Vừa qua, chúng tôi đã có bài “Thị trường ôtô VN : Sẽ không có biến độnglớn”. Tại sao lại có nhận định như vậy? Và tại sao lại có sự xuất hiện haivế của lĩnh vực này?
Thực sự cho đến thời điểm hiện nay đã chứng minh hầu như tập đoàn ôtô nào trênthế giới cũng muốn và đa phần trong số đều đã đầu tư vào VN. Và họ đều có nhậnđịnh là thị trường này đang rất phát triển và đang rất có tiềm năng để pháttriển. Đó là tiềm năng gì ? Và chúng ta dang bỏ ngỏ cái gì?
Tiềm năng...
Rất nhiều chuyên gia và các nhà quản lý lẫn doanh nghiệp đều nhận định giốngnhau khoảng mười mấy năm về trước rằng thị trường ôtô VN sẽ rất phát triển, rấttiềm năng. Và thực tế đã chứng minh điều đó khi hàng năm thị trường này đều pháttriển với mức độ trung bình 18 - 30 %, thậm chí cao hơn. Điều đó có đúng haykhông thì cũng thực sự khó xác định (trừ việc nhìn vào số lượng bán ra, đượcVama công bố hàng tháng và việc công bố này dựa trên lắp ráp hay bán hàng thìcũng không rõ lắm).
Nhưng điều đáng chú ý là nếu dựa vào các nhận định trên thìsự phát triển đến mấy chục phần trăm hàng năm chủ yếu dựa vào tổng xe tiêu thụvà những dịch vụ liên quan, chứ ngành công nghiệp này thì vẫn phải tìm giảipháp...
Họ nhận định đúng đấy - một chuyên gia về ôtô, một doanh nghiệp và cũng là mộtngười luôn có sở thích về mua sắm ôtô nhận định - Bao nhiêu năm qua, chúng ta mởrộng, gia tăng, phát triển cơ sở hạ tầng nhưng “tắc đường” lại diễn ra trầmtrọng hơn. Nhiều người cứ đổ lỗi tại ôtô, tại xe máy. Không phải như vậy, mà vìchúng ta làm hạ tầng không kịp với mức tiêu thụ của các loại sản phẩm đó.
Ôngnày nhận định, nếu so sánh tốc độ phát triển theo dạng công bố của việc pháttriển hạ tầng và phát triển thị trường ôtô ta có cảm giác gần gần như nhau, thậmchí là bằng nhau, nghĩa là khoảng mười mấy phần trăm. Con số đẹp.
![]() |
Giá ôtô liên tục tăng, nhưng vẫn luôn bán chạy (Ảnh: DĐDN) |
Gần đây, ngoài số lượng ôtô nhập khẩu về nhiều thì bản thân các liên doanh lắpráp ôtô chủ yếu chú trọng vào việc chăm sóc khách hàng (khác với trước đây). Hầunhư doanh nghiệp nào, liên doanh nào cũng tung ra các chương trình gần kháchhàng hơn, chăm sóc khách hàng tốt hơn, dịch vụ hậu mãi tốt hơn, sửa chữa nhanhhơn. Đó.
Sự phát triển của lĩnh vực ôtô về cơ bản là nằm ở chỗ đó, chỗ bán, tiêuthụ và sửa chữa, hậu mãi. (xin mở ngoặc rằng đây là điều quá cũ ở các thị trườngkhác trên thế giới vì ở các thị trường này họ có sự đồng hành, đồng bộ tronglĩnh vực này, từ sản xuất, tiêu thụ đến dịch vụ, hậu mãi). Chẳng lẽ, sự pháttriển của lĩnh vực ôtô tại VN chỉ dựa vào mức tiêu thụ và dịch vụ hay sao?
Nhưng phụ thuộc
Đến thời điểm hiện nay thì có thể khẳng định được lý do tại sao nhiều doanhnghiệp lại chú trọng quá mức đến các dịch vụ liên quan đến bán hàng và sửa chữanhư vậy. Vì nhu cầu là có thật, có đắt, giá có cao hơn nữa thì vẫn phải mua. Vàkhi đã mua thì chắc chắn phải sử dụng, phải sửa chữa, phải mua đi bán lại, thịtrường luôn nhộn nhịp sôi động. Đó là cái cơ bản để biết đưa ngành này luôn pháttriển. Còn công nghiệp?
Ai hiểu thế nào thì chịu, nhưng nếu so sánh với các nước trong khu vực thì chúngta không thể cạnh tranh với họ. Không những thế, mà ngay trong nước chúng tacũng đang quá phụ thuộc. Nhập khẩu, nhập khẩu và nhập khẩu.
Mà đã nhập khẩu lạigắn với nhu cầu sử dụng quá cao và đang tiếp tục tăng thì không phụ thuộc thìnghĩa là gì? điều đó lại còn gắn với việc hầu hết các sản phẩm có nội địa hoá,được sản xuất tại VN của các liên doanh chủ yếu chỉ để phục vụ trong nước, chứkhông hề xâm nhập được vào thị trường các nước khác. Hay nói một cách khác làkhông hề “hội nhập” một chút nào.
Chủ động và phụ thuộc là hai vế của lĩnh vực ôtô mà hầu hết các ý kiến đềunhận định như vậy tại VN. Chủ động nằm ở chỗ mức tiêu thụ sản lượng, sự pháttriển của các dịch vụ đằng sau việc bán hàng vẫn tiếp tục tăng mạnh từngngày và sẽ vẫn tiếp tục tăng (Điều này chỉ có lợi cho DN và một phần ở ngườitiêu dùng).
Còn phụ thuộc đồng nghĩa với ngành công nghiệp ôtô VN vẫn chưaphát triển, vẫn chỉ lắp ráp. Để lĩnh vực ôtô thực sự phát triển thì hai vếcủa sự phát triển này phải song hành với nhau. Còn thực tế hiện tại thì quáchênh lệch, vế thì phát triển quá mạnh, vế thì gần như thiếu lối ra, chứchưa nói tăng trưởng.
Theo Linh Anh
DĐDN