Vừa gặp khó khăn tứ bề vì lãisuất cao, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng khó cạnh tranh tiếp cận nguồn tíndụng ưu đãi.

Ông Đào Ngọc Thắng, phó tổng giámđốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), cho biết điều kiện để được VDB bảo lãnhlà phải có phương án sản xuất hiệu quả, báo cáo kiểm toán rõ ràng nhưng phần lớncác doanh nghiệp (DN) này khó đảm bảo điều kiện về kiểm tra, kiểm soát, nhiềuđơn vị không có báo cáo kiểm toán. Do vậy dù tìm đến quỹ bảo lãnh tín dụng củaVDB nhiều DN vẫn không đủ điều kiện được bảo lãnh.

Khó vay vốn bảo lãnh

Tính từ tháng 3-2009 đến 3-2010có 1.589 phương án và dự án được VDB cấp chứng thư bảo lãnh với tổng số vốn12.770 tỉ đồng. Riêng từ đầu năm 2010 đến nay có 116 phương án kinh doanh đượcVDB chấp thuận bảo lãnh.

Tuy nhiên, dù được VDB chấp thuận bảo lãnh các DN cũngkhông vay được vốn do ngân hàng thương mại thắt chặt tín dụng cuối năm 2009.Trong số 1.589 phương án và dự án được VDB cấp chứng thư bảo lãnh, ngân hàngthương mại chỉ thụ lý 1.202 khoản vay với tổng số vốn đã giải ngân 8.042 tỉ đồng,bằng 63% so với nhu cầu.

Từ đầu năm 2009 ngân hàng gặp khókhăn trong huy động vốn, do vậy các DN nhỏ và vừa không đủ điều kiện về tài sảnthế chấp càng khó vay vốn. Trong 116 phương án vay được VDB cấp chứng thư bảolãnh từ đầu năm 2010 chỉ có 90 trường hợp được các NH thương mại xét cho vay,trong đó bao gồm cả phương án từ cuối năm 2009 chưa được xét duyệt, số tiền giảingân là 700 tỉ đồng.

Ngoài chương trình bảo lãnh tíndụng VDB có chương trình tài trợ tín dụng xuất khẩu với lãi suất 9,6%/năm, điềukiện là DN có hợp đồng hoặc phương án xuất khẩu nằm trong danh sách các ngànhhàng được Chính phủ ưu tiên và có tài sản thế chấp tối thiểu 15% vốn vay. Nhưngđại diện VDB thừa nhận nguồn vốn này rất hạn chế do vậy khó đến tay DN vừa vànhỏ.

Gỡ khó cho doanh nghiệp

Sản xuất dây cáp điện tại Công ty cổ phần địa ốc - cáp điện Thịnh Phát (TP.HCM) (Ảnh: T.V.N.)

VDB chủ yếu xét cho vay tài trợ xuất khẩu vớicác DN thủy sản, gỗ, cà phê... có kim ngạch xuấtkhẩu lớn. Tuy nhiên, ngay cả DN được xét duyệtcho vay này cũng chỉ được giải ngân khoảng 50%so với nhu cầu vì nguồn vốn có hạn. Ông Thắngcho biết chính VDB cũng gặp khó khăn về nguồnvốn do không cạnh tranh huy động với các ngânhàng thương mại. Từ đó ngân hàng cũng phải tínhtoán định liệu cho vay với các DN lớn, phương ánsản xuất kinh doanh chắc chắn.

Hợp tác tìm vốn rẻ

Trong bối cảnh các DN, đặc biệtlà DN vừa và nhỏ, đang “khát vốn” vì khó tiếp cận vốn ngân hàng thì nguồn vốnđến từ dự án tài trợ các DN vừa và nhỏ (SMEFP) được quan tâm hơn bao giờ hết.

Ông Trần Hoài Nam - phó tổng giámđốc Ngân hàng Quốc Tế (VIB) - cho biết theo quy định, dự án đặc biệt xem xét cáckhoản đầu tư trung - dài hạn để đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiếtbị thuộc các ngành nghề như sản xuất, khai khoáng, nông lâm ngư nghiệp, xây dựng,cơ khí, phân phối, kho bãi, bán buôn, bán lẻ, kinh doanh xuất nhập khẩu, vận tải,in ấn và xuất bản, công trình công cộng và hạ tầng cơ sở...

Ngân hàng sẽ dành nguồn vốn nàycho vay với khách hàng là DN vừa và nhỏ với thời hạn và lãi suất hợp lý, hỗ trợcác DN đầu tư phát triển sản xuất. Điều kiện là DN phải đáp ứng được 1 hoặc 2tiêu chí về tổng nguồn vốn hoặc số lượng lao động bình quân. Cụ thể DN thuộcngành nông lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng có vốn điều lệ dưới 100 tỉ đồnghoặc số lượng lao động bình quân dưới 300 người/năm.

Đối với ngành thương mại, dịch vụ,vốn điều lệ dưới 50 tỉ đồng hoặc số lượng lao động bình quân dưới 100 người/năm.Các dự án được cho vay không vượt quá 25 tỉ đồng và DN tham gia ít nhất 15% vốn.

Ông Lý Xuân Hải, tổng giám đốcNgân hàng Á Châu (ACB), cho biết 20.000 tỉ đồng cho khách hàng DN với lãi suấttừ 14%/năm. Trong đó 500 tỉ đồng là tài trợ cho DN vừa và nhỏ. Với gần 80% kháchhàng DN là DN vừa và nhỏ, ông Hải cho biết ngân hàng cũng có các chương trìnhliên kết với nước ngoài để tìm vốn cho vay với DN vừa và nhỏ như dự án hỗ trợ DNvừa và nhỏ thông qua Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản, với tổng cộng 132 dự ánđược duyệt tài trợ trong giai đoạn 1 và 2.

Ngoài ra, ACB còn có các dự ánliên kết với các đối tác nước ngoài để tài trợ vốn cho DN vừa và nhỏ như dự ánSMEDF (liên kết với Cộng đồng châu Âu), SMESC (liên kết với Quỹ tín dụng xanhThụy Sĩ), SMEHG, RDF...

Thực tế, nhiều ngân hàng cổ phầnđang tập trung đầu tư tăng dư nợ cho vay các DN vừa và nhỏ, vì đối tượng này làmăn hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phát triển và khả năng cung cấp nguồn vốn củangân hàng. Tuy nhiên nhiều DN vẫn than khó vay vốn. Nguyên nhân do DN vừa và nhỏthiếu tài sản thế chấp và kém minh bạch, thiếu báo cáo kiểm toán hằng năm... nênkhó được các tổ chức bảo lãnh hoặc bảo lãnh nhưng khó được vay vốn.

Chấp nhận lãi ít

Ông Nguyễn Thái Hùng, giám đốc Công ty may xuất khẩu Tây Đô (Cần Thơ), cho biết do lãi suất quá cao nên DN chủ yếu làm gia công, chấp nhận lãi ít. Nếu nhập nguyên liệu, bán thành phẩm lãi sẽ cao hơn nhưng DN không kham nổi lãi suất. Còn tiếp cận vốn giá rẻ ở ngân hàng, ông Hùng cho biết không cạnh tranh được với những DN lớn do DN nhỏ sử dụng ít dịch vụ, tiền gửi thanh toán ít.

Lãi suất vay hiện nay của DN vẫn dao động từ 15-16%/năm sau khi cộng thêm các chi phí theo phụ lục hợp đồng. Ngành may mặc trước đây thuộc diện được ưu tiên vay vốn xuất khẩu của VDB nhưng vài năm trở lại theo quy định mới không còn tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi này.

Theo A.Hồng - T.Sơn
Gỡ khó cho doanh nghiệp