Vào thẳng trường nghề, không cố thi lớp 10: Nhiều phụ huynh chuyển hướng cho con đi "đường tắt"

Trong những năm qua, hầu hết các trường trung cấp và hàng loạt trường cao đẳng đã đào tạo mô hình 9+ dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.

"Thi cấp 3 căng quá, con mình lại chỉ học bình bình, gia đình muốn định hướng cho cháu học hệ song bằng vừa học kiến thức vừa học nghề, xin các phụ huynh giới thiệu những địa chỉ uy tín ạ" – đây là một trong những nội dung được quan tâm gần đây trên các hội nhóm dành cho bố mẹ có con năm nay vào lớp 10 .

Trên thực tế, lo lắng này không phải không có cơ sở. Kỳ thi vào lớp 10 năm nào cũng được đánh giá "căng hơn thi đại học". Ở Hà Nội chỉ có 62% học sinh vào trường công lập, tương tự ở TP.HCM năm nay, các trường THPT công lập trên địa bàn sẽ tuyển 70%/ 99.000 số học sinh vào lớp 10.

Vào thẳng trường nghề, không cố thi lớp 10: Nhiều phụ huynh chuyển hướng cho con đi đường tắt-1
Trước sự cạnh tranh gay gắt này, nhận thức của phụ huynh đang dần có sự thay đổi khi không ngần ngại cho con đăng ký học nghề thay vì thi vào lớp 10 bằng mọi giá như trước đây. 

Có nhiều ưu điểm khi học sinh theo đuổi hệ song bằng như thế này, có thể kể đến như rút ngắn thời gian, học sinh được "cầm tay chỉ việc", học và hành song song nên không bỏ lỡ kiến thức nhưng vẫn có một nghề "lận lưng" sau khi tốt nghiệp.

Học nghề - Con đường lập nghiệp nhanh nhất

Cho con vào thẳng trường nghề, không cố thi vào 10, đó là lựa chọn mà chị Bích Huyền, phụ huynh có con học lớp 9 tại Hà Nội lựa chọn: "Vợ chồng tôi hỏi ý kiến con và cháu cũng rất thích ngành Công nghệ thông tin, thay vì thi vào 10 thì cháu vào luôn một trường Cao đẳng nghề ở quận Đống Đa. Trường đào tạo nghề và học cấp 3 luôn. Nếu học cấp 3 thì phí học nghề sẽ giảm nhiều. Sau khi có bằng cấp 3 học thêm 1 năm liên thông để lấy bằng cao đẳng. Cả nhà thống nhất và hoàn toàn hài lòng với quyết định này".

Chị Huyền cho biết, không chỉ gia đình chị mà nhiều bạn bè có con cùng lứa tuổi cũng đã lựa chọn phương án này nếu học lực của con không quá xuất sắc nhưng có đam mê một nghề nào đó. Trên thực tế, học nghề được xem là con đường lập nghiệp nhanh nhất. Từ 2 - 3,5 năm, người học vừa có trình độ văn hóa THPT vừa có kỹ năng nghề nghiệp để tham gia thị trường lao động. Con đường học nghề dành cho học sinh hết lớp 9 nhưng không vào lớp 10 công lập rộng mở.

Có con đang theo học năm đầu tiên một trường nghề tại quận Tân Bình, TP.HCM, anh Thanh (Quận 8) cho rằng ban đầu cháu có hơi hụt hẫng vì thấy các bạn vào trường này trường nọ, có tâm lý tự ti nhưng sau một năm đã quen dần và yêu thích với chương trình học song song này.

Vào thẳng trường nghề, không cố thi lớp 10: Nhiều phụ huynh chuyển hướng cho con đi đường tắt-2
Hiện các cháu học nghề được doanh nghiệp tuyển dụng với mức thu nhập cao ở rất nhiều ngành nghề. (Ảnh minh họa)

"Theo kế hoạch, cháu sẽ học từ 3 năm rưỡi đến 4 năm để lấy bằng cao đẳng, sau đó sẽ học thêm 1,5 năm để liên thông lên đại học. Theo tôi được biết, hiện các cháu học nghề được doanh nghiệp tuyển dụng với mức thu nhập cao ở rất nhiều ngành nghề như công nghệ ô tô, cơ điện tử, điện công nghiệp, cắt gọt kim loại, kế toán, du lịch… nên không sợ vấn đề thất nghiệp", anh Thanh nói.

Một hiệu trưởng trường cao đẳng nghề ở TP.HCM cũng chia sẻ, hiện nay nhiều trường CĐ, trung cấp liên kết với các doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra cho các em ngay tại doanh nghiệp đó, với mức lương từ 8 - 15 triệu đồng tùy ngành nghề, tùy doanh nghiệp.

Học nghề song song học văn hóa ở đâu?

Có rất nhiều trường trung cấp và hàng loạt trường cao đẳng đã đào tạo mô hình 9+ dành cho học sinh tốt nghiệp THCS vừa học nghề vừa học văn hóa. Phụ huynh có thể tham khảo một vài địa chỉ sau:

Hà Nội:
Trường Cao Đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội

Vào thẳng trường nghề, không cố thi lớp 10: Nhiều phụ huynh chuyển hướng cho con đi đường tắt-3
Trường Cao Đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội với 20 nghề đào tạo.

Các ngành đào tạo: Với 20 nghề đào tạo thuộc các lĩnh vực Công nghệ thông tin, Điện - Điện tử, Cơ khí, Kinh tế, Công nghệ Ô tô, Sư phạm dạy nghề.

Các hệ đào tạo: Cao đẳng nghề: 3 năm; Trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp: 2 năm; Sơ cấp nghề: 1 năm

Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội

Các ngành đào tạo: Kế toán doanh nghiệp; Thương mại điện tử; Thiết kế đồ hoạ; Hàn; Cắt gọt kim loại; Vận hành và sửa chữa trạm bơm điện; Điện công nghiệp; Cơ điện tử; Điện tử công nghiệp; Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí; Công nghệ ô tô; Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.

Chương trình đào tạo 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: 3 Năm THPT, học song song Trung cấp

Giai đoạn 2: 1 năm cao đẳng

Ngoài ra, các trường như Trường Cao đẳng nghề Công nghệ công nghệ cao Hà Nội, Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội... đều có đào tạo nhiều ngành nghề cho học sinh tốt nghiệp THCS.

TP. HCM:
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM

Với hơn 19 năm hình thành phát triển,Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh được biết đến là Trường Cao đẳng công lập đào tạo 2 khối ngành kỹ thuật- kinh tế với 2 bậc học cao đẳng và trung cấp, là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. HOTEC tự hào mang đến cho sinh viên một môi trường học tập hiện đại, chuyên nghiệp và thân thiện.


Vào thẳng trường nghề, không cố thi lớp 10: Nhiều phụ huynh chuyển hướng cho con đi đường tắt-4
Tuyển sinh năm học 2021 - 2022 của Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM.

Ở bậc học trung cấp của trường nhận học sinh tốt nghiệp THCS qua hình thức xét tuyển.

Các ngành đào tạo: Điện tử dân dụng, Công nghệ kỹ thuật nhiệt, Điện công nghiệp và dân dụng, Công nghệ may và thời trang, Tin học ứng dụng, Kế toán doanh nghiệp...

Trường Cao Đẳng Công nghệ thông tin TP.HCM

Các ngành đào tạo: Truyền thông và mạng máy tính, Công nghệ Kỹ thuật điện tử - Truyền thông, Công nghệ Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Logistics...

Ngoài ra một số trường như Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng; Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex, Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn, Cao đẳng Quốc tế TP.HCM, Viễn Đông… và các trường trung cấp như Kỹ thuật - Công nghệ Hùng Vương, Việt Giao, Phương Nam, Bến Thành… đều có đào tạo nhiều ngành nghề cho học sinh tốt nghiệp THCS.

 

Theo Trí Thức Trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.toquoc.vn/vao-thang-truong-nghe-khong-co-thi-lop-10-nhieu-phu-huynh-chuyen-huong-cho-con-di-duong-tat-222021245104343937.htm

thi vào lớp 10


  • Chuyện chưa kể về clip học trò mang cua tặng cô giáo thu hút 16 triệu lượt xem
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Đoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh học trò vùng cao mang những món quà giản dị như cua núi, gừng, hoa lá ven đường... tặng cô giáo, thu hút hơn 16 triệu lượt xem và nhận về nhiều phản hồi tích cực.
  • Loạt trải nghiệm hấp dẫn ở Trung tâm Nhật ngữ Yuki dịp 20/11
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
  • Hiệu trưởng 'ghế nhựa' và ngôi trường 100 tỷ ở vùng biên giới
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Từng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
  • Những 'cú sốc' du học
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Chuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
  • 'Lương thấp dễ khiến giáo viên giảm động lực với nghề'
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.