Viết tâm thư vì quá nặng lòng trước nỗi lo âu của học trò, cô giáo bất ngờ thu về hơn 800k like hơn 600k share chỉ sau một ngày

Cô cậu học trò nào cũng có những nỗi lo của riêng mình, nhưng nếu có một cô giáo tâm lý như thế này thì chuyện đó không còn gì to tát nữa!

Cô cậu học trò nào cũng có những nỗi lo của riêng mình, nhưng nếu có một cô giáo tâm lý như thế này thì chuyện đó không còn gì to tát nữa!
 

Thời đi học, giáo viên nào mà tâm lý hay lắng nghe tâm tư của các cô cậu học trò thì người đó rất được lòng các bạn học sinh. Nghe qua thì có vẻ hơi ghen tỵ nhưng mới đây Karen Loewe - một giáo viên với 22 năm kinh nghiệm đã được vinh danh là cô giáo tâm lý nhất năm khi đã quyết định cố gắng giúp học sinh của mình đánh bại những căng thẳng hàng ngày bằng cách viết về những điều này trên Facebook. 

Đặc biệt, bài đăng không chỉ dành cho các cô cậu học trò nữa, mà nó đã được hơn 581.000 người chia sẻ. Thậm chí, sau việc làm này của Karen, các giáo viên đến từ các quốc gia như Úc, Trung Quốc và Pakistan đã áp dụng cho các cô cậu học trò của mình.

Viết tâm thư vì quá nặng lòng trước nỗi lo âu của học trò, cô giáo bất ngờ thu về hơn 800k like hơn 600k share chỉ sau một ngày-1

Bài đăng không chỉ dành cho các cô cậu học trò nữa, mà nó đã được hơn 581.000 người chia sẻ. (Ảnh chụp màn hình)

Không phải là những bài giảng với kiến thức cao siêu, lời tâm sự của cô Karen đã dạy cho học trò mình sự cảm thông là điều cần thiết trong cuộc sống. Nguyên văn bức thư của cô giáo như sau:

"Đây là năm thứ 22 tôi bắt đầu công việc giáo viên của mình. Và ngày hôm qua, tôi đã có một trải nghiệm rất tuyệt vời trong nghề giáo của mình.

Tôi đã thử một hoạt động mới với tên gọi là "Hành lý cảm xúc". Tôi hỏi bọn trẻ ý nghĩa của việc mang hành lý và các em chủ yếu nói rằng đó là những thứ gây tổn thương phải mang trên vai.

Tôi yêu cầu các em viết ra một tờ giấy những gì đang phiền lòng, những gì nặng nề trong tim chúng, những gì đang làm tổn thương... Tất nhiên tất cả đều ẩn danh, viết xong các em được quyền ném chúng khắp phòng học.

Sau khi viết xong, các học sinh lần lượt nhặt một mảnh giấy và đọc to những gì bạn cùng lớp viết. Người viết có thể tiết lộ rằng mảnh giấy đó có phải do mình viết không.

Thực sự trong đời tôi, chưa bao giờ tôi lại cảm động đến phát khóc như thế. Những chuyện như từng có ý định tự tử, cha mẹ đang ở tù, ma túy chất đầy trong gia đình họ, bị cha mẹ bỏ mặc, cái chết, ung thư, mất thú cưng...

Thực sự đây là những điều quá khó khăn, người đọc hay người lắng nghe đều đong đầy nước mắt. Đó là một ngày đầy cảm xúc, nhưng tôi tin chắc rằng những đứa trẻ của tôi sẽ học được cách yêu nhiều hơn một chút, tha thứ nhanh hơn một chút, và ít phán xét lại một chút.

Chiếc túi này treo trước cửa lớp để nhắc nhở tất cả các em rằng chúng ta từng như thế. Chúng tôi sẽ để nó ở cửa, và mỗi khi các em rời đi, tôi sẽ nói với chúng: Các em không đơn độc, xứng đáng được yêu thương và luôn đồng hành cùng nhau.

Các em à, cô rất vinh dự khi được làm giáo viên của các em".

Trong một cuộc phỏng vấn với The Today Show, các giáo viên nói rằng trẻ em có thể trung thực hơn với người lớn, nhưng chúng cần nhiều thời gian hơn để mở lòng. Nếu bạn nghĩ một giáo viên giỏi là người có thể giải thích tường tận các bài toán, các lý thuyết trên sách vở mà không quan tâm đến cảm xúc của cô cậu học trò thì các bạn đã nhầm rồi, bởi có một người cô còn biết cả cách cân bằng cả hai điều trên như cô Karen.

Và nếu giáo viên nào cũng tâm lý như thế này thì "mỗi ngày đến trường là một niềm vui" sẽ thành sự thật!
 



Theo Helino 


tâm thư cô giáo

cô giáo

học trò


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.