- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vì sao hơn 300.000 thí sinh không nhập nguyện vọng dù đăng ký xét tuyển đại học?
Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, thời điểm đăng ký thi tốt nghiệp THPT, thí sinh có thêm 1 phần để đánh dấu có xét tuyển đại học hay không. Nhưng thời điểm đó thí sinh chưa thi, chưa biết điểm thi nên việc đăng ký chưa phải quyết định cuối cùng.
Đến 17h ngày 20/8 – thời hạn cuối cùng để đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học 2022, cả nước có hơn 616.500 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học trên tổng số 942.000 thí sinh đã đăng ký xét tuyển đại học trước đó. Điều này có nghĩa hơn 300.000 thí sinh đã không nhập nguyện vọng xét tuyển đại học. Đây cũng là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT triển khai đăng ký xét tuyển đại học trực tuyến, điều này khiến dư luận không khỏi băn khoăn, số lượng gần 1/3 thí sinh không đăng ký nguyện vọng do chưa nắm rõ thời hạn đăng ký, hay đây là sự lựa chọn của thí sinh?
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD- ĐT đã có trao đổi với phóng viên VOV.VN về vấn đề này.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD- ĐT.
PV: Thưa bà, con số 300.000 thí sinh không đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm nay đang khiến dư luận có nhiều băn khoăn, bà đánh giá sao về dữ liệu tuyển sinh này?
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy: Nếu so sánh với số liệu thí sinh đăng ký xét tuyển đại học những năm gần đây sẽ thấy số thí sinh đăng ký năm nay giảm nhẹ. Thời điểm đăng ký thi tốt nghiệp THPT, thí sinh có thêm 1 phần để đánh dấu có xét tuyển đại học hay không. Nhưng thời điểm đó các em chưa thi, chưa biết điểm thi nên việc đánh dấu vào ô có xét tuyển cũng chưa phải quyết định cuối cùng.
Một điểm mới trong xét tuyển đại học năm nay là thí sinh chỉ đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học thực sự sau khi đã biết điểm thi tốt nghiệp THPT. Thời điểm này, các em đăng ký nguyện vọng sẽ thực chất hơn nhiều, giúp giảm bớt những thí sinh ảo khi các em thấy không có đủ cạnh tranh để học trong hệ thống giáo dục đại học, chưa đáp ứng được mức điểm sàn của các trường.
Ngoài ra, thời điểm thi tốt nghiệp xong thí sinh cũng có nhiều lựa chọn khác như đi du học. Hiện nay tình hình dịch bệnh trên thế giới đã được kiểm soát, các em có thể du học ở nhiều quốc gia khác nhau. Điều này cũng làm giảm một một lượng đáng kể thí sinh đăng ký xét tuyển đại học. Số liệu hơn 600.000 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học là con số thực, chính xác, thể hiện rõ nguyện vọng của thí sinh, điều này rất bình thường.
Con số này cũng phù hợp, thể hiện sự nỗ lực của toàn hệ thống trong tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng CNTT trong tất cả các khâu xét tuyển, đồng thời tiết kiệm chi phí cho xã hội.
PV: Có một số ý kiến cho rằng việc giảm số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển đại học cho thấy công tác phân luồng hướng nghiệp ở bậc THPT đã có những hiệu quả nhất định, khi nhiều thí sinh có thể coi đại học không còn là hướng đi duy nhất, thưa bà?
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy: Như đã phân tích, con số hơn 900.000 thí sinh đăng ký ban đầu chưa phải thực tế, con số chính xác là hơn 600.000 thí sinh mà hệ thống của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận. Các em không đăng ký có thể do chưa đáp ứng được điểm sàn xét tuyển, đi du học… khi đã có quyết định, thì không cần đăng ký xét tuyển, tránh tốn kém mà không dùng đến nguyện vọng. Những con số này cũng thể hiện sự tích cực trong xác định phương hướng của mỗi thí sinh. Con số này cũng thể hiện sự phân luồng, hướng nghiệp theo đúng thực lực của học sinh đã phát huy hiệu quả.
Nói thêm rằng, thực tế số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển đại học ban đầu đang vượt quá dung lượng mà giáo dục đại học Việt Nam có thể đào tạo được. Tổng số chỉ tiêu các trường công bố chưa đến 600.000, nếu hơn 900.000 thí sinh đăng ký thì vẫn có khoảng 300.000 em không đỗ đại học. Điều này cho thấy chúng ta cần đầu tư nhiều hơn, mạnh mẽ hơn nữa cho giáo dục đại học, bởi tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ đại học hiện nay tại Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới.
Nếu thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ rất khó đáp ứng nhu cầu của kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật và đặc biệt là cuộc CMCN 4.0, chuyển đổi số. Chúng tôi hy vọng giáo dục đại học có thể huy động được nhiều nguồn lực hơn nữa để gia tăng về số lượng đào tạo nhưng đồng thời giữ vững và ngày càng nâng cao chất lượng, không hy sinh chất lượng để lấy số lượng. Do đó, việc huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục đại học là vô cùng quan trọng.
PV: Ngày 22/8, Bộ GD-ĐT thông báo mở lại hệ thống đăng ký xét tuyển đại học, cho phép thí sinh chỉnh sửa lại sai sót trong quá trình đăng ký trước đó, liệu đây có phải cơ hội Bộ GD-ĐT mở ra cho những thí sinh còn chưa đăng ký trong đợt vừa rồi?
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy: Sau thời gian Bộ GD-ĐT mở địa chỉ email hỗ trợ thí sinh khi đăng ký xét tuyển đại học, có nhiều thí sinh còn sai sót, nhầm lẫn khi đăng ký xét tuyển, dù hệ thống xét tuyển chung của Bộ GD-ĐT vẫn hoạt động bình thường.
Nhằm tạo điều kiện, cơ hội cuối cùng để các thí sinh có thể chỉnh sửa nguyện vọng, Bộ GD-ĐT đã quyết định sẽ mở lại hệ thống cho đến 17h ngày 23/8 để nếu còn sai sót, thí sinh có thể chỉnh sửa lần cuối. Các em vẫn thực hiện thao tác từ đầu đến cuối, kết thúc quá trình thoát ra và kiểm tra lại nguyện vọng đã đăng ký. Bộ GD-ĐT cũng sẽ không nhận giải quyết yêu cầu trên email của thí sinh đã gửi, các em phải tự hoàn thiện trên tài khoản trực tuyến của mình.
PV: Năm nay, Bộ GD-ĐT sẽ thực hiện lọc ảo chung toàn bộ các nguyện vọng của thí sinh ở tất cả các phương thức khác nhau, bao gồm cả phương thức xét tuyển riêng của các trường, điều này có ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh của các trường ĐH không, thưa bà?
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy: Hệ thống xét tuyển của Bộ GD-ĐT không xét tuyển thay cho các trường, các trường vẫn tải dữ liệu về xét tuyển theo chỉ tiêu và điểm chuẩn mà nhà trường xác định. Hệ thống của Bộ GD-ĐT sẽ hỗ trợ sắp xếp nguyện vọng của thí sinh từ 1 đến hết, sao cho thí sinh đỗ được vào nguyện vọng cao nhất, tốt nhất mà các em đã ưu tiên. Với phương thức lọc ảo như năm nay, thí sinh sẽ chỉ trúng tuyển vào nguyện vọng cao nhất, điều này giúp cho các trường giảm được lượng thí sinh ảo, bên cạnh đó, các em cũng có cơ hội rộng mở hơn khi không cần xác nhận nhập học sớm như những năm trước dẫn đến có thể đánh mất những cơ hội khác.
PV: Xin cảm ơn bà!.
Theo VOV
-
Giáo dục1 giờ trướcMột tài khoản Facebook đã đăng tải nội dung cho rằng 1 hiệu trưởng nhắn tin với một cô giáo: "Em yêu trưa nay em về hay ở lại? ... Anh nói thật lòng nếu anh yêu ai thật lòng thì anh sẽ bảo vệ đến cùng"
-
Giáo dục6 giờ trướcKỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm nay dự kiến tổ chức vào nửa đầu tháng 7.2023, còn một số cơ sở giáo dục đại học sẽ tuyển sinh ngay từ tháng 3.
-
Giáo dục14 giờ trướcHiện, nhiều trường công bố phương án tuyển sinh năm 2023. Trong đó không ít trường sử dụng phương thức xét tuyển dựa vào chứng chỉ ngoại ngữ IELTS.
-
Giáo dục1 ngày trướcChiều 1/2, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long cho biết, đã nắm được vụ việc phụ huynh vào trường đánh bạn của con, xảy ra tại Trường tiểu học Tân An Thạnh (điểm phụ) ở huyện Bình Tân.
-
Giáo dục1 ngày trướcSở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM đã có văn bản gửi Trường THPT Lương Văn Can (quận 8), đề nghị thu hồi các quyết định bổ nhiệm không đúng quy định
-
Giáo dục1 ngày trướcKỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2023 của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ diễn ra vào sáng 26-3.
-
Giáo dục2 ngày trướcNhiều học sinh lớp 12 mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm "chốt" thời điểm tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 để chủ động sắp xếp thời gian ôn tập.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrưởng phòng GD-ĐT huyện Bá Thước (Thanh Hóa) vừa bị kỷ luật khiển trách do viết thư ngỏ gửi các trường để xin tiền, gây bức xúc dư luận.
-
Giáo dục2 ngày trướcBáo cáo tổng hợp thu chi quỹ lớp 1E của Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, Quận 3 trong học kỳ 1 có chi 500.000 đồng/tháng cho tiền vệ sinh lớp học.
-
Giáo dục3 ngày trướcBài tập về nhà cho trẻ em là bài kiểm tra cho trẻ hay cho bố mẹ? Làm sao để thực sự giảm bớt gánh nặng bài tập về nhà cho con?
-
Giáo dục3 ngày trướcĐể trở thành một giáo viên giỏi và thành công trong nghề dạy học, không cần học sinh xuất chúng mà chỉ cần trò tiến bộ qua mỗi ngày, mỗi hành trình.
-
Giáo dục3 ngày trướcTrần Thế Trung, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2019 quyết định không đi du học Úc mà ở lại Việt Nam học tập. Đây cũng là quán quân đầu tiên trong lịch sử Olympia từ trước đến nay chọn hướng đi này.
-
Giáo dục4 ngày trướcCha mẹ cần nắm rõ nguyên nhân khiến con mình học kém để từ đó có biện pháp khắc phục phù hợp.
-
Giáo dục4 ngày trướcCao Ung Hàm - thần đồng của Trung Quốc sở hữu IQ 146 thuộc nhóm 2% thế giới nhờ vào phương pháp giáo dục của bố mẹ để duy trì khả năng tư duy logic và trí thông minh.