- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vụ học sinh ăn cơm với thịt chuột: Bức ảnh từ 3 năm trước trong bối cảnh đặc biệt!
UBND huyện Nam Giang (tỉnh Quảng Nam) xác định, hình ảnh hộp cơm với món thịt chuột được chụp từ tháng 12/2019, trong hoạt động 'Ngày Tết quê em'.
Chiều tối 12/9, UBND huyện Nam Giang đã chính thức đưa ra thông tin về vụ hộp cơm với món thịt chuột được cho là bữa ăn của học sinh vùng cao huyện này đang lan truyền trên mạng xã hội.
Theo đó, sau khi tiếp nhận thông tin vụ việc, UBND huyện Nam Giang đã chỉ đạo Phòng GD-ĐT tiến hành xác minh, làm rõ nguồn gốc, địa điểm của bức ảnh để đảm bảo tính xác thực.
Qua xác minh, hình ảnh trên được chụp vào thời điểm tháng 12/2019, tại một điểm trường lẻ cơ sở thôn Dung, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang, khi Trường Mầm non Thạnh Mỹ có tổ chức hoạt động “Ngày Tết quê em”, trong đó có hoạt động Lễ hội ẩm thực truyền thống.
Hình ảnh hộp cơm với món thịt chuột được chụp từ tháng 12/2019, trong chương trình Ngày Tết quê em.
Theo nội dung các hoạt động trong “Ngày Tết quê em” có phần thi chế biến, trưng bày các món ăn đặc sản truyền thống các dân tộc sinh sống trên địa bàn nên giáo viên đã vận động phụ huynh mang theo các thực phẩm, các món ăn ẩm thực truyền thống của địa phương đến trường để cùng nhau chế biến, trưng bày trong hội thi.
Trong đó, có phụ huynh đã mang theo cơm với thịt chuột rừng (món ăn dân dã của đồng bào) và cô giáo chụp ảnh lại để làm kỷ niệm. Tuy nhiên, thời gian qua, cô giáo có chia sẻ trong nhóm, người dùng mạng xã hội mượn hình ảnh này đăng tải thông tin không trung thực về sự việc, bối cảnh diễn ra.
Cũng theo UBND huyện Nam Giang, trong những năm qua, được sự quan tâm rất lớn của Nhà nước đối với ngành Giáo dục, đặt biệt là ở địa bàn vùng cao như huyện Nam Giang, chất lượng dạy và học, đời sống vật chất, tinh thần của các em học sinh được cải thiện đáng kể.
Về việc thực hiện chế độ cho học sinh, đại đa số học sinh cấp Mầm mon và Tiểu học trên địa bàn huyện đều được hưởng chế độ bán trú, buổi ăn trưa được Nhà nước hỗ trợ và được nhà trường tổ chức nấu ăn, thực đơn được công khai theo quy định.
Vì thế, chắc chắn không có chuyện nhà trường tổ chức bữa ăn cho học sinh như hình ảnh đã được đăng tải nêu trên. Đối với phụ huynh không đăng ký cho con em mình ăn bán trú thì được nhận tiền chế độ quy định và tự lo cơm trưa cho các cháu.
Nói về văn hóa ẩm thực tại địa phương, món thịt chuột núi (rẫy) hoặc thịt sóc là một món ăn truyền thống rất được ưa thích, thường được sử dụng trong các buổi tiệc lớn như cưới xin, nhà mới cũng như được người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn sử dụng hàng ngày trong mỗi bữa ăn… Cho nên, việc ăn cơm với thịt chuột (nếu có) cũng là một chuyện hết sức bình thường trong đời sống văn hóa của đồng bào vùng cao.
Như Infonet đã đưa tin, những ngày qua, mạng xã hội xôn xao bàn tán trước hình ảnh hộp cơm thịt chuột được cho là của các em học sinh vùng cao tại huyện Nam Giang. Bức ảnh kèm theo bài viết được lan truyền rất nhanh và nhận được rất nhiều sự quan tâm, các ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng.
Theo Infonet
-
Giáo dục6 giờ trướcThanh tra Bộ GD-ĐT vừa công bố kết luận thanh tra về hoạt động tuyển sinh và đào tạo tại Học viện Phụ nữ Việt Nam trong 2 năm 2022, 2023
-
Giáo dục6 giờ trướcSau khi có thông tin về việc suất ăn học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học (PTDTBT TH) Nậm Tỵ (Sơn La) bị bớt xén khẩu phần ăn, UBND huyện Sông Mã đã có quyết định thôi giữ chức vụ Hiệu trưởng trường học đối với bà Nguyễn Thị Hà.
-
Giáo dục10 giờ trướcGS.TS Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An cho rằng, nên có cơ chế cộng điểm ưu tiên, khuyến khích cho học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 từ năm 2025 nhằm thúc đẩy việc học ngoại ngữ ở các địa phương.
-
Giáo dục13 giờ trướcKết luận thanh tra chỉ ra Học viện Phụ nữ Việt Nam tuyển sinh vượt chỉ tiêu trình độ đại học, thạc sĩ trong 2 năm 2022, 2023.
-
Giáo dục14 giờ trướcNhững ngày qua, mạng xã hội lan truyền hình ảnh một câu hỏi tính nhanh với 2 cách tính và 2 đáp án khác nhau, khiến nhiều người tranh cãi, đâu mới là đáp án đúng.
-
Giáo dục15 giờ trướcGhi nhận của phóng viên tại một số trung tâm bồi dưỡng văn hóa ở Hà Nội cho thấy, nhu cầu học thêm của học sinh và phụ huynh là có thật và chính đáng.
-
Giáo dục16 giờ trướcTuy chưa hội ngộ đủ toàn bộ MC từng tham gia dẫn chương trình Olympia nhưng bức ảnh vẫn khiến nhiều khán giả không khỏi thổn thức, bồi hồi.
-
Giáo dục19 giờ trướcThanh tra TP.HCM vừa có kết luận về trách nhiệm thủ trưởng trong việc thực hiện pháp luật tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
-
Giáo dục1 ngày trướcLịch nghỉ Tết dương lịch 2025 và nghỉ học kỳ 1 của học sinh cả nước là thông tin được nhiều học sinh, phụ huynh quan tâm.
-
Giáo dục1 ngày trướcPGS.TS Vũ Duy Hải, Trưởng Ban Tuyển sinh - Hướng nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, dự kiến đợt 1 sẽ có khoảng 15.000 – 16.000 thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực, tăng gấp 5 lần năm ngoái.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrường Nguyễn Siêu, Ngôi sao Hoàng Mai, Newton và Liên cấp Việt Úc là 4 trường tư thục đầu tiên ở Hà Nội công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026.
-
Giáo dục1 ngày trướcKỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2025 là kỳ thi đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới song đến nay, môn thi thứ 3 vẫn chưa được xác định
-
Giáo dục1 ngày trướcSau khi ra tù, Lê Lực (Giang Tây, Trung Quốc) quay trở lại ôn tập, tham gia kỳ thi tuyển sinh và được nhận vào Đại học Giao thông Tây An với kết quả xuất sắc. Câu chuyện của nam sinh là bài học sâu sắc cho giới trẻ.
-
Giáo dục1 ngày trướcViệc dạy thêm, học thêm xuất phát từ nhu cầu chính đáng của phụ huynh học sinh thì bị cấm, trong khi dạy thêm dưới dạng liên kết lại ngang nhiên tồn tại. Nhiều giáo viên sử dụng “quyền lực mềm” ép học sinh phải học thêm ở các điểm ngoài trường học gây bất bình cho phụ huynh và xã hội. Cần những giải pháp gì để chấn chỉnh tình trạng này?