Vụ xử Samson và Hoàng DanhNgọc giống nhau ở chỗ cả hai đều tự “xé” hợp đồng để ra đi.

Bản chất “tội” của Samson vàHoàng Danh Ngọc giống nhau nhưng Samson thì mùa này vẫn ra sân trong màu áo HàNội T&T, còn Hoàng Danh Ngọc thì bị phạt 18 tháng treo giò và bồi thường 2,4 tỉđồng…

Quy định kỷ luật có quá nhiềutừ “có thể”

Khi Hoàng Danh Ngọc tự ý phá bỏhợp đồng để về với Ninh Bình, chiếu theo quy định về kỷ luật của VFF, cầu thủnày phạm hai tội phá vỡ hợp đồng với CLB cũ (Nam Định) và vi phạm hợp đồng đàotạo.

Điều 55 trong quy định về kỷ luậtnêu: “Trong trường hợp một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng không có lý do chínhđáng, đối với cá nhân thì bị đình chỉ hoặc bị cấm thi đấu các trận đấu chínhthức ở CLB ít nhất bốn tháng, tính từ thời điểm hợp đồng với CLB mới có hiệulực…”.

Thế nhưng Danh Ngọc bị áp án đến18 tháng vì còn phá hủy hợp đồng đào tạo do Ngọc còn ở độ tuổi U-23, lại là cầuthủ trưởng thành từ lò đào tạo có hợp đồng với Sở TDTT tỉnh Nam Định.

Kẽ hở trong vụ Samson và Danh Ngọc

Trong khi đó, Samson có điểmchung với Danh Ngọc ở chỗ là tự phá bỏ hợp đồng (mức phạt là bốn tháng treo giò)nhưng Samson lại thoát ở khoản này.

Cũng trong Điều 55 còn quy định: “Cá nhân, CLB, đội bóng không được hứa hẹn, lôikéo hoặc xúi giục cầu thủ phá vỡ hợp đồng với CLB, đội bóng vì bất kỳ lý do gì,nếu vi phạm sẽ bị kỷ luật như sau:

Với cá nhân vi phạm có thể bịđình chỉ thi đấu, làm nhiệm vụ liên quan đến đội bóng ít nhất ba tháng và bịphạt ít nhất 15 triệu đồng. Với CLB, đội bóng vi phạm có thể bị cấm đăng ký cầuthủ mới trong nước hoặc quốc tế trong hai giai đoạn đăng ký và bị phạt ít nhất25 triệu đồng”.

Kẽ hở nơi quy định về kỷ luật của VFF là rất hay dùng “có thể” và tính từ chỗ“có thể” đấy mà xử rất khác nhau bởi những phần bị chi phối để từ “có” chạy sang“có thể” rồi “thoát”.

Cần phải rõ ràng đã là vi phạm thì phạt chứ không thể dùng từ “có thể”.

Vì vậy nên ai cũng “có thể” vi phạm

Chính vì “có thể” nên trong vụSamson và Hoàng Danh Ngọc, hai CLB chèo kéo đã thoát án phạt. Qua vụ Samson thấyrất rõ các đội bóng là các doanh nghiệp lớn có đội ngũ luật sư đứng đằng sau. Họnghiên cứu rất rõ quy định về kỷ luật của VFF mà có thể lách luật một cách hoànhảo.

Kẽ hở trong vụ Samson và Danh Ngọc

Việc CLB Đồng Tháp mất Samson (dùhợp đồng còn một năm nữa), Giám đốc điều hành Lê Ngọc Chức thừa biết CLB nàochèo kéo. Nhưng Samson đã nại ra nhiều lý do như về Nigeria, không có mặt ở ViệtNam… khi đòi ra đi.

Khi CLB chèo kéo đứng sau đạodiễn giá tiền bồi thường mà phía CLB đang sở hữu Samson ngậm bồ hòn gật đầu, lậptức Samson tuyên bố ngay đầu quân cho Hà Nội T&T.

Như vậy có quá nhiều điểm giốngnhau giữa vụ cầu thủ tự ý xé hợp giữa trường hợp của Danh Ngọc và Samson. Samsonthì lè phè chuẩn bị mùa giải mới trong màu áo CLB mới, còn Danh Ngọc thì chịu án18 tháng treo giò và 2,4 tỉ đồng bồi thường, trong khi đó những ông chủ CLB thìchẳng hề hấn gì.

Kết quả là chỉ có khổ cho các CLB nghèo.

Thực trạng việc các CLB núp sau lưng đạo diễn cộng với sự tinh ranh của “cò” đãlàm cho các CLB nghèo mất của, mà điều này xuất phát từ chính kẽ hở quy chế tạora.

Samson “xỏ mũi” được nhiều người

Trường hợp Samson đang còn hợp đồng một năm với CLB Đồng Tháp nhưng làm mình làm mẩy đòi đi qua việc gây sức ép với CLB Đồng Tháp rồi khi được thanh lý thì bất ngờ chuyển về Hà Nội T&T (hành vi lừa CLB cũ Đồng Tháp) cần phải xét thêm nhiều yếu tố, trong đó có việc gây rối, phá hợp đồng cũ.

Vấn đề này, ban kỷ luật chắc chắn biết rất rõ nhưng không xử vì “mọi việc đã hoàn tất rồi mới đi” nhưng không chịu tìm hiểu họ đã “phá” và gây sức ép như thế nào với đội bóng cũ. Cần phải phạt thật nặng Samson chuyện âm mưu phá hợp đồng và phạt cả CLB tiếp quản ngay sau đó cầu thủ phá rối này như tội chèo kéo, dụ dỗ. Điều đó sẽ giúp các CLB bảo vệ được cho nhau và luật chơi nghiêm minh hơn thay cho kiểu mạnh ai nấy phá và cá lớn nuốt cá bé như hiện nay.

Theo Tấn Phước PLTP.HCM