- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thanh niên nhớ quay quắt vị cơm tấm, bún bò khi bỏ phố, tiết lộ 3 điều phải lường trước nếu chọn sống ở quê
Hiện tại anh chàng đã có hơn 3 năm kinh nghiệm trên hành trình bỏ phố về quê.
Mảnh vườn xanh tốt, căn nhà nhỏ nhìn ra đồng lúa, cây hoa hồng rực rỡ, chú mèo lười nằm sưởi nắng,... là những khung cảnh quen thuộc trong các clip của Lộc nông thôn - kênh video về cuộc sống làng quê có hơn 141k người theo dõi. Chủ nhân và cũng là nhân vật chính của kênh là Tô Văn Lộc, đang sinh sống ở Thái Bình. Hiện tại anh chàng đã có hơn 3 năm kinh nghiệm trên hành trình bỏ phố về quê.
Tô Văn Lộc
Khu vườn nhỏ nhìn từ trên cao
Cầm 20 triệu về quê và những cú sốc đầu tiên
Trước khi về quê, Lộc là ông chủ nhỏ của một gian hàng kinh doanh thời trang và đồ thủ công tại một TTTM ở quận 1 (TP.HCM). Quê ở Thái Bình nhưng sinh ra và lớn lên ở TP.HCM nên cuộc sống của Lộc hoàn toàn không liên quan tới nông thôn. Có điều ước mơ có khu vườn của riêng mình vẫn luôn thường trực trong lòng anh chàng.
Giống như nhiều người trẻ khác, Lộc nghĩ về chuyện rời thành phố về quê với rất nhiều đắn đo, cân nhắc. Trong những ngày đó, có một khoảnh khắc thoáng qua nhưng đủ sức khiến anh chàng dứt khoát đưa ra quyết định cuối cùng.
“Mặc dù cuộc sống của mình khi đó không khổ sở gì nhưng rất bận. Mình làm việc từ 10h sáng tới 10h tối mỗi ngày, kể cả lễ và trong một không gian mà không biết ngoài trời đang mưa hay nắng. Ngày nào mình cũng tự hỏi bản thân có hạnh phúc không, đích đến của mình là gì. Thời điểm đó cũng là dịch bệnh, công việc kinh doanh khó khăn hơn nên mình cảm thấy đây là lúc nên khép lại hành trình ở thành phố và bước sang một con đường mới”.
Lộc dành hẳn 9 tháng để “lấy đà” trước khi về quê. Phần lớn thời gian đó được dùng để làm những điều mà anh chàng nghĩ là không còn làm được khi ở quê như chuyển nhà đến một quận trung tâm để sống trong không khí náo nhiệt, đi công viên và các địa điểm chưa từng đến, mặc áo dài đi chợ hoa Bến Bình Đông,...
Ngoài chuẩn bị tinh thần, Lộc cũng quan tâm đến vấn đề tài chính khi về quê. Số tiền mà anh chàng có là hơn 20 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu ở quê là quãng thời gian vui và thú vị nhất với Lộc vì anh chàng được tiếp cận với môi trường, cuộc sống và văn hóa mới. Thậm chí Lộc còn nghĩ vui thế này thì ai về quê cũng sống được. Nhưng bây giờ nhìn lại, anh chàng thấy mình thời gian đó giống một du khách hơn.
Clip thu hoạch rau ngó xuân trong vườn để làm gỏi của Lộc
Được khoảng 1 năm ở quê, Lộc cảm nhận thêm những khó khăn hơn vì không còn là du khách nữa, phải trở thành một người dân quê chính hiệu. “Mình không thể chọn một hành trình tạm bợ nên phải xây dựng nếp sống giống như mọi người ở đây” - Lộc giải thích.
Nhưng trước những khó khăn này, anh chàng không thấy ngợp mà xem đó như là trải nghiệm: “Mình sẽ nhớ mãi cơn bão đầu tiên làm văng nguyên mái nhà ra cánh đồng; sẽ xem lại những bức hình mùa đông lạnh tê tái, da mặt và môi nứt nẻ máu; sẽ không bao giờ quên cú trượt ngã ê mông của mùa nồm khi sàn nhà ướt nhẹp, độ ẩm đặc quánh cháy cả CPU máy tính… Rất nhiều thứ đầu tiên mà mình cho rằng sợ hãi, trải qua lần thứ 2 - 3 sẽ là bình thường”.
Theo Lộc, có 3 điều ở quê mà ai ở thành phố về cũng phải canh chừng.
Thứ nhất là muỗi và côn trùng. "Mình sẽ không bao giờ tưởng tượng được câu hát 'muỗi kêu mà như sáo thổi' nếu không ở quê ngày xuân hoa xoan nở. Đến đầu mùa hè thì ruồi và nhặng vo ve. Nhà mình ở cạnh cánh đồng nên vào mùa là bướm đậu kín cả bóng đèn, đôi khi có vài bạn rắn ghé thăm nhà. Nhưng ruồi và muỗi cũng chỉ có một vòng đời tính bằng ngày, mình cứ thi gan với nhau, ai 'sống lâu' hơn thì người đó thắng" - anh chàng hài hước kể.
Căn nhà nhìn ra ruộng lúa
Góc bếp với view đồng lúa xịn xò của Lộc
Thứ hai là thời gian trôi nhanh. "Đừng nghĩ ở quê là nhịp sống chậm, mà ngược lại thời gian trôi qua rất nhanh vì nhiều công việc không tên, chỉ cần dậy muộn là đã hết một ngày. Nhưng bù lại nếp sống cực kỳ ổn định và tốt cho sức khỏe" - Lộc lý giải.
Cuối cùng là làm nông nghiệp không hề dễ. Nếu ví nông nghiệp là một trường đại học thì ai cũng phải dành đủ cả 4 mùa để quan sát và trải nghiệm. Hiện tại Lộc đã ở quê được 3 năm, thêm 1 năm nữa là được “tốt nghiệp”.
Từ một thanh niên không biết gì về nông thôn, bây giờ Lộc biết trồng rau, trồng khoai tây, gánh lúa, cào nghêu,...
Lộc và mẹ
Thèm cơm tấm, bún bò,... và vẫn bận bịu kiếm tiền nhưng không hối hận
Đột ngột về quê, lại còn từ miền Nam ngược ra Bắc, Lộc không tránh khỏi những khoảnh khắc lưu luyến thành phố, nhớ đồ ăn hay những thứ tiện nghi, náo nhiệt. Anh chàng tâm sự:
“Hai miền khác nhau nên hương vị đồ ăn cũng khác nhau khá xa, đôi lúc mình nhớ bún bò, hủ tiếu, bánh canh, cơm tấm sườn bì chả… quay quắt. Mình có tự làm nhưng cứ thấy không ngon bằng mà lại còn mắc nữa.
Nhiều khi mình lại nhớ cái náo nhiệt của thành thị, thèm cảm giác nếu mà buồn quá thì đi xem phim, ngồi giữa cái rạp trăm ghế coi phim ma rồi la làng lên. Ở quê mình muốn đi xem phim là phải lên thành phố cách hơn 20km, có khi đi giữa đường đã hết muốn xem nữa rồi”.
Thỉnh thoảng Lộc cũng nấu đồ ăn miền Nam cho đỡ nhớ
Với Lộc, về quê không đồng nghĩa với thảnh thơi, thậm chí cũng bận rộn không kém lúc còn ở thành phố vì phải làm video và chia sẻ lên các nền tảng MXH để kiếm tiền sống tiếp.
“Bạn bè hay hỏi mình cuộc sống ở quê có vui, êm đềm như trên video không, mình xin thú nhận là sẽ vui và thú vị như vậy nếu không phải làm video. Thực sự khung cảnh, cuộc sống, ẩm thực và mùa vụ đều là những gì chân thật nhất. Nhưng khi thực hiện một video, mình phải chuẩn bị cho nó chỉn chu và sạch sẽ hơn nên cũng tốn nhiều thời gian, sức lực và cảm thấy mệt hơn.
Có những video vài phút nhưng phải dành vài tháng, thậm chí cả năm trời để quay như một đời cây lúa, ấp trứng ngan trứng gà, khu vườn 12 tháng,… Ban đầu mình không biết nên tự lên lịch ra video khá dày, bản thân làm việc với cường độ cao, sau này mới cân bằng và tiết chế lại để video có chiều sâu và nhiều ấn tượng với người xem”.
Rau củ trong vườn nhà giúp Lộc duy trì lối sống tự cung tự cấp
Bên cạnh đó, “Làm gì để sống khi về quê?” cũng là câu hỏi Lộc thường xuyên bắt gặp. Anh chàng cho biết mọi người hay nghĩ sẽ kiếm được nhiều tiền do các nền tảng MXH chi trả. Bản thân Lộc cũng từng rất tự tin rằng mình có thể kiếm được tiền từ MXH nhưng ngay trong năm đầu tiên, “mộng tưởng” này bị phá sản.
Thực tế, nếu tính đúng và đủ thì nguồn thu này còn không đủ cho tiền nguyên liệu cũng như công sức làm video, chưa tính đến việc nuôi sống bản thân. Vì vậy Lộc kiếm thêm thu nhập nhờ công việc viết lách tự do và áp dụng kinh nghiệm kinh doanh đã có trước đây để thương mại hóa nông sản ở quê.
Về lời khuyên dành cho những bạn trẻ cũng muốn rời thành phố, Lộc chia sẻ: “Mình hoàn toàn không biết về quê sẽ đối mặt với nắng nôi đen đúa, muỗi đốt nổi ghẻ, giông bão gió giật đùng đùng,... Nhưng nếu được quay lại và lựa chọn, mình vẫn chọn rời thành phố.
Dù bạn lựa chọn thế nào thì chung quy lại vẫn là vì bản thân, không vì ai cả nên muốn biết có đáng không, có làm nổi hay không chỉ có cách duy nhất là bước chân vào. Sống ở thành thị hay nông thôn cũng không hề quan trọng, quan trọng nhất là ở đâu thì cũng phải sống một đời rực rỡ nhất. Với mình, rời thành phố trở về quê có nhiều khó khăn hơn mình tưởng, nhưng đó là điều tốt đẹp nhất mà mình từng làm cho bản thân”.
Những bữa ăn với rau củ trong vườn
Theo Trí thức trẻ
-
Giới trẻ11/11/2024Từ nhỏ, Nghĩa đã thích làm con gái, quấn khăn thành váy. Tuy nhiên, cha Nghĩa buồn lòng, không thích con trai làm như vậy.
-
Giới trẻ23/10/2024Chỉ từ 5-10 nghìn đồng là có thể mua được một chiếc túi mù. Vì vậy người mua thường chọn cả combo hàng chục, thậm chí hàng trăm túi để xé túi mù cho “đã cái nư”.
-
Giới trẻ23/10/2024Thừa nhận bản thân không phải “mọt sách”, không quá đam mê đọc sách nhưng chàng trai Hưng Yên vẫn khát khao lan tỏa văn hóa đọc đến đông đảo mọi người.
-
Giới trẻ28/09/2024Nạn quay lén ở nhà nghỉ bị blogger nổi tiếng "bóc phốt" làm tăng nỗi ám ảnh của giới trẻ Trung Quốc, nhiều người thậm chí còn chọn cách cắm trại khi đi du lịch.
-
Giới trẻ18/09/2024Trong đêm chính hội Trung thu, khu phố lồng đèn lớn nhất TPHCM thu hút hàng nghìn bạn trẻ tìm đến vui chơi, chụp ảnh cùng những chiếc đèn lồng đẹp mắt.
-
Giới trẻ17/09/2024Yến Tatoo lên tiếng xin lỗi vì đã "fake màn hình" số tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt khiến mọi người hiểu nhầm con số lên tới hàng trăm triệu đồng.
-
Giới trẻ23/08/2024Gần 20 năm làm mẹ đơn thân, đối diện bệnh 'lạ' mãi không dứt, Thúy Hiền nói lúc này chỉ mong được sống bình yên bên 2 con, không còn khao khát tìm kiếm tình yêu.
-
Giới trẻ22/08/2024Quanh năm chân lấm tay bùn, chị Thanh và chị Thu bỗng nhiên trở thành nhân vật trải nghiệm chính trên kênh TikTok triệu view. Kênh TikTok của các chị vừa giúp lan tỏa văn hóa, ẩm thực miền Tây, vừa mang lại thu nhập chân chính.
-
Giới trẻ21/08/2024Sau khi biết điểm chuẩn trúng tuyển Đại học năm 2024, nhiều bạn tân sinh viên từ các tỉnh, thành khẩn trương đi tìm nhà trọ tại Hà Nội. Có bạn lựa chọn ở khu ký túc xá của trường, cũng có bạn được bố mẹ mua luôn một căn nhà để đỡ phải đi thuê trọ.
-
Giới trẻ21/08/2024Ánh Viên gây chú ý với nhan sắc thăng hạng, thử sức với vai trò mẫu ảnh sau khi giải nghệ.
-
Giới trẻ21/08/2024Mới đây, nữ diễn viên xinh đẹp chia sẻ hành trình nén đau, thực hiện một việc quan trọng ở tuổi 29.
-
Giới trẻ21/08/2024Pickleball là môn thể thao được nhiều bạn trẻ yêu thích thời gian gần đây. Tuy nhiên, liên quan đến chuyện trang phục chơi Pickleball, mạng xã hội có nhiều ý kiến trái chiều.
-
Giới trẻ21/08/2024Từ thanh niên đánh giày trở thành thợ sửa đồng hồ tiền tỷ, Trường Omega còn truyền nghề cho hàng trăm thanh niên có việc làm ổn định.
-
Giới trẻ20/08/2024Pickleball được ra đời trong một ngày cuối tuần khi nghị sĩ Joel Pritchard trở về nhà và thấy cả gia đình không có việc gì để làm.