- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vợ chồng chiến tranh lạnh vì ép con luyện viết chữ đẹp đến nửa đêm
Chỉ vì câu chuyện có nên cho con luyện viết chữ đẹp hay không mà nhiều gia đình trở nên căng thẳng, vợ chồng mâu thuẫn.
Từ đầu năm học mới tới nay, đều đặn mỗi tối, sau khi con hoàn thành các bài tập trên lớp, chị Nguyễn Nhật Hồng (33 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) lại cùng ngồi để “luyện viết chữ đẹp”.
“Con tập trung viết nắn nót thì chữ khá rõ ràng, nhưng chỉ được vài dòng là lơ đễnh muốn buông bút, hết kêu đau tay lại đến mỏi cổ, mẹ luôn phải ngồi cạnh động viên. Nhiều hôm hai mẹ con đánh vật đến gần 12h đêm mới xong hai trang vở luyện viết”, chị Nhật thở dài và cho biết, nếu không ngồi bên kèm cặp sát sao, con gái viết cả ngày mới xong.
Ép con luyện chữ dến 12h đêm, gia đình cãi nhau do bất đồng quan điểm. (Ảnh minh hoạ)
Nhiều lần, nữ phụ huynh bất lực vì con liên tục mất tập trung, chưa kể không có nghiệp vụ sư phạm, chị rất khó giải thích cho con hiểu về độ rộng, điểm bắt đầu, kết thúc của chữ. Thấy con gái chậm tiến bộ chậm, bản thân cũng mệt mỏi, chị Nhật quyết định cho con đến trung tâm luyện chữ đẹp. Thế nhưng, chính phương án này khiến gia đình chị rơi vào cảnh “chiến tranh lạnh”.
“Nghe tôi nói muốn cho con đến trung tâm luyện chữ, chồng ra sức phản đối. Anh bảo chữ dễ nhìn là được, hà cớ chi cứ phải đẹp. Thời gian ép con luyện chữ, thà cho con chơi mấy trò lego, vẽ tranh, trồng cây để phát triển não bộ, tính cách tốt hơn nhiều. Nhưng anh đâu hiểu hết được lợi ích của việc viết chữ đẹp”, chị Nhật nói.
Thời còn học phổ thông, chị là thành viên trong đội tuyển Ngữ văn của trường nên việc viết chữ nhanh và đẹp rất có lợi trong những kỳ thi. Vì vậy, chị luôn đề cao quan điểm rèn chữ là bài học đầu tiên và quan trọng cho con trẻ ngay khi còn nhỏ.
Chị đăng ký một khoá luyện chữ cơ bản tại trung tâm gần nhà với giá 3,5 triệu đồng. "Sang tháng sẽ cho con đi học. Chồng tôi khá tức giận. Sau một hồi tranh cãi, anh tuyên bố tôi tự trả học phí và đưa đón con đi học, anh sẽ không can thiệp vì đây là quyết định của riêng tôi”, chị Nhật kể.
Ở hoàn cảnh khác, chị Nguyễn Thị Kim Thoa (37 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ việc con là ‘’nạn nhân” của việc bị ép luyện viết chữ đẹp. Giống như nhiều đứa trẻ khác, con chị khá hiếu động, nghịch ngợm và chữ hơi xấu. Sống chung cùng mẹ chồng, lại là giáo viên về hưu, quan điểm "nét chữ, nết người" đã ăn sâu, khiến bà luôn muốn cháu phải viết chữ đẹp.
“Mẹ chồng tôi nhiều lần quát tháo, thậm chí dùng cả đòn roi để uốn nắn con. Hai bà cháu luyện chữ ngày đêm, cũng vì chuyện này mà tôi và chồng nhiều lần cãi vã”, nữ phụ huynh bày tỏ. Con nước mắt ngắn dài mỗi khi luyện chữ, bà thì không muốn cháu viết xấu, bị điểm kém, cô chê nên gò ép đến cùng.
Góp ý với mẹ chồng, chị nhận được câu trả lời "bà chỉ muốn tốt cho cháu, cứ để yên cho bà dạy”. Là một người mẹ, chị Thoa chỉ muốn con được làm những gì mình thích, nhưng bản thân chị cũng bất lực vì không dám làm trái ý mẹ chồng.
Nhiều trẻ bị bố mẹ, ông bà ép luyện chữ đẹp đến 11-12h đêm. (Ảnh minh hoạ)
Cô Phạm Thị Tho, giáo viên Tiểu học tại Thái Bình cho biết, hiện có 3 loại chữ viết: viết rất đẹp (có luyện tập), viết xấu, viết rõ ràng. Trẻ nhỏ lớp 1 - 2 chỉ cần viết rõ ràng, không sai chính tả, phụ huynh không nên quá đặt nặng “Quan niệm chữ không đẹp là người cẩu thả, không cẩn thận trong thời đại ngày nay đã có phần lỗi thời và áp đặt. Vì cẩn thận là tính cách của con nguời và được rèn luyện qua nhiều cách, phương diện”, cô Tho nói.
Theo cô Tho, phụ huynh chỉ nên coi viết chữ đẹp là hoạt động ngoại khoá, khuyến khích đối với những em có năng khiếu. Để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ, không nên ép trẻ luyện viết chữ đẹp.
“Việc rèn chữ cho trẻ phải dựa trên khả năng của từng em chứ không nên gượng ép. Đặc biệt, hình thức dạy trẻ bằng đòn roi, mắng mỏ, thậm chí luyện đến 12h đêm thực sự tệ hại và đáng loại trừ”, nữ giáo viên nhấn mạnh.
Theo VTC News
-
Giáo dục6 giờ trướcLiên quan đến quy định mới về dạy thêm, học thêm, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu Bộ GD&ĐT rà soát để kịp thời có giải pháp.
-
Giáo dục8 giờ trướcViệc phụ huynh cho con tham gia lớp tiền tiểu học ngày càng trở nên phổ biến, nhưng liệu giáo viên dạy thêm tiền tiểu học này có đúng quy định?
-
Giáo dục12 giờ trướcNgoài việc sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh, một số đại học top đầu xu hướng mở rộng các kỳ thi riêng trong năm 2025.
-
Giáo dục17 giờ trướcĐể tăng thêm nguồn thu nhập, nhiều giáo viên quyết định lựa chọn tham gia vào các lớp dạy thêm ngoài nhà trường.
-
Giáo dục20 giờ trướcNăm nay, trường Đại học Ngoại thương dự kiến tuyển 4.150 chỉ tiêu (tăng 20 chỉ tiêu so với năm ngoái) ở cả 3 cơ sở Hà Nội, TP.HCM và Quảng Ninh).
-
Giáo dục1 ngày trướcNăm 2025 trường Đại học Sư phạm Hà Nội dự kiến tăng chỉ tiêu tuyển sinh với 5 ngành đào tạo mở mới.
-
Giáo dục1 ngày trướcHoạt động kinh doanh được xem là điều kiện bắt buộc với tổ chức hoặc cá nhân tổ chức dạy thêm bên ngoài nhà trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrong năm 2025, thêm một số trường dự kiến tổ chức kỳ thi riêng như Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 hay khối trường quân sự.
-
Giáo dục1 ngày trướcCác quy định với hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường ngày càng được siết chặt nhằm hạn chế xảy ra vấn đề tiêu cực trong môi trường giáo dục.
-
Giáo dục1 ngày trướcỨng dụng (app) phần mềm kết nối học sinh với nhà trường đang được triển khai sâu rộng. Tuy nhiên, do cách thức triển khai không hợp lí nên phụ huynh “đau ví” mà không hiệu quả.
-
Giáo dục1 ngày trướcSau hơn 10 năm nỗ lực không nghỉ, thiên tài Toán học Chu Vĩ - cậu bé bại não từng bị các trường tiểu học từ chối giờ đã có công việc ổn định với mức thu nhập tốt.
-
Giáo dục2 ngày trướcSau khi về hưu, không ít giáo viên lựa chọn chọn dạy thêm tại nhà để nâng cao thu nhập cũng như giúp kiến thức sẵn có không bị lãng quên.
-
Giáo dục2 ngày trướcMỗi khi bước vào năm học mới hay học kỳ mới, vấn đề học phí được xem là mối lo lắng của nhiều gia đình.