Vụ xin mua laptop: Lỗi của cô giáo không thể không có phần của lãnh đạo trường

Thật khó để có một cách lý giải hay nêu quan điểm rõ ràng, rành mạch quanh vụ cô giáo ở TPHCM xin tiền phụ huynh mua laptop, nhưng tôi có thể chắc chắn rằng không ai đồng tình với cách làm của giáo viên này.

Dù cô giáo Trương Phương Hạnh - giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM - giải thích rằng nghĩ việc đề nghị phụ huynh hỗ trợ là xã hội hóa giáo dục, mua laptop phục vụ việc dạy học cho chính con cái của họ..., thì đó cũng không thể gọi là “bình thường”. Xin tiền người khác, dù bất cứ lý do gì, cũng đã là bất thường. 

Một giáo viên có thâm niên 30 năm đứng lớp không thể có lối suy nghĩ “đơn giản” đến ngây ngô về khái niệm “xã hội hóa giáo dục” như vậy.

img 0260757b80b5 1 11422.jpg

Cô Trương Phương Hạnh trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí. Ảnh: Lê Huyền

Xã hội hóa giáo dục không đơn giản cứ thiếu tiền là vận động phụ huynh đóng góp. Thực tế là có một thời gian khá dài, nhiều nhà quản lý giáo dục đã cố tình hiểu lệch rồi vận dụng sai chủ trương xã hội hóa. Điều này đã biến một chủ trương rất có ý nghĩa, nhằm huy động sự chung sức của cả xã hội chăm lo cho giáo dục thành một cuộc vận động đóng góp của phụ huynh với nhiều hình thức khác nhau, thông qua cánh tay nối dài do chính nhà trường dựng nên: Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Tình trạng lạm thu kêu mãi bao năm qua vẫn không thể dẹp được, khi nhiều trường đã rất biết cách khai thác điều “nhạy cảm” trong mối quan hệ giữa họ với cha mẹ học sinh. Vì là “nhạy cảm” nên ít phụ huynh dám nói ra, dù trong lòng không mấy thoải mái. Những cuộc vận động “tự nguyện” cứ thế âm thầm được triển khai, từ việc mua tivi, máy điều hòa, máy chiếu, máy in… đến xây nhà để xe hay hành lang, mua cây cảnh trang trí. Thậm chí, có nơi còn "xã hội hóa" cả việc mua quà, tổ chức du lịch, dã ngoại… cho giáo viên. 

Tất cả đều được đổ hết cho Ban đại diện cha mẹ học sinh, nếu có chuyện.

Tình trạng này tồn tại đã lâu, ngành giáo dục bao phen kêu gọi chấn chỉnh nhưng rồi đâu lại vào đấy. Đến nỗi, người ta xem đó là điều hiển nhiên, như cách mà cô giáo xin tiền phụ huynh mua máy tính và bảo “chuyện bình thường”.

Số tiền 6 triệu đồng cô Hạnh định xin thực ra không quá to tát, nhưng đó là lạm dụng sự cả nể của người khác và không ai đồng tình với cách làm đó. 

Phụ huynh đề nghị thay đổi chủ nhiệm, xin cho học sinh chuyển lớp vì không an tâm giao con mình cho một giáo viên mà họ thấy có nhiều bất ổn về tư cách, phát ngôn chứ không hẳn vì việc cô "dỗi" không soạn đề cương ôn tập.   

Ở mùa khai giảng này, nhiều giáo viên ở miền núi, vùng sâu vùng xa phải lặn lội đến từng bản làng vận động phụ huynh đưa con em ra lớp. Lòng yêu nghề, mến trẻ của các thầy cô đã lay động, đánh thức niềm khao khát đổi đời cho những gia đình nghèo ở nông thôn, miền núi. Dù bữa ăn chưa đủ no, tấm áo vẫn còn chưa lành lặn, phụ huynh vẫn cố gắng lội suối, trèo đèo đưa con đến trường, mong kiếm cái chữ cho mai sau đời bớt khổ. 

Vậy thì, những công nhân, người lao động nghèo phải mưu sinh vất vả ở phường Cầu Kho, quận 1, TPHCM không có quyền được đối xử bình đẳng như những ông bố, bà mẹ khác ư? Nên dù cô giáo Hạnh có tự cho mình là "thẳng thắn”, có quyền “giao du với những người có học”, thì cũng không ai cho phép cô được xem cha mẹ của học sinh mình dạy là “những phụ huynh đầu đường xó chợ”.

Một giáo viên, với cách nhìn về phụ huynh là “toàn dân học thức ít, ăn đằng sóng nói đằng gió, trở mặt còn hơn bánh tráng...”, sao có đủ tư cách để nói chuyện “xã hội hóa giáo dục” ở đây?

Còn một việc nữa là tôi không biết từ nhà cô Hạnh đến trường Chương Dương bao xa, nhưng chắc thật khó để gọi là vùng sâu, vùng xa, đò giang cách trở. Thế thì sao cô lại lấy cớ đi sớm, không kịp ăn, để mang mì, xúc xích đến nấu ăn tại lớp, lại còn bán cho học sinh của mình? Trường tiểu học, chứ đâu phải lớp trẻ tư thục, nhóm trẻ gia đình mà có lối sinh hoạt, học tập như vậy.

Tôi từng là giáo viên, đạp xe đi dạy học xa nhà hơn 10km với những con đường trơn trượt, qua núi, qua sông. Nhưng không vì thế, thế hệ giáo viên như chúng tôi ngày ấy lại tự cho mình cái quyền được sống buông tuồng trước mặt học trò. Những năm cuối 1980 đầu 1990, đất nước còn nghèo, đồng lương có hạn, đời sống giáo viên còn kham khổ nhưng chúng tôi tự nhủ không được để hình ảnh người thầy bị “rẻ rúng” trong mắt học sinh. Ngoài giờ dạy học, thầy cô có thể làm thêm nhiều việc khác để kiếm sống nhưng lợi dụng đến miếng ăn, cắc bạc của phụ huynh và học sinh là điều cấm kỵ. Ngay cả khi phải ăn uống ở trường, chúng tôi cũng luôn tìm cho mình một không gian riêng.

Tôi cho rằng môi trường sư phạm ở Trường Tiểu học Chương Dương đang có vấn đề, mà người chịu trách nhiệm không ai khác chính là hiệu trưởng. Bởi như tường trình của cô thì chuyện ăn uống và bán mì, xúc xích diễn ra thường xuyên. Trong lỗi của cô giáo này không thể không có phần của lãnh đạo nhà trường. 

Ở đời, làm nghề gì cũng cần lòng tự trọng. Với nghề dạy học, điều ấy càng cần hơn gấp nhiều lần. Bởi, thầy cô giáo luôn được cả xã hội kỳ vọng là “tấm gương sáng cho học sinh noi theo” kia mà! 

Theo VietNamNet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/vu-xin-mua-laptop-loi-cua-co-giao-khong-the-khong-co-phan-cua-lanh-dao-truong-2327946.html

giáo viên tiểu học


  • Loạt trải nghiệm hấp dẫn ở Trung tâm Nhật ngữ Yuki dịp 20/11
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
  • Hiệu trưởng 'ghế nhựa' và ngôi trường 100 tỷ ở vùng biên giới
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Từng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
  • Những 'cú sốc' du học
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Chuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
  • 'Lương thấp dễ khiến giáo viên giảm động lực với nghề'
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.
  • Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Cư dân mạng đua nhau chia sẻ những clip quà độc đáo dịp 20/11 khiến họ vừa bật cười vừa xúc động, như củ gừng, vài chú cua đựng trong chai nhựa, chai nước mắm...
Hà Nội: Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhồi máu cơ tim vì lý do bất ngờ
Các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.