trường đại học khác và do gặp phải những vấn đề nghe hiểu nhưng không có biện pháp cụ thể nên bản thân đã mất dần động lực học và rời khỏi trường. Mặc dù vậy, với niềm đam mê với tiếng Anh và sự giúp đỡ của thầy cô cùng các bạn ở trường mới, mình cảm thấy rất hạnh phúc vì đã vượt qua được chính mình, bước ra khỏi sự thất bại trước kia. Không chỉ trong học tập mà ngay cả quá trình thực hiện NCKH mình cũng luôn nhận được sự tạo điều kiện từ phía nhà trường, cùng những lời khích lệ từ thầy cô và bạn bè, đây chắc chắn là yếu tố quan trọng trong mọi thành quả mà mình đạt được", Ngọc chia sẻ. 

Có thể nói rằng kỹ năng nghe có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình học ngoại ngữ vì nó có tác động rất tích cực đến các kỹ năng khác như nói, đọc, viết, giúp luyện phát âm và mở mang vốn từ vựng. Thực tế cho thấy người học gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình nghe hiểu. Nếu bạn vẫn còn đang chật vật và cảm thấy mất phương hướng trong môn Tiếng Anh, hãy thử bắt đầu cải thiện từ kỹ năng nghe theo như những chia sẻ của Ngọc để xem nó sẽ dẫn mình đến đâu trên con đường chinh phục môn học này.
 



Theo Heolino

 


Sinh viên

học tiếng Anh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.