- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vì sao hàng loạt trường đại học bỏ xét tuyển bằng học bạ?
Nhiều trường đại học dự kiến sẽ bỏ xét tuyển học bạ từ năm 2025. Trong khi, hàng loạt trường đã không sử dụng phương thức này từ nhiều năm trước.
Nhiều trường tốp trên bỏ xét tuyển học bạ
Ông Nguyễn Ngọc Trung, Phó hiệu Trưởng Trường Đại học Sư phạm TPHCM cho biết, từ năm 2025, trường dự kiến không sử dụng kết quả học bạ với cả hai phương thức để đảm bảo công bằng, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và đảm bảo nâng cao chất lượng đầu vào.
Những năm trước điểm học bạ được sử dụng để xét tuyển độc lập (10% chỉ tiêu) hoặc kết hợp với điểm thi đánh giá năng lực (30-40% chỉ tiêu).
Từ năm 2024, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã bỏ phương thức xét tuyển bằng học bạ. Lý do nhà trường đưa ra là bởi qua nhiều năm, trường nhận thấy hầu hết học sinh giỏi ở các trường chuyên (nhóm đủ điều kiện xét tuyển bằng học bạ vào trường) đều có đủ điều kiện xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế hoặc điểm thi riêng.
TS Lê Anh Đức, Trưởng phòng Quản lý đào tạo cho biết, năm 2025, trường dự kiến giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh so với năm 2024, gồm: Xét tuyển thẳng (2%); xét tuyển kết hợp (83%) và xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (15%, giảm 3% so với năm 2024).
Trước đó, các trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội và một số trường tại TP.HCM cũng không xét tuyển bằng học bạ.
Lý do khiến nhiều trường quyết định không xét tuyển học bạ là bởi lo ngại điểm học bạ của các trường cấp 3 thường không đều nhau, có khoảng cách chênh lệch lớn. Học bạ THPT có thể bị can thiệp để “làm đẹp” hơn phục vụ xét tuyển đại học. Điều này dẫn đến việc không đảm bảo công bằng trong xét tuyển đầu vào.
Trước thông tin nhiều trường đại học tốp trên sẽ bỏ xét tuyển bằng học bạ, em Nguyễn Hương Giang (Hoài Đức, Hà Nội) cho rằng, em rất tiếc nuối.
“Em đã cố gắng rất nhiều và muốn vào trường ĐH Kinh tế Quốc dân nhưng nhìn điểm chuẩn theo các phương thức khác rất khó nên trường bỏ xét tuyển bằng phương thức học bạ khiến em phải cố gắng hơn rất nhiều ở các phương thức xét tuyển của trường”, Giang chia sẻ.
Chị Nguyễn Thị Ánh (Hà Nội) có con đang học lớp 12 cho rằng, con chị năm tới thích xét tuyển vào trường top trên nhưng một trong số các trường đều đã công bố bỏ phương án xét tuyển này. Vì thế, chị vừa đầu tư cho con thi chứng chỉ IELTS, SAT và học ôn thi đánh giá năng lực của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Chưa phù hợp
Dù cho rằng xét tuyển học bạ tốt và xu hướng cần phải đẩy mạnh tuyển sinh theo hình thức này, tuy nhiên, TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam lại ủng hộ việc các trường đại học bỏ xét tuyển bằng học bạ vào thời điểm này.
Lí do, theo TS Lê Viết Khuyến là điều kiện xét tuyển bằng học bạ hiện nay ở Việt Nam chưa phù hợp. Bởi lẽ, theo ông Khuyến ở các trường phổ thông chưa có cơ chế kiểm định nên kết quả ở phổ thông tùy thuộc vào mỗi trường, không có sự đồng đều chất lượng vì có trường “chấm chặt” có trường “chấm lỏng”.
Thêm nữa, ở Việt Nam bệnh thành tích rất lớn nên áp dụng phương thức này sẽ dẫn tới việc không công bằng và mở đường cho tiêu cực cũng như bệnh thành tích phát triển.
“Nếu chúng ta làm mà chưa đảm bảo điều kiện thì không nên làm. Khi các trường đại học sử dụng xét học bạ trong phương thức tuyển sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề tiêu cực trong việc chấm điểm, thậm chí có cả tình trạng làm đẹp điểm học bạ. Vì thế, nếu dựa vào việc xét học bạ để xét tuyển sẽ là không công bằng với học sinh”- ông Khuyến nói.
PGS. TS Lê Hữu Lập, nguyên Giám đốc Học viện Bưu chính viễn thông cho rằng, việc bỏ xét tuyển theo học bạ, các trường top trên không lo, vì kiểu gì cũng tuyển được người giỏi. Các trường cũng không mặn mà để nhiều chỉ tiêu cho hình thức xét tuyển này.
“Tôi thấy các trường top đầu dùng điểm đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, điểm SAT, ACT.. mà đều lấy điểm cao từ 26, 27, 28 điểm (đã quy đổi) trở lên. Trường xét tuyển theo cách nào đều có lý do”- ông Lập nói.
Trước đó, cử tri từng có kiến nghị Bộ GD&ĐT nghiên cứu bỏ xét tuyển đại học bằng học bạ. Cử tri cho rằng, nhiều tiêu cực nảy sinh để "chạy điểm", "làm đẹp" học bạ ở các trường THPT. Trả lời cử tri, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, Luật Giáo dục đại học năm 2018 cho phép các trường đại học tuyển sinh bằng các hình thức thi tuyển, xét tuyển, hoặc kết hợp cả hai. Quy chế tuyển sinh đại học do Bộ ban hành cũng chỉ quy định nguyên tắc để đảm bảo công khai, minh bạch, bình đẳng.
Theo Tiền Phong
-
Giáo dục3 giờ trướcMinh Đức quyết định dừng việc học tiến sĩ vì cảm thấy không phù hợp với ngành học và chuyển hướng theo học thạc sĩ ngành khác. Năm 2024, Đức trở về nước và hiện là giám đốc học thuật của một hệ thống giáo dục.
-
Giáo dục15 giờ trướcTừ ngày 1/1/2025, nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh.
-
Giáo dục17 giờ trướcBộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước, dưới đây là lịch nghỉ học kỳ 1 năm 2025 của học sinh cả nước.
-
Giáo dục21 giờ trướcTrần Minh Đức, học sinh lớp 11 Anh 1, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, vừa nhận kết quả 9.0 IELTS, trong đó, cả ba kỹ năng Nghe, Đọc, Nói đều đạt 9.0; kỹ năng Viết đạt 8.0.
-
Giáo dục23 giờ trướcDưới đây là lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh cả nước để các bậc phụ huynh có thể sắp xếp lịch sinh hoạt hợp lý nhất.
-
Giáo dục1 ngày trướcHơn 1,7 triệu học sinh TPHCM nghỉ Tết Nguyên đán 2025 trong thời gian 11 ngày, từ 24 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhiều trường đại học đã dự kiến phương án tuyển sinh năm 2025, trong đó có nhiều thay đổi về tổ hợp xét tuyển, chỉ tiêu cho từng phương thức.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhiều phụ huynh bày tỏ quan điểm, trẻ viết chữ xấu vẫn có thể thành công như thường, việc đổ xô đến các trung tâm luyện chữ đẹp chỉ đang “đốt tiền”.
-
Giáo dục1 ngày trướcHiệu trưởng một trường tiểu học ở Cà Mau vừa bị Phòng GD-ĐT nhắc nhở sau sự việc phụ huynh phản ánh suất ăn bán trú chưa đảm bảo chất lượng, học sinh than “đồ ăn ở trường con không ăn được”.
-
Giáo dục1 ngày trướcTừ bất cập lựa chọn môn học tổ hợp theo định hướng nghề nghiệp ngay từ lớp 10, chuyên gia giáo dục kiến nghị cần linh hoạt cho học sinh chuyển đổi môn học lựa chọn theo nhu cầu xét tuyển của các trường ĐH.
-
Giáo dục2 ngày trướcĐại diện Trường Tiểu học - THCS Brooklyn (quận 10, TP HCM) thừa nhận sai sót trong quảng cáo
-
Giáo dục2 ngày trướcNhờ xây dựng nền tảng tiếng Anh từ sớm, Trần Minh Đức đạt 9.0 IELTS ngay ở lần thi đầu tiên, trong đó có 3 kỹ năng cùng đạt điểm tuyệt đối.
-
Giáo dục2 ngày trướcCơ quan chức năng huyện Thủy Nguyên (TP Hải Phòng) đang xác minh, điều tra vụ nữ sinh lớp 8 được phát hiện tử vong tại trường học.
-
Giáo dục2 ngày trướcCác trường THPT cho biết, thử khảo sát đăng ký môn thi tốt nghiệp THPT 2025 cho thấy kết quả học sinh chọn môn xã hội áp đảo, có trường lên tới 90%.