- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Xuất hiện bài văn tả BÀ NỘI của học sinh tiểu học nhưng sao bà này... "lạ lắm": Răng có những 3 màu, câu đầu đọc xong mới choáng
Bà nội "nhà người ta" trong bài văn cũng có làn da nhăn nheo vì tuổi tác nhưng bà rất hiện đại, thậm chí có phần hơi... quá tay.
- Bài văn tả về hàng xóm chân thật đến từng chi tiết: Trên đầu chỉ có 10 - 15 cái tóc, đọc đến câu cuối mà sốc luôn
- Bài văn Tiểu học tả CON CHIM có tận 4 chân, chuồng thì bẩn, đọc đến câu cuối mà phụ huynh muốn "độn thổ" vì xấu hổ
- Học sinh tiểu học làm bài văn "Tả bạn Minh Hằng", chỉ vỏn vẹn 6 dòng mà GÂY SỐT trên mọi mặt trận: Bạn đọc được chắc 3 ngày chưa hết khoái chí
Những thế hệ 8x, 9x hẳn vẫn thuộc nằm lòng những bài văn tả ông bà hầu như... chục bài như một với mái tóc bạc trắng, khuôn mặt hiền từ như ông/bà tiên, miệng móm mém nhai trầu. Tuy nhiên ở thời đại 4.0, hình tượng ông bà kiểu mới cũng dần xuất hiện trong những bài làm văn của học sinh tiểu học.
Bằng cái nhìn chân thật, ngây thơ, ông bà trong đôi mắt các em hiện đại hơn, thậm chí "chịu chơi" hơn. Hiện nay, hình ảnh những người phụ nữ trên 50 ăn mặc sành điệu đã không còn xa lạ nữa; nhiều người đã lên chức bà nhưng rất trẻ trung. Vậy nên không có gì ngạc nhiên khi thỉnh thoảng chúng ta bắt gặp những người bà được miêu tả chẳng khác gì thiếu nữ.
Chẳng hạn mới đây, trên mạng xã hội có một bài văn của học sinh tiểu học kể về bà nội của mình. Không chỉ gây choáng vì cách dùng từ ngô nghê như "nuôi" bà nội, em học sinh này còn thật thà kể đủ "tật xấu" của bà. Cũng may câu chốt đã kịp vớt vát tình cảm bà cháu cho bà đỡ hụt hẫng.
Học sinh này viết: "Nhà em có nuôi một bà nội suốt ngày ngồi lướt facebook. Ngày nào bà cũng điện thoại nói chuyện với cô tận 3 tiếng, có hôm mải buôn quá không tắt bếp nên cháy cả nồi. Da của bà nhăn nheo. Răng bà trắng, vàng hoặc đen. Bà cũng thỉnh thoảng dạy em học bài. Em rất yêu quý bà em".
Ngày nào bà cũng điện thoại nói chuyện với cô tận 3 tiếng, có hôm mải buôn quá không tắt bếp nên cháy cả nồi.
Trước đó, một bài văn của bé lớp 2 tên Khánh Linh được chia sẻ trên diễn đàn với lời tựa "Các bạn có suy nghĩ gì về bài văn tả bà thời nay của học sinh" thu hút sự chú ý của đông đảo thành viên. Ngoài nét chữ đẹp như in, sạch sẽ nắn nót, nội dung bài văn càng khiến nhiều người yêu thích bởi tả bà nội nhưng vô cùng trẻ trung và khỏe khoắn.
"Trong gia đình em, người em yêu và kính trọng nhất là bà nội em. Bà em tên là Thu năm nay bà em 56 tuổi. Tuy bà em đã nhiều tuổi nhưng da bà vẫn trắng mịn. Mái tóc của bà vẫn đen và mượt bóng. Bà rất thích đi bộ và ăn cá kho... Mỗi tối đi học về, bà thường nấu những món ăn rất ngon, tắm rửa cho em đi chơi. Buổi tối, bà còn vỗ lưng cho em dễ ngủ. Để bà vui và hạnh phúc em thường bóp vai đấm lưng, học giỏi và vâng lời bà".
Trong bài, hình ảnh bà da nhăn nheo, tóc lấm tấm bạc như... văn mẫu đã được thay thế bằng một người bà với mái tóc đen mượt bóng và làn da trắng mịn.
Trên thực tế, văn chính là đời, là những gì diễn ra trong cuộc sống thường ngày. Vì vậy, việc học sinh bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình là điều rất đáng khuyến khích. Hiện nay, cách dạy và học dần chuyển sang hướng phát huy năng lực học sinh, hạn chế sự thụ động làm theo văn mẫu.
Văn mẫu chỉ như một công cụ, một phương tiện giúp học sinh luyện kĩ năng. Sản phẩm học tập của học sinh thu được sau khi có kĩ năng là sự sáng tạo cá nhân, không phải là sự dập khuôn, bắt chước y như nguyên mẫu. Một bài văn hay vì thế phải là sự kết hợp kể, tả chân thật và lồng cảm xúc thực của các em vào đó chứ không phải chép các bài văn mẫu để chạy theo điểm số.
Mỗi học sinh là một cá thể, có sự sáng tạo, cảm xúc và khả năng riêng, và giáo viên cần tôn trọng sự sáng tạo, tính cá thể đó trên cơ sở đáp ứng được mục tiêu phát triển năng lực của người học
Theo Nhịp Sống Việt
-
Giáo dục8 giờ trướcGiáo viên bị hiệu trưởng kỷ luật buộc thôi việc. Sau đó, quyết định kỷ luật bị thu hồi nhưng đến nay chưa được phân công trở lại làm việc.
-
Giáo dục11 giờ trướcBộ GD&ĐT cấm dạy thêm hoàn toàn các môn văn hóa đối với học sinh tiểu học, giáo viên tâm tư vì giảm thu nhập, lo chất lượng học sinh yếu kém. Trong khi đó, nhà trường yêu cầu giáo viên viết đơn cam kết, không vi phạm quy định dạy thêm.
-
Giáo dục18 giờ trướcQuy định cấm dạy thêm cho học sinh tiểu học, trừ bồi dưỡng về nghệ thuật, thể thao... tại Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT khiến không ít giáo viên có lớp rèn chữ đẹp, dạy kỹ năng tiền tiểu học lo lắng. Vậy hoạt động này có vi phạm quy định không?
-
Giáo dục1 ngày trướcDo vướng phải khó khăn, sau 15 năm hoạt động, Trường Quốc tế Sài Gòn Pearl (TPHCM) sẽ đóng cửa khi kết thúc năm học 2024-2025 này.
-
Giáo dục1 ngày trướcThông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm không nhắc đến theo hình thức nào. Do đó, dù dạy trực tiếp hay online vẫn được xem là dạy thêm.
-
Giáo dục1 ngày trướcThông tư 29/2024 có hiệu lực từ ngày 14/2 siết chặt những quy định với hoạt động dạy thêm của giáo viên trong và ngoài nhà trường.
-
Giáo dục2 ngày trướcThí sinh có IELTS 6.0 trở lên chỉ được cộng điểm ưu tiên khi xét tuyển vào chương trình tiên tiến ngành Kiến trúc của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
-
Giáo dục2 ngày trướcNgành Marketing có sức hút vô cùng lớn với giới trẻ nhờ mức thu nhập cao và môi trường làm việc năng động.
-
Giáo dục2 ngày trướcKhông chỉ siết chặt quy định về dạy thêm học thêm, các cơ quan ban ngành còn ban hành nhiều văn bản đưa ra mức phạt với những sai phạm liên quan đến vấn đề này.
-
Giáo dục2 ngày trướcTừ 14/2, Thông tư 29/2024 do Bộ GD&ĐT ban hành chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới liên quan đến hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.
-
Giáo dục3 ngày trước"Dừng học thêm, các em sẽ hụt hẫng, hoang mang, nhưng đây chính là cơ hội để các em tìm lại sức mạnh nội tại - tinh thần tự học".
-
Giáo dục3 ngày trướcNhiều người có thể được giáo viên nhờ đứng tên đăng ký hộ kinh doanh để tổ chức dạy thêm khi Thông tư 29/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ra đời
-
Giáo dục3 ngày trướcNhững quy định mới trong Thông tư 29/2024 do Bộ GD&ĐT ban hành nhận về sự quan tâm lớn từ dư luận.
-
Giáo dục3 ngày trướcSau khi tiến hành kiểm tra, nhà trường xác định ấu trùng đến từ táo xanh. Sự việc xảy ra ở một trường quốc tế tại TP HCM.