- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vừa vào hè, trẻ đã phải học thêm 8 buổi/tuần
Con gái chị Đ.V. học thêm tiền tiểu học 8 buổi/tuần. Đây cũng là số buổi học thêm của con gái chị Nguyễn Lê trong kỳ nghỉ hè năm nay.
Nhiều phụ huynh đăng ký cho con học thêm hè ngay khi kỳ nghỉ vừa bắt đầu. Ảnh minh họa: Pexels.
Sáng ngày 26/5, sau lễ tổng kết ở trường mầm non, con gái 5 tuổi của chị Đ.V. (Hà Nội) mới chính thức nghỉ hè. Thế nhưng, chỉ được nghỉ ngơi 2 ngày thứ bảy và chủ nhật, sáng thứ hai (29/5), con gái chị V. lại dậy từ 6h30, ăn sáng và cắp cặp đi học thêm.
Theo chia sẻ của chị V., để con vững vàng vào lớp 1, chị đăng ký cho con học thêm lớp tiền tiểu học ở gần nhà.
“Các bạn cùng lớp con đi học tiền tiểu học từ trong năm, đã biết đọc, biết viết. Thấy vậy, tôi cũng sốt ruột. Hiện tại, con mới thuộc chữ cái và đánh vần đơn giản, chưa biết viết gì. Nếu không đi học, khi vào lớp 1, con không theo kịp sẽ rất vất vả", chị V. chia sẻ.
Sợ con quên kiến thức, không theo kịp các bạn
Chị V. cho biết dù chuẩn bị vào lớp 1, con còn rất mải chơi, khi học thường không tập trung, hay nói chuyện. Chính vì vậy, đi học thêm tiền tiểu học cũng là cách để con làm quen với tác phong, nề nếp. Khi vào lớp 1, con sẽ không bỡ ngỡ.
Bên cạnh đó, khi nghe người thân nói kiến thức lớp 1 rất nặng, chị V. khá lo lắng. Vì thế, chị nghĩ nếu không có sự chuẩn bị từ trước, con sẽ không theo kịp.
“Mình cũng tìm hiểu và biết ở chương trình lớp 1 hiện tại, bài đầu tiên đã học c-a-ca, hôm sau lại học sang bài mới. Nếu không học tiền tiểu học, con cực kỳ vất vả. Chưa kể, các bạn khác biết rồi mà con lại không biết, rất dễ sinh tự ti", chị V. nói.
Nữ phụ huy cho biết ban đầu, lịch học tiền tiểu học của con là 3 buổi/tuần, mỗi buổi 2-2,5 giờ.
Thế nhưng, nhận thấy con ở nhà nhiều sẽ “dán” mắt vào tivi, chị xin cho con học từ sáng thứ hai đến sáng thứ bảy. Chưa kể, con sẽ học thêm 2 buổi tiếng Anh vào sáng chủ nhật và chiều thứ ba. Vậy là, con gái chị cứ tất bật học thêm, trong khi vài tháng nữa mới chính thức vào lớp 1. Dù vậy, chị V. cho rằng con vẫn còn rất nhiều thời gian vui chơi vào buổi chiều và tối, không đến mức quá căng thẳng.
Nữ phụ huynh cho biết sau 2 buổi đầu tiên học tiền tiểu học, con có vẻ hào hứng, khoe được cô dạy những gì và đòi đi học. Chị dự tính nếu ổn, con sẽ duy trì lịch học như hiện tại đến khi vào năm học. Nếu không, chị sẽ rút lại, chỉ cho con học 3 buổi/tuần như ban đầu, bởi chị cũng lo việc học nhiều sẽ khiến con sợ học.
“Gia đình cũng lo vào năm học chính thức, con lại sợ, không muốn học hoặc chủ quan khi đã biết trước. Nhưng nếu không đi học thêm, bố mẹ lại lo con không theo kịp các bạn”, chị V. chia sẻ.
Không sợ con xem tivi suốt mùa hè như chị V., chị Nguyễn Lê (Hà Nội) lại lo con không theo kịp các bạn khi lên lớp mới. Từ giữa tháng 5, chưa đến kỳ nghỉ hè, chị Lê đã tất bật lên mạng tham khảo, nhờ người quen giới thiệu để tìm lớp học hè cho con gái dù năm tới, bé mới lên lớp 2.
Gia đình chị Lê mới chuyển về từ Nhật Bản, con gái từng học lớp 1 ở nước ngoài và mới hoàn thành chương trình lớp 1 tại Việt Nam trong năm học 2022-2023. Dù con đã học xong lớp 1, chị Lê vẫn lo lắng con đọc, nói tiếng Việt kém hơn các bạn khác nên muốn tìm lớp phụ đạo hè để con học thêm.
Nhờ một đồng nghiệp giới thiệu, chị Lê đã tìm được lớp học hè môn Tiếng Việt và Toán ngay gần nhà. Ngoài 2 môn này, chị còn chuẩn bị đăng ký cho con học tiếng Anh ở trung tâm và học đàn piano.
“Tôi dự định sau khi tổng kết năm học, tôi sẽ cho con về quê chơi với ông bà một tuần. Sau đó, tôi sẽ đưa con trở lại Hà Nội để đi học thêm”, chị Lê chia sẻ.
Từ ngày 12/6, con chị Lê sẽ bắt đầu học thêm môn Tiếng Việt và Toán. Mỗi tuần, bé học 4 buổi sáng (2 buổi Tiếng Việt và 2 buổi Toán), mỗi buổi kéo dài trong 2 giờ. Thời gian còn lại, chị Lê cho con học tiếng Anh (2 buổi/tuần) ở trung tâm và học piano (2 buổi/tuần) tại nhà.
Chị Lê nói thêm con chị học môn Tiếng Việt còn chậm nên chị đã nhờ giáo viên kèm con chặt hơn ở môn này. Nếu cần thiết, chị sẽ nhờ giáo viên tăng buổi để dạy thêm cho con.
Giáo viên cho rằng việc cho trẻ học hè quá sớm và quá nhiều là điều không nên. Ảnh minh họa: Pexels.
Nguy hại từ việc học trước kiến thức
Cho con đi học hè là tình trạng chung của nhiều phụ huynh, thế nhưng, cô Lê Thảo, giáo viên tiểu học tại Hà Nội, cho rằng việc cho trẻ học hè quá sớm và quá nhiều là điều không nên vì gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và thái độ học tập của trẻ.
Bản thân là một giáo viên tiểu học, cô Thảo thấy hàng năm, ngay khi vừa kết thúc năm học, nhiều giáo viên đã mở lớp dạy hè cho trẻ và dạy trước kiến thức của lớp mới. Nhiều giáo viên cho rằng dạy trước kiến thức cho trẻ thì khi vào năm học mới, việc dạy học sẽ nhàn hơn vì học sinh đã biết hết. Thực tế, việc dạy trước sẽ tạo cho trẻ tâm lý chủ quan, không muốn học và mất tập trung khi lên lớp.
“Nếu dạy trước kiến thức, trẻ sẽ nghĩ là ‘à cái này mình biết rồi nên khi đến lớp mình không cần học nữa’. Suy nghĩ này sẽ rất nguy hiểm vì khiến các con chây ỳ, lười học và không muốn cố gắng. Chưa kể, việc này ảnh hưởng đến những trẻ không đi học hè. Bạn bè biết trước kiến thức nhưng các con chưa biết, các con sẽ bị áp lực vì cảm thấy bản thân không giỏi bằng các bạn”, cô Thảo nói thêm.
Cùng mối lo, hiệu trưởng một trường tiểu học ở Hà Nội nhận định hiện nay, nhiều lớp, trung tâm dạy tiền tiểu học mở tràn lan mà không đảm bảo chất lượng giáo viên và chất lượng, nội dung chương trình.
Nhiều nơi cho trẻ học trước chương trình, khiến các em hình thành thói chủ quan, không tập trung khi học chính thức. Vị này cho rằng việc cho con học thêm tiền tiểu học tùy thuộc vào nhu cầu mỗi gia đình, tuy nhiên, việc này là không quá quan trọng bởi khi vào lớp 1, giáo viên sẽ dạy chương trình từ đầu, vẫn phải cầm tay nắn từng chữ.
Thực tế, nhiều trẻ không học tiền tiểu học nhưng đến khi học cùng nhau, chỉ khoảng một thời gian ngắn, con theo kịp, thậm chí ngang hoặc hơn các bạn học trước.
“Phụ huynh không cần quá áp lực cho các con vì lên lớp 1, các con vẫn sẽ có 2 tuần đầu để làm quen. Thay vào đó, phụ huynh nên chuẩn bị tâm thế cho các con một cách vui vẻ, thoải mái, khơi gợi cho con niềm yêu thích với việc học”, vị hiệu trưởng nói và cho biết chương trình lớp 1 hiện tại phù hợp với học sinh, không quá sức với các con để phải học trước.
Bàn thêm về việc học thêm hè, cô Thảo nói rằng cha mẹ vẫn có thể cho con đi học, tùy vào nhu cầu của từng gia đình và sở thích học tập của trẻ. Tuy nhiên, việc học hè không nên diễn ra quá sớm và càng không nên học ngay khi mới nghỉ hè. Trẻ vẫn cần 1-2 tháng nghỉ ngơi, vui chơi sau 9 tháng học ở trường.
Ngoài ra, khi đăng ký học thêm cho con, cha mẹ chỉ nên tìm những lớp học mang tính chất hệ thống, ôn lại kiến thức đã học ở lớp cũ, không nên học trước kiến thức ở lớp mới. Lịch học hè cũng không nên quá dày đặc, một tuần chỉ nên giới hạn trong khoảng 3-4 buổi, mỗi buổi tối đa 2 giờ.
“Mùa hè là mùa để trẻ nghỉ ngơi, không phải mùa chạy đua với thành tích học tập. Cha mẹ có thể cho con học vài buổi để tránh quên kiến thức, nhưng điều cốt yếu vẫn là tạo cho con không gian học thoải mái, không áp lực, nặng nề”, cô Thảo nhấn mạnh.
Theo Zing
-
Giáo dục2 giờ trướcTổ chức dạy thêm ở nhà cho học sinh lớp 1, nữ giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú (TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh) bị đề xuất kỷ luật khiển trách.
-
Giáo dục4 giờ trướcGiả mạo danh tính người khác để vào đại học, một sinh viên năm thứ ba ngành Y học cổ truyền của Đại học Y Tân Cương bị buộc thôi học.
-
Giáo dục7 giờ trướcVới tư cách là người đứng đầu ngành giáo dục TP.HCM, ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM khẳng định "vẫn kiên định, kiên trì tham mưu UBND TP.HCM tiếp tục thi vào lớp 10 bằng tiếng Anh cho đến khi Bộ GD&ĐT cho phép thành phố tự quyết định".
-
Giáo dục7 giờ trướcTheo các chuyên gia điểm học bạ không thực chất, ảo nhiều, theo thời gian học sinh viên không theo kịp chương trình, rơi rụng…khiến các đại học thất thu, nên đã dần "quay lưng" với xét tuyển học bạ.
-
Giáo dục18 giờ trướcGiáo viên bị kết luận sai phạm khi thuê người khác thay mình đứng lớp đã có những chia sẻ về vụ việc với phóng viên Báo Người Lao Động
-
Giáo dục1 ngày trướcDo sai phạm trong quản lý tài chính và cho giáo viên thuê người dạy thay, hiệu trưởng và giáo viên Trường Tiểu học và THCS Ia Mơ Nông bị UBND huyện Chư Păh (Gia Lai) yêu cầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
-
Giáo dục1 ngày trướcCác trường công lập hằng năm không có thưởng Tết mà thường có khoản tiết kiệm chi tiêu từ ngân sách chia ra nhằm động viên thầy cô. Với trường khó khăn, ít học sinh, dịp Tết đến, thầy cô chỉ nhận được cân giò, chai dầu ăn làm quà.
-
Giáo dục1 ngày trướcThiên tài Vật lý Dương Dục gây chấn động giới khoa học khi vừa công bố nghiên cứu thành công qubit cơ học đầu tiên thế giới, mở ra khả năng lưu trữ, thao tác và ứng dụng thông tin lượng tử.
-
Giáo dục1 ngày trướcChuyên gia cho biết, có trường đại học chỉ xét kết quả học tập của học sinh ở lớp 10, 11 và học kỳ 1 của lớp 12 nên có câu chuyện học sinh ăn Tết xong vào học kỳ 2 không tập trung học nữa, ảnh hưởng đến tâm lý học tập của những học sinh khác.
-
Giáo dục1 ngày trướcSau bài phản ánh bất cập môn thi tự chọn trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đăng trên báo Tiền Phong số ra ngày 9/12, nhiều giáo viên đề xuất nên tăng thời gian làm bài thi các môn tự chọn.
-
Giáo dục1 ngày trướcHai bác sĩ đã bị thu hồi bằng tiến sĩ do gian lận dữ liệu nghiên cứu. Cả hai đều là giáo sư tại Đại học Mansoura, Ai Cập thời điểm bị tước bằng.
-
Giáo dục1 ngày trướcSáng 9/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia TPHCM và các bộ, ngành liên quan về nghiên cứu, đề xuất sắp xếp 2 đại học quốc gia, bảo đảm hiệu quả, phát huy tốt nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo.
-
Giáo dục1 ngày trướcTừ tố cáo của công dân, UBND tỉnh Cà Mau giao Sở Nội vụ tham mưu cho tỉnh kiểm điểm ông Tạ Thanh Vũ – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh này do “thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác”.
-
Giáo dục1 ngày trướcNội dung được nêu trong dự thảo chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho học sinh THCS công lập và tư thục, năm học 2024 - 2025, trình HĐND thành phố, sáng 9/12.