Phát triểncác KCN là xu hướng không cần phải bàn cãi, tuy nhiên, sự bất cập trongquy hoạch, tùy tiện trong chấp hành pháp luật về đất đai, áp lực pháttriển nóng… đã biến hàng nghìn hécta đất nông nghiệp cùng hàng trăm tỉđồng đầu tư cho KCN trở nên lãng phí.
Ngân sáchnhà nước và “bờ xôi, ruộng mật” mà người dân ngàn đời khai khẩn bỗngchốc bị thu hồi rồi để phơi nắng, phơi sương...
Hàng nghìn hécta đất hai lúa được chuyển thành đất khu công nghiệp(KCN), nhưng tỉ lệ lấp đầy chỉ chiếm 14%. Về Bắc Giang, người ta khôngkhỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến hàng trăm hécta đất KCN đã được giải phóngmặt bằng để hoang, cỏ mọc um tùm. Người dân mất đất, tỉnh mất tiền hỗtrợ đầu tư giải phóng mặt bằng… thiệt hại kép với bao nỗi xót xa...Trong khi đó, UBND tỉnh vẫn tiếp tục chấp thuận cho đầu tư một số dự ánlớn.
Khu công nghiệp công nghệ cao bỏ hoang
Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh khu đất được thu hồi để làm KCN VânTrung, ông Nguyễn Văn Long, một lão nông không khỏi xót xa: “Cánh đồngnày xưa là vựa lúa. Vốn nằm bên sông Cầu lại trải dài theo đường quốclộ, hệ thống thủy nông thuận lợi nên bao đời nay nó luôn là nơi cho năngsuất lúa cao nhất”. Nhưng vựa lúa này giờ chỉ còn trong ký ức. Để côngnghiệp hóa, hiện đại hóa... người nông dân như ông Long đã ngậm ngùinhận đền bù và nhường lại phần ruộng của mình để làm KCN. Tuy nhiên, 4năm đã trôi qua, hàng trăm hécta đất trên vẫn bị để hoang.
![]() |
Khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang) - sau bức tường rào là một bãi hoang mênh mông. Ảnh: P.V |
Đứng trênđường quốc lộ 1A nhìn hơn 100ha đã được san lấp chỉ thấy một tấm biểnpanô to đã rách bươm, dưới là bãi đất hoang cỏ mọc um tùm. Xa xa lànhững đống ống và cây cột điện bêtông nằm chỏng chơ phơi nắng, phơimưa... Toàn bộ khung cảnh của KCN Vân - Trung nơi từng được quảng cáo làđại dự án công nghệ cao... để sản xuất máy tính để bàn, máy tính xáchtay, điện thoại di động, các thiết bị thông tin truyền thông hiện đại...giờ thật ảm đạm, hoang tàn. Theo quảng bá của BQL KCN Bắc Giang thì dựán này có phạm vi chiếm đất lên đến 960ha, trong đó có 433ha dành choKCN. Năm 2008, UBND tỉnh Bắc Giang đã bồi thường, giải phóng mặt bằng vàgiao đất cho chủ đầu tư (Tập đoàn KHKT Hồng Hải, Đài Loan) với diện tíchlà 230ha; chủ đầu tư đã san lấp mặt bằng diện tích 145ha. Tuy nhiên từquý III/2008 đến nay, chủ đầu tư đã tạm ngừng triển khai và diện tíchđất để hoang hóa cho đến hôm nay.
Lãng phí kép và những bất ổn về xã hội
Cách KCN Vân Trung chưa đầy 5km là một đại dự án KCN Quang Châu được chophép đầu tư từ cuối năm 2005. Theo quy hoạch đã được phê duyệt, KCN nàycó phạm vi chiếm đất 426ha (chủ yếu là đất nông nghiệp), do Công ty cổphần KCN Sài Gòn - Bắc Giang làm chủ đầu tư. Quá trình bồi thường giảiphóng mặt bằng được đánh giá là thuận lợi, toàn bộ diện tích đất trên đãđược UBND tỉnh có quyết định giao cho chủ đầu tư thuê lại để thực hiệndự án. Tuy nhiên đến cuối năm 2010, chủ đầu tư mới chỉ san lấp mặt bằngđược khoảng 92ha và mới chỉ có 5 doanh nghiệp thuê lại đất để sản xuấtkinh doanh với diện tích 25,42ha. Đứng bên ngoài hàng rào của KCN, ngaydưới chân của tấm panô được tô vẽ bởi những hình ảnh quá hiện đại và đẹpmắt là một khu bãi mênh mông, cỏ mọc um tùm.
Theo báo cáo của các cơ quan chức năng thì phần diện tích 375ha đã thuhồi và bồi thường, nhân dân vẫn tiếp tục sử dụng để sản xuất nôngnghiệp. Do chậm triển khai nên đến nay việc san lấp vô cùng khó khăn donhân dân đòi hỏi bổ sung kinh phí bồi thường theo chính sách mới... gâynên những bức xúc, bất ổn về mặt xã hội. Hiện chưa có báo cáo chính xácvề số tiền mà ngân sách tỉnh Bắc Giang bỏ ra để bồi thường, hỗ trợ bồithường, cũng như đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào KCN... nhưng hàng trămhécta đất bỏ hoang, người nông dân mất đất canh tác, công nghiệp pháttriển không tương xứng đã nói lên lãng phí kép vô cùng lớn.
Trong lúc các dự án, đại dự án KCN trên còn hoang tàn bỏ hoang, thì tỉnhBắc Giang tiếp tục bổ sung thêm hai KCN khác là KCN Song Khê - Nội Hoàngvới phạm vi chiếm đất là 158,7ha do Cty cổ phần đầu tư kinh doanh nhàHoàng Hải và Cty cổ phần công nghiệp tàu thủy Bắc Giang làm chủ đầu tư;dự án KCN Việt - Hàn với phạm vi chiếm đất là 101,53ha do Cty TNHH đấtđai Đài Việt làm chủ đầu tư.
Trong đó, nếu KCN Song Khê - Nội Hoàng phần lớn diện tích để hoang thìKCN Việt Hàn từ ngày được thành lập 27.2.2009 đến nay chỉ nằm trên giấy.Theo ông Bùi Văn Hải - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang thì mới đây UBNDtỉnh đã phải quyết định thu hồi giấy phép đầu tư của KCN này. Theo cáccơ quan chức năng thì tất cả các KCN trên chậm triển khai là do năng lựctài chính, tổ chức thực hiện của chủ đầu tư hạn chế; khả năng thu hútđầu tư không hiệu quả.
Vẫn tiếp tục chấp thuận đầu tư một số dự án lớn
Tỉnh Bắc Giang có 5 KCN với tổng diện tích chiếm đất là 1.209,8ha, trongđó chỉ duy nhất KCN Đình Trám được thành lập đầu tiên từ năm 2003 đượcđánh giá là có hiệu quả về sử dụng đất với khả năng lấp đầy gần trọnvẹn. Tuy nhiên theo báo cáo của Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh BắcGiang thì ngay cả KCN được đánh giá là khả quan nhất này cũng chưa thểhiện được vai trò đầu tư của nền công nghiệp, khả năng đóng góp cho ngânsách còn hạn chế do các doanh nghiệp thuê hạ tầng chủ yếu là doanhnghiệp nhỏ.
Lý giải về những tồn tại trên, báo cáo giám sát của Hội đồng Nhân dântỉnh Bắc Giang chỉ rõ: UBND tỉnh không kiểm soát được tiến độ đầu tư hạtầng, giá cho thuê lại đất có hạ tầng của doanh nghiệp. Hàng trăm héctađất đã được bồi thường giải phóng mặt bằng, doanh nghiệp bỏ hoang, khôngtriển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Tỉ lệ lấp đầy các KCN đạt thấp chỉkhoảng 14%, gây lãng phí đất đai.
Cũng theo HĐND tỉnh thì trong khi các KCN chưa lấp đầy, UBND tỉnh lạitiếp tục chấp thuận đầu tư một số dự án lớn, diện tích đất lớn. Việcđồng loạt thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng một số dự án lớnkhông căn cứ vào năng lực thực hiện của nhà đầu tư dẫn đến hàng trămhécta đất KCN bị bỏ hoang, không sử dụng đúng mục đích gây lãng phí lớn.Cũng theo báo cáo này thì hiệu quả thu ngân sách tỉnh từ các doanhnghiệp KCN đạt rất thấp.
Theo các giấy chứng nhận đầu tư đã cấp thì tỉnh Bắc Giang đã đầu tư hàngnghìn hécta đất nông nghiệp để phát triển các KCN, đầu tư nhiều tỉ đồngtừ ngân sách hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng ngoàihàng rào KCN... nhưng kết quả thu được rất hạn chế: 6 tháng đầu năm 2010tổng thu nộp ngân sách từ các KCN chỉ đạt 3,5 tỉ đồng. Từ năm 2006 đếnhết năm 2010 tổng thu chỉ đạt 15 tỉ đồng. Đó là những kết quả quá thấpso với những gì đã đầu tư, đó là chưa kể đến những tổn thất lãng phí képtừ việc đất bỏ hoang và nền công nghiệp không hình thành.
Theo Duy Thanh
Lao động