Quá tức giận về một chú chó được huấn luyện để bắt chước Hitler, chính quyềnphát-xít Đức đã thực hiện một chiến dịch hoành tráng chống lại chủ nhân của conchó này ở Phần Lan.
Theo một tài liệu mới được phát hiện, trong thời kỳ Thế chiến II, Bộ Ngoại giaoở Berlin đã yêu cầu các nhà ngoại giao của mình ở Phần Lan thu gom bằng chứng vềcon chó và chủ nhân của nó.
Tài liệu trên cho hay, con chó tên Jackie là một chú cho lai của Tor Borg, mộtthương gia ở Tampere. Vợ của Borg là Josefine - một công dân Đức có tư tưởngchống phát-xít - đã đặt cho con chó biệt danh Hitler bởi vì cách nó giơ chân lêntrên không, rất giống cách Hitler vẫy chào.
Vào ngày 29/1/1941, Phó lãnh sự Đức Willy Erkelenz ở Helsinki viết rằng "mộtnhân chứng, người không muốn bị nêu tên, nói rằng anh ta đã chứng kiến và nghethấy cách con chó của Borg phản ứng trước mệnh lệnh "Hitler" bằng cách giơ chânlên".
![]() |
Chó Jackie |
Borg, qua đời năm 1959 ở tuổi 60, được yêu cầu tới Đại sứ quán Đức ở Helsinki đểtrả lời về các thói quen chào hỏi bất thường của Jackie. Ông phủ nhận việc gọitên chú chó này bằng tên của nhà độc tài Đức song thừa nhận vợ ông có gọi nó làHitler. Borg đã giạm nhẹ các cáo buộc với lập luận rằng động tác giơ chân lênchỉ xảy ra vài lần trong năm 1933 - ngay sau khi Hitler lên nắm quyền.
Thương gia người Phần Lan này cũng khẳng định với các nhà ngoại giao Đức Quốc xãrằng ông chưa bao giờ làm điều gì "có thể bị xem là lăng mạ Đế chế Đức".
Các nhà ngoại giao ở Helsinki không tin Borg và hồi âm về Berlin rằng "Borgkhông nói sự thật". Các bộ khác nhau có liên quan tới vụ bê bối này - BộNgoại giao, Bộ Kinh tế và thậm chí cả Phủ Thủ tướng của Hitler - đều phải báocáo tỉ mỉ về những gì họ nắm được về chó Jackie.
Bộ Kinh tế thông báo rằng công ty hóa chất Đức IG Farben chuyên bán buôn dượcphẩm cho Borg đã đề nghị trừ khử công ty của thương gia này bằng cách ngưng hợptác với ông. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao nghiên cứu các cách thức đưa Borg ratòa vì xúc phạm Hitlerl; nhưng rút cục, không có nhân chứng nào muốn lặp lại lờibuộc tội của họ trước thẩm phán.
Vào ngày 21/3/1941, Bộ Ngoại giao hỏi Phủ Thủ tướng rằng liệu có nên đưa ra cáccáo buộc chống Borg hay không. 5 ngày sau đó, họ được trả lời rằng "xem xét tìnhhình có thể không được giải quyết triệt để nên không cần đưa ra cáo buộc nữa".
Klaus Hillenbrand, một chuyên gia nghiên cứu về thời kỳ Phát-xít, gọi toàn bộcâu chuyện này là "cực kỳ quái dị".
"Chỉ vài tháng trước khi Đức Quốc xã mở cuộc tấn công chống Liên Xô, họ không cógì để làm ngoài sự ám ảnh về con chó đó", ông Hillenbrand bình luận.
Theo VietNamNet