Teen Việt & những căn bệnh xấu xí: Khi học trò thiếu ý thức tự giác

Ở sân bay quốc tế, một sinh viên mang quốc tịch Việt Nam đã rất ngang nhiên, vừa đi vừa ăn lạc và vứt vỏ trên khắp đường đi. Đáng buồn hơn nữa, một bạn trẻ nước ngoài đã nhặt tất cả những thứ bạn trẻ Việt Nam đó ném bừa bãi và cho vào đúng nơi quy định...

Ở sân bay quốc tế, một sinh viên mang quốc tịch Việt Nam đã rất ngang nhiên, vừa đi vừa ăn lạc và vứt vỏ trên khắp đường đi. Đáng buồn hơn nữa, một bạn trẻ nước ngoài đã nhặt tất cả những thứ bạn trẻ Việt Nam đó ném bừa bãi và cho vào đúng nơi quy định...

Biết nhưng vẫn vi phạm...
 
Câu chuyện này đã được nhiều bài báo nói đến và nó là điều vô cùng xấu hổ đối với bạn trẻ Việt. Ở một nơi văn minh được nhiều bạn bè thế giới "trông vào" như thế teen Việt còn thiếu ý thức tự giác và xả rác bừa bãi thì nói gì đến những nơi khác?

Rất nhiều học sinh thiếu thức tự giác trong việc chấp hành luật giao thông (ảnh minh họa).

Hầu hết các trường học bây giờ đều được xây dựng khá khang trang hiện đại nhưng dù yêu trường đến đâu nhiều học sinh vẫn quen với việc vô tư xả rác khắp nơi. Từ sân trường đến hành lang lớp học và nhất là trong… ngăn bàn. Giải thích cho việc làm rõ ràng là thiếu văn minh này, thì câu nói hàng đầu sẽ là: "Tiện đâu thì bỏ đó", cũng đâu có nhiều nhặn gì, chỉ là vài cái vỏ kẹo, vỏ bim bim, ít hạt dưa… Hơn nữa, mình đóng tiền vệ sinh để làm gì cơ chứ?”…

Khăng khăng với những suy nghĩ đó, các học sinh này chưa từng một lần thấy ngần ngại khi buông rác dọc lối đi, hay để lại “chiến lợi phẩm” ngay ở chỗ ngồi của mình. Vậy nên rác cũng được nhiều teen "phân phối tự nhiên" khắp nơi, từ nơi công cộng cho tới những nơi trang nghiêm như đền chùa, nhà thờ... Dù các bạn trẻ đó biết vứt rác bừa bãi ảnh hưởng đến môi trường nhưng họ vẫn cứ làm.

Không chỉ xả rác bừa bãi, căn bệnh thiếu ý thức tự giác còn thể hiện ngay ở việc không chấp hành luật giao thông. Ở bất kì trường học nào, từ thành thị đến nông thôn chúng ta dễ dàng bắt gặp cảnh  học sinh phóng nhanh, vượt ẩu, đi bộ và băng qua đường không đúng qui định, chạy xe đạp dàn hàng hai, ba, thậm chí là năm, sáu trên đường gây cản trở giao thông… Một số học sinh chưa đủ tuổi nhưng vẫn điều khiển xe trên 50 phân khối đến trường. Nhiều trường hợp không đội mũ bảo hiểm và vượt đèn đỏ khi đi qua các nút giao thông có đèn tín hiệu…

Tự làm xấu bản thân

Bắt đầu từ một chút lười, một chút ngại đến hình thành thói quen xấu, vô tình nhiều bạn trẻ  đã biến mình thành những “kẻ phá hoại”. Một bạn, rồi nhiều bạn theo nhau “lười”, và bộ mặt trường lớp, nơi công cộng cũng từ đó không thể nào ngăn nắp, sạch sẽ được.

Điều đáng buồn hơn thiếu ý thức tự giác trở thành một căn bệnh khó chữa. Số bạn ý thức cao về giữ gìn vệ sinh trường lớp, chấp hành nghiêm luật giao thông  bỗng chốc thành “thiểu số”! Một điều thật trái khoáy nhưng có thật là học sinh mẫu mực trong chuyện vứt rác đúng nơi quy định hay tuân thủ luật giao thông rất hay bị bạn bè gọi là “hâm” “hấp”...

"Biệt danh hấp ra đời chỉ vì nhiều khi chúng mình kiên quyết nhặt rác cho vào thùng, dù là mẩu giấy nhỏ. Khi thấy bạn bè vứt rác bừa bãi, chúng mình cũng thẳng thắn lên tiếng có lẽ vì thế các bạn ấy khó chịu ra mặt. Có bạn còn độc miệng bảo mình cứ làm ra vẻ này nọ, học sinh gì mà nhưng ông cụ" - Nhật Hoàng, một học sinh gương mẫu của trường THPT Việt Đức (Hà Nội) chia sẻ.
 
Nhật Hoàng cũng cho rằng, xả rác bừa bãi ở trường lớp chính là học sinh tự làm xấu bộ mặt trường mình, cũng là làm “mất giá” thương hiệu trên đồng phục của bạn. Nếu bạn không trấn chỉnh ngay, có ý thực tự giác trong bảo vệ môi trường và tuân thủ luật giao thông bạn sẽ trở thành người xấu trong mắt mọi người.

Cũng vì thiếu ý thức tự giác trong chấp hành luật giao thông mà Chiến Thắng, học sinh trường THPT Nhân Chính (Hà Nội) phải trả giá đắt khi mất đi đôi chân. Khi tương lai trở nên mù mịt, cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào chiếc xe lăn thắng mới hối hận. "Giá như mình có ý thức một chút thì đã không xảy ra sự việc này. Bây giờ mình ân hận thì đã quá muộn..." - Thắng nói.


Theo Tuổi trẻ thủ đô


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.